Cơ cấu lao động theo giới tính tại Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh của bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên (Trang 43)

Thái Nguyên

ĐVT: người Phòng ban Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Ban chủ nhiệm khoa 0 3 0 3 0 3 Khối phòng, ban 5 4 6 4 8 5 Khối Cận lâm sàng 9 5 10 6 10 7 Khối lâm sàng 12 7 12 7 13 8

Tổng cộng 26 19 28 20 31 23

Nguồn: Bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên (2016)

Về độ tuổi, tại khoa khám bệnh, số lao động từ 20 đến 35 tuổi có 30 người chiếm 56%; Số lao động từ 36 đến 50 tuổi có 15 người chiếm 28%; Số lao động trên 50 tuổi có 9 người chiếm 17%. Xét về cơ cấu độ tuổi, cơ cấu này khá hợp lý, đảm bảo luôn có lực lượng kế cận số lao động chuẩn bị nghỉ hưu đồng thời tạo điều kiện cho số lao động trẻ học tập trực tiếp các kinh nghiệm từ lao động có kinh nghiệm cao hơn. Phân bổ lao động theo độ tuổi tại khoa khám bệnh của bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên được thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4. Cơ cấu lao động theo độ tuổi tại Khoa khám bệnh Bệnh viện ĐK TW Thái Nguyên năm 2016

ĐVT: người Đơn vị Nhóm tuổi từ 20-35 Nhóm tuổi từ 36-50 Nhóm tuổi trên 50 Ban chủ nhiệm khoa 0 2 1 Khối phòng, ban 7 4 2 Khối Cận lâm sàng 8 5 4

Khối lâm sàng 15 4 2

Tổng cộng 30 15 9

Tỷ lệ 56% 28% 17%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Để góp phần cùng ngành Y tế thực hiện tốt sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân trên địa bàn toàn tỉnh, những năm gần đây, ngoài việc chú trọng công tác nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị cho người

bệnh, khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Nguyên còn quan tâm tới việc đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của khoa khám bệnh của bệnh viện.

Xác định đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề cho đội ngũ cán bộ của bệnh viện là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, do đó ban lãnh đạo bệnh viện đã tạo những điều kiện tốt nhất để cán bộ được học để nâng cao trình độ, chuyên môn để đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Bảng 4.5. Hoạt động đào tạo nâng cao trình độ của khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên năm 2014-2016

Hình thức đào tạo

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh tuyệt đối So sánh tương đối Số

người Tỷ lệ người Số Tỷ lệ người Số Tỷ lệ 15/14 16/15 15/14 16/15 1. Bệnh viện tổ chức 29 18,83 33 17,65 36 18,27 4 3 113.7 109.1 1.1. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ 18 11,69 26 13,90 28 14,21 8 2 144.4 107.6 1.2. Đào tạo ngắn hạn trong nước 07 4,55 05 2,67 05 2,54 -2 0 71.4 100 1.3. Đào tạo dài

hạn trong nước 04 2,60 02 1,07 03 1,52 -2 1 50.0 150.0 2. CBCNV tự

đăng ký học các lớp đào tạo dài hạn

17 11,04 22 11,76 24 12,18 5 2 129.4 109.1

2.1. Sau đại học 11 7,14 13 6,95 12 6,09 2 -1 118.1 92.3 2.3. Đại học 04 2,60 06 3,21 05 2,54 2 -1 150.0 40 2.4. Cao đẳng 01 0,65 03 4,11 07 3,55 2 4 300.0 233.3

Nguồn: Bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên (2016)

Có thể nói công tác đào tạo, phát triển đội ngũ được bệnh viện khá quan tâm và hằng năm đều dành ra một khoản kinh phí nhất định để triển khai thực hiện. Nội dung các chương trình đào tạo phát triển chủ yếu nhằm nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên chức và phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trong những năm vừa qua bệnh viện cũng thường xuyên xin được các chỉ tiêu đào tạo, kinh phí đào tạo của các tổ chức phi chính phủ.

