Ảnh hưởng của việc bón phân nhả chậm với đạm ure đến động thái ra lá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của bón phối hợp phân viên nhả chậm với đạm ure đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô ngọt sugar 75 vụ đông 2016 tại yên mô, ninh bình (Trang 53 - 56)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Ảnh hưởng của việc bón phân nhả chậm với đạm ure đến động thái ra lá

Lá là một bộ phận quan trọng của cây ngô, là cơ quan quang hợp quyết định đến năng suất của cây ngô. Một quần thể ngô quang hợp tốt khi các cây ngơ trong quần thể có bộ lá đẹp, lá thẳng và có góc lá hẹp, mầu xanh đậm, lá khơng rối che khuất nhau. Theo các nhà khoa học về cây ngơ thì khả năng quang hợp sau khi thụ phấn thụ tinh đóng góp khoảng 60% vào năng suất, 40% cịn lại là do cây ngơ đó tích luỹ được vào trong thân lá trước khi thụ phấn thụ tinh. Vì vậy, nghiên cứu chọn tạo ra giống ngơ có kết cấu bộ lá hợp lý rất có ý nghĩa trong việc tăng năng suất ngơ. Số lá, diện tích lá, chỉ số diện tích lá là những chỉ tiêu liên quan đến khả năng quang hợp, tích lũy chất khơ của cá thể, quần thể thực vật nói chung và cây trồng nói riêng.

Động thái ra lá cũng là một trong các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh trưởng, phát triển của các cây ngô qua các thời kỳ. Động thái ra lá của giống ngô ngọt của các cơng thức thí nghiệm được thể hiên qua bảng 4.3 và đồ thị 4.2(a), 4.2(b).

Bảng 4.3. Ảnh hưởng phân viên nhả chậm và đạm ure đến động thái ra lá của giống ngơ ngọt sugar 75

Đơn vị tính: lá

Cơng thức

Khơng tưới Có tưới

16 ngày 26 ngày 36 ngày 46 ngày 56 ngày 16 ngày 26 ngày 36 ngày 46 ngày 56 ngày CT1 3,0 6,1 8,5 14,7 17,1 3,1 6,3 9,3 16,0 17,8 CT2 3,0 5,7 9,5 15,5 17,8 3,0 6,0 9,7 16,1 18,0 CT3 3,1 6,6 10,7 16,7 18,3 3,3 7,0 12,2 17,6 18,6 CT4 3,0 6,0 11,7 17,5 18,7 3,2 6,5 12,8 17,8 18,9

Hình 4.2.a.Ảnh hưởng phân viên nhả chậm và đạm ure đến số lá của giống ngô ngọt sugar 75 trong điều kiện khơng tưới sau 56 ngày sau gieo

Hình 4.2.b. Ảnh hưởng phân viên nhả chậm và đạm ure đến số lá của giống ngơ ngọt sugar 75 trong điều kiện có tưới sau gieo 56 ngày

Qua kết quả theo dõi bảng 4.3 cho thấy ở các cơng thức thí nghiệm, số lá tăng dần và đạt tối đa khi ngô trỗ cờ. Ở các cơng thức thí nghiệm khác nhau, động thái ra lá cũng khác nhau Đối với nền có tưới: Qua bảng 4.3 trong thí nghiệm tiến hành theo dõi bắt đầu 16 ngày sau gieo, tốc độ ra lá trung bình của các cơng thức bắt đầu biến động từ 3-3,3 lá, sau đó tăng lên ở các lần theo dõi sau này. Ta thấy động thái ra lá tăng dần qua các lần theo dõi và tăng nhanh ở lần theo dõi thứ 3,4. Tốc độ ra lá ở các cơng thức thí nghiệm khác nhau là khác nhau. Trong lần theo dõi thứ 2 (sau 26 ngày) tốc độ ra lá trung bình của các công thức đạt 3- 3,4 lá/cây/lần theo dõi. Động thái ra lá tăng khi tăng lượng đạm bón. CT3 (180kgN/ha phân viên nhả chậm) có động thái ra lá cao nhất so với các công thức khác. Các lần theo dõi thứ 4,5 khi các CT2, CT4 được bón bổ sung thêm phân đạm ure. Động thái ra lá tăng cao nhất ở lần đo thứ 4, sự chênh lệch số lá không khác nhau nhiều giữa CT3 và CT4, CT1 và CT2. Trong điều kiện nền có tưới nước giữa các cơng thức có cùng một lượng N, các cơng thức khi được bón phối hợp phân viên nhả chậm với đạm ure có sự chênh lệch số lá thấp với các cơng thức chỉ bón hồn tồn phân viên nhả chậm hồn thành sớm hơn so với các cơng thức chỉ bón hồn tồn cơng phân viên nhả chậm.

Ở điều kiện nền khơng tưới nước: cùng lượng bón N thì ở các cơng thức bón phối hợp với đạm Ure cho số lá cao hơn các cơng thức chỉ bón hồn tồn phân viên nhả chậm.

Trong điều kiện không tưới nước: Trong lần theo dõi đầu tiên các công thức có số lá chênh lệch khơng nhiều, biến động từ 3-3,1 lá/cây/lần theo dõi.

Đến lần theo dõi thứ 3 khi tiến hành bón bổ sung phân đạm ure, tốc độ ra lá của các công thức tăng dần và tăng nhanh nhất ở lần theo dõi thứ 4, đây là giai đoạn cây vươn cao xoắn nõn và đạt số lá cao nhất ở CT4 (150kgN/ha + 30kgN đạm ure) là 17,5 lá cao hơn so với CT3( 180kgN/ha dạng phân viên nhả chậm) là 16,7 lá. CT2 (120kgN/ha + 30kgN/ha phân đạm ure) có số lá là 15,5 lá, cao hơn so với CT1 0,8 lá. Tốc độ ra lá trung bình của cây ngơ ngọt đạt 5,8- 6,2 lá/cây/lần theo dõi, lúc này cây tốc độ ra lá cao nhất. Đến lần theo dõi thứ 5, tốc độ ra lá trên cây cũng tăng nhưng tốc độ chậm lại đạt cao nhất ở CT4(150kgN/ha + 30kgN đạm ure) là 18,7 lá/cây/lần theo dõi và thấp nhất ở CT1 (150kgN/ha phân viên nhả chậm) là 17,1 lá/cây/lần theo dõi. Yếu tố lượng đạm bón ảnh hưởng rõ

ràng đến tốc độ ra lá. Ở mức đạm bón cao hơn (180kg N/ha) thì tốc độ ra lá nhanh hơn, cây sớm hoàn thành số lá trên cây.

Tóm lại: qua phân tích ta thấy được phân viên nén nhả chậm có tác động tốt và rõ ràng hơn đối với cây ngơ ngọt Sugar 75 khi được bón phối hợp phân đạm Ure trong điều kiện nền khơng được tưới. Trong điều kiện nền có tưới, sự kết hợp giữa phâ viên nhả chậm và phân đạm ure không thể hiện rõ ràng so với trong điều kiện không tưới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của bón phối hợp phân viên nhả chậm với đạm ure đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô ngọt sugar 75 vụ đông 2016 tại yên mô, ninh bình (Trang 53 - 56)