Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của bón phối hợp phân viên nhả chậm với đạm ure đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô ngọt sugar 75 vụ đông 2016 tại yên mô, ninh bình (Trang 39)

3.5.1. Thiết kế thí nghiệm

Thí nghiệm: Nghiên cứu ảnh hưởng việc bón phối hợp phân viên nhả chậm với đạm Ure đến sinh trưởng, phát triển,năng suất giống ngô ngọt Sugar75

tại Yên Mô, Ninh Bình.

Thí nghiệm gồm 2 nhân tố được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ RCBD với 3 lần nhắc lại.

Nhân tố 1: Phối hợp phân viên nhả chậm với đạm ure. N1: 150kgN/ha(phân viên nhả chậm)

N2: 120kgN/ha(phân viên nhả chậm) + 30 kgN/ha phân đạm Ure rời N3: 180kgN/ha(phân viên nhả chậm)

N4: 150kgN/ha(phân viên nhả chậm) + 30 kgN/ha phân đạm Ure rời Nhân tố 2: Điều kiện tưới nước.

T1: Không tưới T2: Có tưới.

Thí nghiệm được bố trí thành hai khối. Khối có tưới và khối không có tưới. Công thức thí nghiệm ở mỗi khối như sau:

Khối 1: Không tưới CT1: N1T1 CT2: N2T1 CT3: N3T1 CT4: N4T1 Khối 2: Có tưới CT1: N1T2 CT2: N2T2 CT3: N3T2 CT4: N4T2

Tổng số công thức thí nghiệm là 8 công thức,với 3 lần nhắc lại.Tất cả các công thức trên được bón trên nền phân là 60P2O5 + 60K2O. Phân đạm ure được bón trước trỗ 10 ngày.

Tổng số ô thí nghiệm là 24 ô, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 14m2 (2,8m x 5 m), khoảng cách trồng 70 x 25 cm. Phân được viên nhả chậm được bón ngay sau gieo với khoảng cách giữa hạt ngô và viên phân là 7cm, độ sâu là 6cm.

Sơ đồ thí nghiệm được bố trí như sau: Dải bảo vệ

Dải bảo vệ

Khối không tưới

Dải bảo vệ NL1 CT1 CT2 CT3 CT4 NL2 CT2 CT3 CT4 CT1 NL3 CT3 CT4 CT2 CT1 Khối có tưới NL1 CT1 CT2 CT3 CT4 NL2 CT2 CT3 CT4 CT1 NL3 CT3 CT4 CT2 CT1 Dải bảo vệ

3.5.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định

Căn cứ QCVN 01-56:2011/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô, được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 48/2011/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 07 năm 2011, ta tiến hành theo dõi các chỉ tiêu sau:

3.5.2.1. Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng

- Ngày gieo

- Ngày mọc mầm(50% số cây mọc trên đồng ruộng) - Ngày 3 lá( 50% số cây có 3 lá)

- Ngày 7 lá(50% số cây có 7 lá)

- Ngày phun râu( khi có 50% số cây trỗ cờ) - Ngày nhú cờ(50% số cây nhú cờ)

- Ngày chín sữa (50% số cây chín sữa) - Ngày thu hái bắp

3.5.2.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng

- Chiều cao cây(cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến mút lá cao nhất để so sánh chiều cao cây qua các thời kỳ theo dõi. Nếu vun cao gốc thì dùng que đánh dấu độ vun cao gốc lên bao nhiêu để từ đó xác định chiều cao cây chính xác. Tiến hành đo 10 ngày 1 lần. Bắt đầu đo chiều cao cây khi đạt 5-7 lá.

- Chiều cao cây cuối cùng(cm): đo từ gốc sát mặt đất đến đốt phân nhánh đầu tiên của bông cờ.

- Chiều cao đóng bắp(cm): Được đo từ gốc sát mặt đất đến đốt mang bắp đầu tiên.

- Số lá trên cây: Dùng sơn đánh dấu lá thứ 5( kể cả lá mầm) và lá thứ 10 để đêm số lá chính xác. Mỗi ô theo dõi 10 cây, theo dõi 10 ngày /lần đến khi số lá đạt tối đa.