Nhìn chung, việc đào tạo trong công việc tại bệnh viện luôn được đánh giá tốt, mang lại kết quả cao, nâng cao được khả năng làm việc của đội ngũ nhân viên trẻ, tăng khả năng thích nghi công việc ở các bộ phận nhờ phương pháp luân chuyển cán bộ trong các khoa, phòng với nhau. Các kế hoạch về đào tạo còn mang tính tự phát chưa đi vào chiều sâu của việc đào tạo và phát triển các cán bộ nhân viên bệnh viện. Đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên môn sau đại học còn thiếu. Lớp trẻ tiếp cận vẫn còn non yếu. Công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân sự dài hạn chưa có kế hoạch bài bản cụ thể. Các khóa học đào tạo tại chỗ thiếu chiều sâu còn mang nặng về mặt lý thuyết, thực hành chỉ mang tính chất hình thức (vì là hình thức đào tạo tập thể). Việc cử các cán bộ đi học nhiều khi không giám sát được nên cũng chỉ là hình thức “học để lấy bằng”. Bệnh viện còn thiếu chú trọng đến việc đánh giá nguồn lực sau đào tạo và sử dụng hiệu quả lao động đào tạo. Dẫn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân viên chưa mang lại hiệu quả như mong muốn của lãnh đạo bệnh viện với mục tiêu nâng cao tay nghề, kinh nghiệm làm việc cho đội ngũ y bác sĩ nhằm phục vụ được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Từ sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện trong việc nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ lý luận tại bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên trong thời gian qua, có thể khẳng định: Hoạt động đào tạo lý luận chính trị được coi trọng. Cán bộ quản lý các cấp, cán bộ quy hoạch được đào tạo trình độ cao cấp, đại học về chính trị; Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ tại chỗ cho đội ngũ chuyên viên nghiệp vụ các đơn vị cơ sở (do các khoa, phòng bệnh viện tổ chức và quản lý nội dung) được tăng cường và có hiệu quả bởi nội dung sát thực, thời gian hợp lý và tiết kiệm chi phí; Bệnh viện liên hệ và xin được nhiều dự án đào tạo của các tổ chức phi chính phủ nên giảm thiểu được nhiều chi phí đào tạo. Nhưng bên cạnh những kết quả kể trên, còn có những mặt chưa làm được. Do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan, ngoài đào tạo chính trị, đội ngũ quản lý cấp cao ít có điều kiện tham gia các chương trình đào tạo với nội dung nâng cao kiến thức và kỹ năng quản trị doanh nghiệp; Chưa đồng bộ trong tuyển dụng, đào tạo và sử dụng sau đào tạo; Mảng đào tạo ngoại ngữ, tin học còn yếu; Tình trạng đào tạo chuyên khoa mà không rõ mục tiêu, không xuất phát từ nhu cầu công việc vẫn còn phổ biến; Sau mỗi đợt, khóa đào tạo, Bệnh viện chưa tổ chức lấy ý kiến của nhân viên về kết quả đào tạo để rút kinh nghiệm cho các khóa sau. Nhìn chung ở bệnh viện, công tác đào tạo mặc dù đã làm, đã đáp ứng yêu cầu của nhiều đối tượng, nhưng vẫn cần nhiều nội dung nghiệp vụ chuyên môn ở một mức độ nhất định, song đôi khi còn bị động và chấp vá.

Bảng 4.6. Lương và các khoản ngoài lương của y bác sỹ khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên

Đơn vị: Triệu Đồng Các chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh 2015/2014 2016/2015 Giá trị % Giá trị % Tiền lương 1.350 2.890 3.240 1540 214% 350 112% Phụ cấp trực 194,4 259,2 291,6 65 134% 32 112% Phụ cấp độc hại 540 1.156 1.256 616 214% 100 109% Tiền làm ngày 64,8 162 226.8 98 253% 65 140% Tiền làm thêm giờ 84,5 168,2 250,7 83 198% 83 149% Thu nhập tăng thêm 777,6 972 1.296 194 125% 324 133% Phụ cấp trách nhiệm công việc 3,4 4,0 4,5 1 133% 1 125% Nguồn: Bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên (2016)

4.1.2. Chất lượng dịch vụ khám bệnh của khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên khoa TW Thái Nguyên

4.1.2.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 4.7. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Thông tin chung Số lượng

(khách hàng) Tỷ lệ (%) 1. Độ tuổi 18- 59 tuổi 60 tuổi trở lên 120 88 32 73,3% 26,6% 2. Giới tính Nam Nữ 120 35 85 29,1% 70,9% 4. Nghề nghiệp Công chức, viên chức Khác 120 26 94 21.6% 78,4% 5. Bảo hiểm y tế Có tham gia Không tham gia

120 102 18 85% 15% 6. Lý do chọn nơi khám bệnh Thái độ phục vụ tốt

Trình độ chuyên môn của bác sỹ khám cao Thủ tục khám nhanh 120 55 20 45 45,8 16,6 37,6

