Ảnh hưởng của việc bón phân nhả chậm với đạm ure đến chỉ số diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của bón phối hợp phân viên nhả chậm với đạm ure đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô ngọt sugar 75 vụ đông 2016 tại yên mô, ninh bình (Trang 60 - 62)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.5.Ảnh hưởng của việc bón phân nhả chậm với đạm ure đến chỉ số diện

Lá ngơ là cơ quan dinh dưỡng chính làm nhiệm vụ quang hợp tạo ra vật chất khơ cho cây, có tới 60% vật chất khơ trong hạt do lá vận chuyển đến và 38% do thân rễ tạo nên. Khả năng ra lá, tuổi thọ lá và kích thước của lá khơng những do đặc tính của giống quyết định mà cịn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc. Để nghiên cứu đặc tính này người ta sử dụng chỉ tiêu chỉ số diện tích lá LAI (m2 lá/m2 đất). Qua nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy cơ sở để nâng cao năng suất cây trồng bằng con đường quang hợp là nâng cao chỉ số diện tích lá. Do đó, quần thể có chỉ số diện tích lá lớn thì có tiềm năng cho năng suất cao. Tuy nhiên, thực tế cũng có nhiều trường hợp quần thể có chỉ số diện tích lá lớn nhưng năng suất lại không cao. Bởi đây là mối quan hệ phức tạp có liên quan tới sức chứa và nguồn (nguồn là bộ phận tổng hợp hợp chất hữu cơ, sức chứa là độ lớn và số lượng của các cơ quan, bộ phận của cây chứa chất đồng hố).

Diện tích lá và chỉ số diện tích lá là một chỉ tiêu sinh lý quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng quang hợp của cây ngô, ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất hạt của giống ngơ ngọt thí nghiệm. Diện tích lá phụ thuộc vào số lá và kích thước lá, sự biến động của yếu tố này phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau như giống, điều kiện ngoại cảnh tác động, chăm súc…Các giống có diện tích lá lớn thì khả năng quang hợp và tích lũy vật chất nhiều đem lại năng suất cao. Dựa vào chỉ tiêu diện tích lá các nhà chọn giống có thể xác định được mật độ trồng thích hợp nhằm đạt được năng suất cao và phẩm chất cao nhất .

Chỉ số diện tích lá (LAI – Leaf Area Index) biểu thị mức độ che phủ của lá trên một đơn vị diện tích đất mà cây chiếm chỗ (m2 lá/m2 đất). Dựa vào chỉ số diện tích lá người ta có thể dự đoán được năng suất của giống ngơ, chúng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Nghiên cứu của các nhà khoa học thì hệ số hấp thụ ánh sáng quang hợp phụ thuộc vào diện tích lá. Nếu diện tích lá tăng đến 30000 – 40000m2/ha thì hệ số hấp thụ ánh sáng tăng mạnh, nhưng nếu tăng tiếp diện tích nữa thì hiệu quả hấp thu ánh sáng lại giảm. Vậy để sử dụng có hiệu quả năng lượng mặt trời ở thời kỳ diện tích lá tối đa quần thể cây trồng phải có chỉ số diện tích lá tối ưu.

Kết quả nghiên cứu chỉ số diện tích lá của các cơng thức thí nghiệm thể hiện ở bảng 4.5:

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của phân viên nhả chậm và lượng đạm ure đến chỉ số LAI của giống ngô ngọt Sugar 75

Công thức Thời kỳ 7-9 lá Xoắn nõn Chín sữa Khơng tưới Có tưới Khơng tưới Có tưới Khơng tưới Có tưới CT1 0,49 0,53 2,10 2,33 3,20d 3,46b CT2 0,51 0,54 2,57 2,23 3,40b 3,48b CT3 0,56 0,63 3,31 3,60 3,54b 3,88a CT4 0,60 0,62 3,52 3,62 3,85a 3,90a LSD0,05 0,14 0,10 CV% 2,1 1,4

Ghi chú: Các giá trị có chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác khơng có ý nghĩa, các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%

Ở bảng 4.5, qua việc theo dõi giống ngô Sugar 75 ta thấy chỉ số diện tích ở hai nền có tưới và khơng tưới chỉ số diện tích lá tăng nhanh từ giai đoạn xoắn nõn đến chín sữa. Chỉ số diện tích lá của các cơng thức khác nhau là khác nhau.

Trong nền không tưới: Thời kỳ 7-9 lá, các cơng thức thí nghiệm có chỉ số diện tích lá dao động từ 0,49 – 0,60m2 lá/m2đất. Thời kỳ xoắn nõn, các cơng thức thí nghiệm có chỉ số diện tích lá từ 2,10- 3,52 m2 lá/m2 đất. Thời kỳ chín sữa, các

cơng thức thí nghiệm có chỉ số diện tích lá từ 3,20 – 3,85m2 lá/m2 đất. Ở cả ba thời kỳ 7-9 lá, xoắn nõn, và chín sữa LAI tăng dần khi tăng lượng phân viên nhả chậm và lượng đạm ure bón, đạt cao nhất ở CT4 (150 kg N/ha, 30 kg/ha đạm ure). Ở giai đoạn chín sữa, trong điều kiện không tưới tiến hành so sánh các cơng thức có cùng hàm lượng N với nhau ta thấy CT1 có chỉ số diện tích lá thấp hơn CT2 là 0,19 m2 lá/m2 đất. Tương tự ta thấy CT4(150kgN/ha phân nhả chậm + 30 kgN/ha đạm ure) có chỉ số diện tích lá cao hơn so với CT3(180kgN phân viên nhả chậm) là 0,31m2 lá/m2 đất. Yếu tố phân viên nén được bón phối hợp với lượng đạm ure trong điều kiện không tưới làm tăng khả năng giải phóng đạm trong phân viên nhả chậm dẫn tới cây sinh trưởng phát triển tốt làm tăng kích thước lá và kéo dài tuổi thọ của lá, từ đó làm tăng chỉ số LAI có ý nghĩa ở độ tin cây 95%.

Trong điều kiện nền có tưới: Thời kỳ 7-9 lá, các cơng thức thí nghiệm có chỉ số diện tích lá dao động từ 0,53 - 0,63 m2 lá/m2đất. Thời kỳ xoắn nõn, các cơng thức thí nghiệm có chỉ số diện tích lá từ 2,33 – 3,62 m2 lá/m2 đất. Thời kỳ chín sữa, các cơng thức thí nghiệm có chỉ số diện tích lá từ 3,46- 3,9 m2 lá/m2 đất. Ở cả ba thời kỳ 7-9 lá, xoắn nõn, và chín sữa LAI tăng dần khi tăng lượng phân viên nhả chậm và lượng đạm ure bón. Tuy nhiên trong cùng một lượng đạm bón thì sự khác nhau giữa các cơng thức thí nghiệm khác nhau khơng có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Tóm lại: Yếu tố phân viên nén được bón phối hợp với lượng đạm ure trong điều kiện không tưới làm tăng khả năng giải phóng chất dinh dưỡng trong phân viên nhả chậm dẫn tới cây sinh trưởng phát triển tốt làm tăng kích thước lá và kéo dài tuổi thọ của lá, từ đó làm tăng chỉ số LAI có ý nghĩa ở độ tin cây 95%. Trong điều kiện nền có tưới chỉ số diện tích lá của các cơng thức có cùng lượng đạm bón khác nhau nhưng khơng có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của bón phối hợp phân viên nhả chậm với đạm ure đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô ngọt sugar 75 vụ đông 2016 tại yên mô, ninh bình (Trang 60 - 62)