LAI= Diện tích lá trung bình của 1 cây x Số cây/m2 (m2 lá/ m2 đất) - Diện tích lá của một cây được tính theo công thức: S = Ltbx Rtbx 0,72x ∑số lá

Trong đó: Ltb: Chiều dài trung bình của tất cả các lá trên cây Rtb: Chiều rộng trung bình của tất cả các lá trên cây 0,72: Hệ số để tính diện tích lá

∑số lá : Tổng số lá xanh có trên cây vào thời gian theo dõi

-Chỉ số diện tích lá được theo dõi vào 3 thời kỳ: Thời kỳ 7-9 lá, thời kỳ xoắn nõn và thời kỳ chín sữa

- Đường kính lóng gốc:đo đường kính lóng gốc của 10 cây theo dõi ở các công thức thí nghiệm.

3.5.2.3. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh và tính chống chịu của ngô ngọt ở các công thức thí nghiệm

a. Sâu hại

Xác định tỷ lệ cây bị hại

Tỷ lệ sâu bị hại = (Số cây bị hại / Tổng số cây theo dõi) x 100% Sâu xám: cấy ngô mọc mầm và lúc cây có đến 2-3 lá thật

Sâu đục thân: Theo dõi những cây có lỗ đục và phân của sâu tiết ra trên thân và bẹ lá.

Sâu cắn lá: Theo dõi lúc ngô 3-5 lá đến khi thu hoạch bắp

b. Bệnh hại

Xác định tỷ lệ(%)

Tỷ lệ bệnh(%)= ( Số lá bị bệnh/ Tổng số lá theo dõi)x 100%

Mỗi ô thí nghiệm điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 1m2:tính tỷ lệ % số lá bị bệnh trên tổng số lá theo dõi.

Điểm 1: không bị sâu, bệnh hại

Điểm 3: Nhẹ - dưới 20% thân lá trên cây bị sâu, bệnh hại

Điểm 5: trung bình: từ 20 – 50% thân lá trên cây bị sâu, bệnh hại. Điểm 7: nặng: từ 50 – 70% thân lá trên cây bị sâu, bệnh hại. Điểm 9: Rất nặng: từ 75 – 100% thân lá trên cây bị sâu, bệnh hại

Đổ rễ: Tính % số cây bị nghiêng một góc 300 so với chiều thẳng đứng của cây sau khi có mưa to , gió lớn.

Đổ gãy thân: Tính % số cây bị gãy ở đoạn thân dưới bắp trên số cây có trong ô thí nghiệm.

3.5.2.4. Các yếu tố cấu thành năng suất

- Số cây/m2

- Xác định số bắp hữu hiệu/ cây

- Xác định số hàng hạt/bắp: Đếm số hàng hạt/ bắp của 10 bắp rồi lấy giá trị trung bình.

- Xác định số hạt/hàng: Số hạt được đếm theo hàng hạt có chiều dài trung bình trên bắp.

- Khối lượng 1000 hạt: hạt được phơi khô đến độ ẩm 14% cân khối lượng của 1000 hạt

Năng suất bắp tươi tính cả lá bi (tạ/ha)

NSTT = EWP  10.000 S (ô)  1.000

Trong đó: EWP là khối lượng bắp thu hoạch/ô (kg) SÔ là diện tích ô thí nghiệm (m2)

- Năng suất lý thuyết (NSLT) (tạ/ha) NSLT = RE  KR  EP  P1000 hạt (14%)  D 100.000.000 Trong đó: RE là số hàng hạt/bắp KR là số hạt/hàng EP là tỷ lệ bắp/cây D là mật độ cây/ha. 3.5.2.5. Quy trình canh tác

Thời vụ: Vụ Đông, gieo ngày 10/10/2016 , ngày thu hoạch 27/12/2016 Kỹ thuật làm đất và trồng:

Các công thức thí nghiệm được bố trí trên đất thịt nhẹ, chia ô, đánh rạch và có rãnh thoát nước. Xung quanh ruộng có hàng bảo vệ, giữa các ô và các lần nhắc lại có rãnh rộng để tiện đi lại, chăm sóc.

