Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.8. Ảnh hưởng của việc bón phối hợp phân viên nhả chậm với đạm ure đến
4.10.2. Năng suất lý thuyết (NSLT)
Năng suất lý thuyết chính là tiềm năng năng suất của một giống. Năng suất lý thuyết cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Điều kiện thời tiết, kỹ thuật chăm sóc, mật độ và đặc biệt là phân bón.
Trong điều kiện có tưới, các công thức có cùng hàm lượng N: CT4 ( 150kgN/ha dạng phân viên nhả chậm + 30kgN/ha dạng đạm Ure) và CT3(180kgN/ha dạng phân viên nhả chậm) có sự chênh lệch về năng suất lý thuyết không rõ ràng. CT1(150kgN/ha phân viên nhả chậm) và CT2(120kgN/ha dạng phân viên nhả chậm + 30 kgN/ha đạm ure) có năng suất lý thuyết lần lượt là 55,5kg/ha; 55,9kg/ha, sự khác nhau không nhiều. Ta thấy được trong điều kiện có tưới việc bón đạm ure không có sự khác nhau rõ ràng với các công thức chỉ bón hoàn toàn phân viên nhả chậm.
Trong điều kiện không tưới, các công thức có cùng hàm lượng N: năng suất lý thuyết dao động từ 47,1- 71,7 tạ/ha. CT4( 150kgN/ha dạng phân viên nhả
chậm + 30kgN/ha dạng đạm Ure) có năng suất lý thuyết là cao nhất đạt 71,7 tạ/ha và cao hơn so với công thức CT3(180kgN/ha dạng phân viên nhả chậm) có năng suất lý thuyết đạt 66,7 tạ/ha. CT1(150kgN/ha phân viên nhả chậm) có năng suất lý thuyết 47,1 tạ/ha nhất và thấp hơn so với CT2(120kgN/ha dạng phân viên nhả chậm + 30 kgN/ha đạm ure) có năng suất lý thuyết là 53,6 tạ/ha.
Tóm lại qua phân tích bảng 4.10 ta thấy trong điều kiện nền không tưới, cùng lượng N bón, năng suất lý thuyết của các công thức bón phân viên nhả chậm được bón phối hợp với phân đạm ure đạt được năng lý thuyết cao hơn các công thức chỉ bón hoàn toàn phân viên nhả chậm. Năng suất lý thuyết tăng khi tăng lượng đạm bón trong cùng một nền nước tưới.