Khái niệm về phân bón nhả chậm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của bón phối hợp phân viên nhả chậm với đạm ure đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô ngọt sugar 75 vụ đông 2016 tại yên mô, ninh bình (Trang 30 - 32)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4. Phân viên nhả chậm và quy trình sản xuất phân viên nhả chậm

2.4.2. Khái niệm về phân bón nhả chậm

Ngành cơng nghiệp phân bón ln phải đối mặt với những tồn tại khó tháo gỡ, đó là vấn đề cải thiện hiệu quả sử dụng phân bón. Bởi vậy, việc rất cần thiết là phát triển một loại phân bón mới. Bằng sự nỗ lực khơng ngừng nghỉ, các nhà khoa học đã nghiên cứu, chế tạo thành cơng loại phân bón mới, đáp ứng được những u cầu đặt ra, đó chính lá phân bón nhả chậm và phân bón nhả chậm có kiểm sốt (Trenkel, 2010).

2.4.2.1.Phân loại phân bón nhả chậm

Phân nhả chậm được phân loại theo nhiều cách khác nhau theo các tiêu chí khác nhau. Dựa vào các đặc điểm về cấu trúc hóa học, về tính chất vật lý như: độ chậm tan, khả năng nhả các chất dinh dưỡng, phân nhả chậm được chia thành hai loại: là phân khơng bọc(SRF) và phân có vỏ bọc (CRF).

Phân không bọc nhả chậm (SRFs): là phân bón trong đó bằng cách thủy phân hoặc phân hủy sinh học hoặc bằng sự hạn chế, các chất dinh dưỡng được nhả dần trong thời gian dài hơn so với phân bón hịa tan trong nước thơng thường như amoni sufat, amoni nitrat và ure (Goudong et al., 2014).

Phân bọc nhả chậm (CRFs): là phân bón trong đó chất dinh dưỡng được kiểm sốt, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong một thời gian ở nhiệt độ xác định(Goudong et al., 2014).

2.4.2.2. Ưu điểm của phân bón nhả chậm

Giảm tối thiểu sự mất mát phân bón do xói mịn đất, sự bay hơi hay do kết dính chặt vào đất và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Việc sử dụng phân bón nhả chậm có thể giảm từ 20-30% (hoặc lớn hơn) lượng phân bón so với phân bón

thơng thường mà vẫn cho năng suất như nhau. Các chất dinh dưỡng được cung cấp suốt vòng đời phát triển của cây, theo từng giai đoạn phát triển của cây, nhu cầu dinh dưỡng ở từng thời điểm được cung cấp đúng lúc, đúng liều và đúng cách. Đồng thời giúp rễ cây phát triển tốt và sâu, góp phần tăng sức đề kháng của cây (Goudong et al., 2014).

Theo Trenkel (2010), phân bón nhả chậm giúp cải thiện sự hấp thu các chất dinh dưỡng của thực vật thông qua việc nhả chất dinh dưỡng đầy đủ theo thời gian, làm giảm đáng kể lượng hao hụt chất dinh dưỡng, đặc biệt là mất nitơ, nitrat qua việc rửa trôi NO3- và bay hơi của NH3. Góp phần làm giảm thiểu các loại khí gây hiệu ứng nhà kính như N2O và nguy cơ ô nhiễm mạch nước ngầm, khơng khí.

Phân bón nhả chậm làm giảm độc tính đối với cây trồng (đặc biệt là cây trồng từ hạt) và hàm lượng muối của chất nền, bắt nguồn từ nồng độ ion cao trong đất, do q trình hịa tan nhanh của phân bón truyền thống, vì thế góp phần cải thiện tính an tồn trong nông nghiệp. Không gây chết cây do sốc dinh dưỡng khi mới bón, khơng gây thối hố và làm chết các vi sinh vật đất, giảm thiểu rủi ro mà phân bón gây ra đối với cây trồng và môi trường như cháy lá, ô nhiễm nguồn nước và hiện tượng phú dưỡng. Ngồi ra phân bón nhả chậm cịn cải thiện chất lượng đất, tăng tỉ lệ nảy mầm cây (Babar et al., 2014).

Hình 2.1. So sánh giữa bón phân thơng thường (3 lần bón) với bón phân nhả chậm (chỉ 1 lần bón)

Giảm số lần bón phân trong một vụ, chỉ cần bón 1 lần duy nhất cho cả vụ nên tiết kiệm thời gian, cơng lao động và kinh tế cũng như chi phí trong sản xuất, giảm bớt sự tác động cơ học đến đất do sử dụng nhân cơng hoặc máy móc mỗi lần bón phân gây nén chặt đất (Trenkel, 2010).

Việc sử dụng phân bón nhả chậm đóng góp vào chương trình quản lí phân bón tiên tiến và sáng tạo, hệ thống canh tác cơng nghệ cao. Việc dự đốn tốt việc nhả chất dinh dưỡng lâu dài của một số loại phân nhả chậm cho phép phát triển các phần mềm bón phân sử dụng trên các loại cây trồng khác nhau, vùng đất khác nhau. Trong sản xuất rau chuyên canh, phân bón nhả chậm được sử dụng một lần cho nhiều loại cây trồng, ví dụ rau diếp, cải thảo, đậu tằm, bông cải xanh...giúp nâng cao chất lượng và an toàn của rau quả và nông sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của bón phối hợp phân viên nhả chậm với đạm ure đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô ngọt sugar 75 vụ đông 2016 tại yên mô, ninh bình (Trang 30 - 32)