Gieo thẳng: Mỗi hốc gieo 2 hạt, sâu từ 3 đến 4 cm. Khi ngô 3-4 lá tiến hành tỉa lần 1, đến 5-6 lá tỉa lần 2, chỉ để lại mỗi hốc 1 cây

Cách bón phân: Bón lót: toàn bộ phân lân trước khi gieo - Bón thúc lần 1: khi ngô 4 - 5 lá: 1/2 lượng kali

- Bón thúc lần 2: khi ngô 8 - 9 lá: 1/2 lượng kali

Đối với phân viên nén: Phân được bón ngay sau gieo với khoảng cách giữa hạt ngô và viên phân là 7cm, độ sâu là 6cm. Bón vào hai phía của cây ngô.

Phân đạm Ure bón trước trỗ 10 ngày theo hình thức bón vãi. Chăm sóc:

- Khi ngô từ 4- 5 lá: Xới vun, bón thúc lần 1 và vun nhẹ quanh gốc - Khi ngô từ 8-9 lá: Xới vun, bón thúc lần 2 và vun cao chống đổ - Bắt sâu xám khi phát hiện cây bị hại

- Phun thuốc phòng trừ sâu xám, sâu ăn lá, sâu đục thân đục bắp…

Tưới nước: Tưới rãnh với khoảng cách bằng khoảng cách giữa hai hàng ngô,rãnh tưới được bố trí theo chiều dài của các hàng ngô để sau khi tưới nước thấm đều vào đất thì có thể cày rạch hàng gieo giữa các rãnh tưới.

Tiến hành theo dõi độ ẩm đất, nếu độ ẩm đất thấp dưới 60 % thì cần phải tưới nước.

Từ khi mọc đến 3 - 4 lá: Lượng nước tưới 300 m3/ha để độ ẩm đất đạt 90–100%.

Thời kỳ 7 - 8 lá: Lượng nước tưới cho cây ngô giai đoạn này là 350m3/ha. Thời kỳ 13 - 14 lá: Tưới nước cho cây ngô giai đoạn này là 400m3/ha. Từ khi ngô 13, 14 lá đến trổ cờ phun râu: Tưới nước cho cây ngô giai đoạn này là 450m3/ha.

3.2.5.6. Phân tích số liệu

- Số liệu thu thập được từ thí nghiệm được phân tích bằng Excel và phần mềm IRRISTAT 5.0.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BÓN PHÂN NHẢ CHẬM VỚI ĐẠM URE ĐẾN THỜI GIAN SINH TRƯỞNG GIỐNG NGÔ NGỌT SUGAR 75 ĐẾN THỜI GIAN SINH TRƯỞNG GIỐNG NGÔ NGỌT SUGAR 75

Sinh trưởng phát triển là những chức năng của tiềm năng sinh trưởng của cây phản ứng với điều kiện mà nó được nuôi dưỡng, sinh trưởng không phải là chức năng sinh lý đơn thuần và riêng biệt, mà nó là kết quả hoạt động tổng hợp nhiều chức năng sinh lý của cây.

Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng là giai đoạn sinh trưởng đầu tiên của cây ngô. Khởi đầu của giai đoạn này là thời kỳ nảy mầm và mọc và kết thúc là thời kỳ trỗ. Thời kỳ trỗ cờ của cây ngô được bắt đầu khi các nhánh cuối cùng của bông cờ xuât hiện, sau khi xuất hiện 2-3 ngày ngô bắt đầu phun râu. Đây là thời kỳ rất qua trọng của cây ngô vì vậy cần chú ý bố trí thời vụ thích hợp an toàn nhất để ngô có thể trổ cờ- tung phấn – phun râu vào lúc an toàn nhất.