4.1.2.2. Đánh giá chất lượng dịch vụ khám bệnh của khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên

* Đội ngũ nhân viên khám bệnh

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”, mỗi cán bộ, y, bác sĩ, nhân viên của bệnh viện nghiêm túc làm tốt 12 điều Y đức. Trong giao tiếp, ứng xử đều tuân thủ theo quy tắc: Xưng hô đúng mực, giao tiếp nhỏ nhẹ và lịch sự. Trong quá trình khám bệnh, bệnh nhân được y, bác sỹ khám cẩn thận, chăm sóc tận tình, được các điều dưỡng, y tá tự tay phát thuốc uống, … Bệnh viện còn áp dụng một số kỹ thuật mới trong chuẩn đoán bệnh như: Chẩn đoán bệnh lao bằng phương pháp Gene Expert và siêu âm màu; sử dụng phần mềm VIMES và MEDISOFT vào quản lý và công tác chuyên môn… Đội ngũ y, bác sĩ còn tích cực nghiên cứu khoa học, góp phần quan trọng giúp bệnh viện ngày càng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Tỷ lệ bệnh nhân điều trị được chữa lành bệnh hằng năm luôn đạt trên 90%. Bệnh viện được đánh giá có chất lượng loại khá.

Bảng 4.8. Đánh giá của khách hàng về đội ngũ nhân viên khám bệnh

Nội dung Cỡ mẫu Điểm trung bình Ý nghĩa 1. Bác sĩ khám bệnh tận tình 120 3.52 khá 2. Nhân viên nhiệt tình, vui vẽ, hòa nhã 120 4.41 Tốt 3. Đối xử công bằng với bệnh nhân 120 3.64 khá 4. Kỹ năng giao tiếp 120 4.25 Tốt 5. Sẵn sàng giúp đỡ bệnh nhân 120 3.52 khá 6. Trang phục gọn gàng 120 4.68 Tốt 7. Cung cấp đầy đủ thông tin 120 3.64 khá

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Kết quả khảo sát cho thấy bệnh nhân nhân đánh giá tốt kỹ năng giao tiếp, sự nhiệt tình, vui vẻ, hòa nhã và trang phục gọn gàng của đội ngũ y bác sỹ khám bệnh với điểm bình quân của mức cảm nhận là 4.41, 4.25 và 4.68.

Hầu hết các bệnh nhân được phỏng vấn đều có chung một nhận xét là người bệnh không có thời gian và điều kiện để hỏi bác sỹ kỹ hơn về bệnh tình của mình, về các loại thuốc và công dụng của thuốc ghi trong đơn, về hướng điều trị và chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt... Nếu những điều bệnh nhân phản ánh trên đây là đúng thì các bác sỹ của Bệnh viện đã chưa quán triệt đầy đủ Luật khám

bệnh, chữa bệnh năm 2009. Trong đó có quy định: ”Bác sĩ có nghĩa vụ tôn trọng quyền của bệnh nhân; phải tư vấn, giải thích đầy đủ về bệnh tình, phương pháp điều trị đối với bệnh nhân.”

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do bên cạnh những nhân tố chủ quan, còn có nhân tố khách quan. Đó là do lượng bệnh nhân khám chữa bệnh quá đông khiến công việc của người bác sỹ trở nên quá tải. Vì vậy, họ không có đủ thời gian để cung cấp đầy đủ thông tin cho tất cả các bệnh nhân. Hơn nữa, một số trường hợp, nếu cung cấp các thông tin không tốt (ví dụ bệnh ung thư), sẽ khiến người bệnh có phản ứng tiêu cực, sụp đổ, không chịu điều trị, không hợp tác điều trị. Ngoài ra, những chấn động về tâm lý có thể làm người bệnh có suy nghĩ và hành động tiêu cực hơn.

* Sự hiệu quả và liên tục của dịch vụ khám bệnh

Bảng 4.9. Đánh giá của khách hàng về tính hiệu quả và liên tục Khoa khám bệnh Khoa khám bệnh

Nội dung đánh giá Cỡ mẫu

Điểm trung bình

Ý nghĩa

1. Làm thủ tục giấy tờ khám bệnh 120 3.52 Khá 2. Được đón tiếp nhiệt tình, chu đáo 120 3.41 Khá 3. Làm thủ tục khám bệnh, thanh toán viện phí theo