Giai đoạn sinh trưởng sinh thực và phát triển hạt ngô được tính từ trỗ cờ, phun râu đến khi ngô chín sinh lý, trong đó bao gồm quá trình phun râu, thụ tinh, phát triển hạt. Giai đoạn tung phấn phun râu có ý nghĩa rất lớn đến năng xuất của cây ngô. Quá trình theo dõi thời gian sinh trưởng và phát triển của các công thức mang một ý nghĩa rất lớn đối với khoa học và sản xuất ngô, giúp cho việc bố trí thời vụ và cơ cấu luân canh cây trồng hợp lý. Đồng thời nó còn có ý nghĩa giải quyết vấn đề lựa chọn và phân vùng sản xuất phù hợp với điều kiện sinh thái.

Thời gian sinh trưởng của giống ngô dài hay ngắn phụ thuộc vào các yếu tố như: giống, mùa vụ, thời tiết khí hậu, điều kiện sinh thái, kỹ thuật canh tác trong đó phân bón, đặc biệt là hàm lượn đạm.

Qua theo dõi các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của giống ngô ngọt Sugar 75 qua các công thức bón phân viên nén nhả chậm ở vụ đông năm 2016 chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của việc bón phân nhả chậm với đạm ure đến thời gian sinh trưởng của cây ngô ngọt Sugar 75

CT

Không tưới Có tưới

Trỗ cờ Tung phấn Phun râu Tung phấn- phun râu Thu hoạch bắp tươi Trỗ cờ Tung phấn Phun râu Tung phấn- phun râu Thu hoạch bắp tươi CT1 41 43 46 3 70 45 47 49 2 72 CT2 43 44 47 2 73 46 48 49 1 73 CT3 44 45 47 3 74 47 49 51 2 79 CT4 45 46 48 2 77 48 50 51 1 80

Trên cùng một nền có tưới hoặc không tưới thì lượng đạm bón có ảnh hưởng đến các thời gian từ gieo đến trỗ cờ, tung phấn, phun râu và thời gian thu hoạch bắp tươi. Khi bón tăng lượng đạm thì thời gian sinh trưởng tăng lên. Giống ngô ngọt Sugar 75 có thời gian sinh trưởng là 70 – 80 ngày.

Trong điều kiện có tưới: ta thấy ở CT1 khi bón phân viên nhả chậm với lượng 150kg N/ha thì có thời gian sinh trưởng thấp nhất là 72 ngày. Tại CT4 bón phân viên nhả chậm 150kgN/ha và bón bổ sung 30 kgN/ha trong đạm ure rời có thời gian sinh trưởng cao nhất là 80 ngày. Khi tiến hành so sánh cùng điều kiện có tưới, cùng lượng đạm N bón vào thì CT1(150kgN/ha ở dạng phân viên nhả chậm) với CT2(120kgN/ha dạng viên nén và có bón phối hợp với 30kgN/ha phân đạm rời) thì thời gian thu hoạch bắp tươi chênh lệch nhau 1 ngày không quá nhiều.CT3 và CT4 có cùng lượng N bón là 180kgN/ha có thời gian thu hoạch bắp tươi lần lượt là 79, 80 ngày. Ta thấy thời gian thu hoạch bắp tươi tăng khi tăng lượng đạm bón.

Trong điều kiện không có tưới: thời gian sinh trưởng của cây ngô ngọt biến động trong khoảng từ 70 -77 ngày. CT1 (150kgN/ha dạng phân viên nhả chậm) có thời gian sinh trưởng là 70 ngày ngắn hơn so với CT2 (120kgN/ha dạng phân nhả chậm + 30kgN/ha đạm ure) có thời gian sinh trưởng là 73 ngày. CT4(150 kgN/ha phân viên nhả chậm + 30 kgN/ha đạm ure) có thời gian sinh trưởng là 77 ngày dài hơn so với CT3(180kgN/ha dạng phân viên nhả chậm) 3 ngày.

Trong điều kiện nền có tưới việc bón hay không bón ure ảnh hưởng không rõ ràng đến thời gian sinh trưởng của cây ngô ngọt Sugar 75, nhưng trong điều kiện không tưới sự khác nhau của các công thức bón hay không bón ure có sự khác nhau rõ ràng về thời gian sinh trưởng.

Giai đoạn gieo đến trỗ cờ và tung phấn

Quá trình sinh trưởng của cây ngô từ khi mọc đến khi có 3-4 lá thật phát triển chậm, do chúng phụ thuộc chủ yếu vào dinh dưỡng trong nội nhũ của hạt. Bộ rễ chỉ làm nhiệm vụ hút nước và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh. Khi cây ngô có 3-4 lá thật, cây chuyển sang sống tự dưỡng do đó tốc độ sinh trưởng tăng dần. Cây ngô đạt tốc độ phát triển mạnh khi có 7-9 lá thật đến giai đoạn xoắn nõn. Giai đoạn này cây ngô không ngừng tăng trưởng về chiều cao, số lá, bộ rễ phát triển nhanh và ăn sâu. Khi cây trỗ cờ cũng là lúc kết thúc giai đoạn sinh trưởng này và kết thúc quá trình sinh trưởng của cây ngô, chuẩn bị chuyển sang giai đoạn tiếp theo là quá trình sinh trưởng sinh thực. Đây cũng là thời kỳ quan trọng vì quyết định chất lượng trong thân lá, số hoa đực, cái cũng như năng suất của ngô sau này.

Trong điều kiện có tưới: Qua bảng 4.1 giống ngô Sugar 75 có thời gian gieo đến trỗ cờ biến động từ 45 – 48 (ngày). Ta thấy CT4 có thời gian trỗ cờ dài nhất là 48 ngày, CT1 có thời gian trỗ cờ sớm nhất là 45 ngày.

Trong điều kiện không tưới: Giống ngô Sugar 75 có thời gian gieo đến trỗ cờ biến động từ 41 – 45(ngày). Ta thấy giữa CT4 có thời gian trỗ cờ dài nhất là 45 ngày, CT1 có thời gian trỗ cờ sớm nhất là 41 ngày. Khi bón cùng một hàm lượng N, CT3( 180kgN/ha dạng viên nén )có thời gian trỗ cờ là 45 ngày sớm hơn so với CT4 (150kgN/ha dạng viên nhả chậm và bón phối hợp 30kgN/ha dạng Ure) là 45 vì trong điều kiện không có tưới ở CT4 khi phân viên nhả chậm được bón phối hợp với phân đạm ure có tác dụng giúp phân viên nhả chậm giải phóng chất dinh dưỡng tốt hơn so với CT3 chỉ được bón hoàn toàn bằng phân viên nhả chậm, phân khó giải phóng chất dinh dưỡng cho cây hấp thu nên thời gian trỗ kéo dài hơn.

Tương tự trong CT1(150kgN/ha dạng phân viên nhả chậm) có thời gian trỗ cờ là 41 ngày sớm hơn so với CT2(120kgN/ha dạng viên nhả chậm và 30kgN dạng ure) là 43 ngày vì trong điều kiện không có tưới ở CT2 khi phân viên nhả chậm được bón phối hợp với phân đạm ure có tác dụng giúp phân viên nhả chậm giải phóng chất dinh dưỡng tốt hơn nên thời gian trỗ dài hơn.

* Chênh lệch giữa tung phấn và phun râu:

Sự chênh lệch này phụ thuộc vào bản chất di truyền của từng dòng (giống). Giống ngô nào có thời gian chênh lệch tung phấn và phun râu càng ngắn thì quá trình thụ phấn, thụ tinh càng thuận lợi, tập trung (nó quyết định đến các yếu tố cấu thành năng suất như: Số hàng hạt, số hạt/hàng, số bắp hữu hiệu…), đồng thời giống đó càng có khả năng chịu hạn. Nghiên cứu sự chênh lệch giữa tung phấn và phun râu của giống ngô để làm cơ sở khi bố trí thời vụ gieo trồng sao cho thời điểm tung phấn và phun râu trùng khớp là hết sức quan trọng giúp nâng cao năng suất hạt, đặc biệt trong sản xuất hạt giống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của bón phối hợp phân viên nhả chậm với đạm ure đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô ngọt sugar 75 vụ đông 2016 tại yên mô, ninh bình (Trang 39)