đúng thứ tự, công bằng có sự ưu tiên

120

3.64 Khá 4. Hướng dẫn cụ thể các quy trình xét nghiệm và khám

bệnh

120

3.25 Trung bình Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Một khâu đột phá nữa được Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên thực hiện là tạo sự chuyển biến trong quan điểm, thái độ phục vụ, tác phong lề lối làm việc từ cấp lãnh đạo quản lý đến đội ngũ bác sỹ, nhân viên khoa khám bệnh. Hệ thống đường dây nóng được thiết lập. Nhiều buổi tập huấn về y đức, sửa đổi lề lối, cách tiếp cận bệnh nhân được triển khai. Không chỉ đến sớm để tiếp đón người bệnh mà mỗi cán bộ, nhân viên y tế khoa Khám bệnh đều có trách nhiệm giải đáp thắc mắc và chỉ dẫn bằng những lời lẽ nhẹ nhàng.

nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên y tế, tăng cường trang bị thiết bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh nên số bệnh nhân khám và chữa trị khỏi bệnh ngày càng tăng. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp, việc chuẩn đoán bệnh không chính xác, kê đơn thuốc không phù hợp đã làm kéo dài thời gian điều trị và tốn chi phí. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhân không yên tâm khi chữa bệnh tại Bệnh viện.

* Các tiện nghi khám bệnh

Bảng 4.10. Đánh giá của khách hàng về cơ sở vật chất và thiết bị khám bệnh của bệnh viện

Nội dung đánh giá Cỡ mẫu

Điểm trung bình

Ý nghĩa

1. Thuận tiện trong việc gửi xe và chỗ để xe 120 3.2 Trung bình 2. Phòng khám thoáng mát, rộng rãi 120 3.41 Khá 3. Thiết bị khám bệnh hiện đại 120 3.64 Khá 4. Không phải mua thuốc và vật tư trong danh mục

được BHYT thanh toán

120

3.52 Khá 5. Bệnh viện luôn sạch sẽ 120 3.41 Khá 6. Đủ ghế ngồi chờ 120 4.64 Tốt 7. Cung ứng đầy đủ điện nước 120 3.1 Trung bình

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên bố trí 5 khu vực gồm: Khu vực hướng dẫn, phát số, tiếp đón, đóng dấu, giữ thẻ, đối chiếu chứng từ, tài chính; Khu vực cận lâm sàng; Khu vực khám chữa bệnh mãn tính (tăng huyết áp, đái tháo đường, u bướu..); Khu vực các phòng khám chuyên khoa (Mắt, Tai mũi họng, Răng hàm mặt, Ngoại tổng hợp…) và đơn nguyên cấp cứu.

Quyết tâm cải tiến toàn diện Khoa Khám bệnh, ngoài những thay đổi về thủ tục hành chính, lãnh đạo Bệnh viện đã đầu tư tăng số lượng các phòng khám nhằm giảm quá tải. Trong gần 2 năm trở lại đây Khoa Khám bệnh đã tăng thêm 9 phòng khám về Tăng huyết áp, Đái tháo đường, Ngoại tiết niệu,

Ngoại tim mạch lồng ngực, Nội tim mạch, Nội hô hấp, Nội cơ xương khớp, Lão khoa nâng tổng số phòng khám lên 31 phòng với 115 cán bộ, y, bác sỹ tham gia khám chữa bệnh cho khoảng 1.000 lượt bệnh nhân một ngày. Trung bình mỗi ngày một bác sỹ đảm nhiệm thăm khám cho 35 - 40 bệnh nhân nên thời gian thăm khám lâm sàng lâu hơn phần nào giúp bác sỹ đưa ra các chẩn đoán, chỉ định cận lâm sàng phù hợp. Đối với bệnh nhân được bác sỹ dành thời gian quan tâm hỏi chuyện cũng khiến người bệnh có cảm giác an tâm, tin tưởng hơn. Tuy không thường xuyên nhưng khi cần thiết phòng của 3 lãnh đạo khoa cũng được trưng dụng làm phòng khám, lãnh đạo khoa trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân.

Mặc dù tỷ lệ vốn đầu tư dành cho trang bị cơ sở vật chất của bệnh viện là khá cao (chiếm 45% tổng chi hàng năm), nhưng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế. Năm 2015, bệnh viện đã bố trí thêm 1 phòng khám nội, 1 phòng khám nhi; ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện. Thông qua phương thức xã hội hóa, bệnh viện đầu tư 1 máy X-quang kỹ thuật số, mua vật tư làm test nhanh một số xét nghiệm mà trước đây phải gửi mẩu nhờ sự hỗ trợ của Bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh của bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)