Ảnh hưởng của bón phân nhả chậm với đạm ure đến chiều cao cây cuố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của bón phối hợp phân viên nhả chậm với đạm ure đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô ngọt sugar 75 vụ đông 2016 tại yên mô, ninh bình (Trang 56 - 60)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4.Ảnh hưởng của bón phân nhả chậm với đạm ure đến chiều cao cây cuố

CHIỀU CAO CÂY CUỐI CÙNG, CHIỀU CAO ĐÓNG BẮP VÀ SỐ LÁ CUỐI CÙNG CỦA GIỐNG NGÔ NGỌT SUGAR 75

Chiều cao cây cuối cùng được tính từ mặt đất đến đốt phân cờ đầu tiên. Chiều cao cuối cùng là một đặc điểm hình thái có liên quan chặt chẽ tới các yếu tố di truyền và kĩ thuật trồng trọt, nó phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, chế độ chăm sóc trong suốt thời kỳ sinh trưởng. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong cơng tác chọn tạo giống, nó phản ánh sát thực khả năng sinh trưởng và phát triển ngơ.

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của bón phân nhả chậm với đạm ure đến chiều cao cây cuối cùng, chiều cao đóng bắp và số lá cuối cùng của giống ngô ngọt

Sugar 75

Chỉ tiêu

Chiều cao cây cuối cùng (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Số lá cuối cùng (lá) Khơng tưới Có tưới Khơng tưới Có tưới Khơng tưới Có tưới Cơng thức CT1 140,1d 155,5b 56,7d 59,5 19,1a 19,5a CT2 147,7c 156,7b 60,7c 61,7 19,2a 19,4a CT3 152,7b 169,8a 64,5b 69,1 19,2a 19,6a CT4 159,2a 170,1a 68,5a 70,5 19,5a 19,5a LSD0,05 2,6 3,6 4,3 1,3 0,8 0,6 CV% 0,9 1,1 3,5 1,0 2,1 1,5

Ghi chú: Các giá trị có chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác khơng có ý nghĩa, các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%

Hình 4.3.a.Ảnh hưởng của bón phân nhả chậm với đạm ure đến chiều cao cây cuối cùng, chiều cao đóng bắp của giống ngô ngọt Sugar 75 trong điều

kiện khơng tưới

Hình 4.3.b.Ảnh hưởng của bón phân nhả chậm với đạm ure đến chiều cao cây cuối cùng, chiều cao đóng bắp của giống ngơ ngọt Sugar 75 trong điều

Qua bảng 4.4 ta thấy trong điều kiện khơng có tưới: Các cơng thức thí nghiệm khác nhau có chiều cao cây cuối cùng khác nhau là khác nhau và có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. CT1 có chiều cao cây cuối cùng (là 140,1cm) thấp hơn so với chiều cao cây của CT2 (chiều cao cây cuối cùng đạt 147,7cm). CT3 có chiều cao cây cuối cùng là 152,7 thấp hơn so với CT4 có chiều cao cây cuối cùng là 159,7 cm. Qua phân tích chúng tơi thấy khác biệt chiều cao cây giữa công thức CT1 với CT2, giữa CT3 với CT4 là có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Trong điều kiện là khơng tưới, cùng một lượng đạm bón, khi ta so sánh lần lượt các cơng thức bón phân viên nhả chậm CT1 và CT2, CT3 và CT4 thì các cơng thức CT2, CT4 được bón phối hợp phân viên nhả chậm với đạm Ure có chiều cao cây cuối cùng cao hơn so với các cơng thức CT1 và CT3 chỉ được bón hồn tồn bằng phân viên nhả chậm, có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Khi tăng lượng đạm bón từ 150 kg N/ha lên 180 kg N/ha thì chiều cao cây cuối cùng tăng và tăng cao nhất ở CT4 (150kgN/ha + 30kgN/ha) 159,7cm.

Trong điều kiện không tưới: Chiều cao cây cuối cùng của các cơng thúc thí nghiệm tăng khi tăng lượng đạm bón và tăng có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. CT1 có chiều cao cây cuối cùng thấp nhất(là 155,5cm), CT4( 150kgN/ha + 30kgN/ha) có chiều cao cây cuối cùng là 170,1cm cao nhất. Trong điều kiện nền có tưới nước giữa các cơng thức có cùng một lượng N, các cơng thức khi được bón phối hợp phân viên nhả chậm với đạm ure có sự chênh lệch số lá không thể hiện rõ ràng với các cơng thức chỉ bón hồn tồn phân viên nhả chậm.

Qua phân tích ta thấy được việc bón phối hợp phân viên nhả chậm với đạm ure trong điều kiện không tưới, chiều cao cây cuối cùng của các công thức khác nhau là khác nhau, sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Trong điều kiện nền không tưới các cơng thức phân viên nhả chậm bón phối hợp với phân đạm ure có chiều cao cây cuối cùng cao hơn các cơng thức chỉ bón hồn tồn phân viên nhả chậm và có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Ở điều kiện nền có tưới các cơng thức bón hay khơng bón bổ sung phân đạm ure sự khác nhau giữa các công thức không rõ ràng.

Chiều cao đóng bắp

Chiều cao đóng bắp được xác định bằng khoảng cách tính từ mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng. Chiều cao đóng bắp hợp lý sẽ giúp bắp ngơ dễ nhận phấn,

q trình thụ phấn thụ tinh diễn ra dễ dàng, chất dinh dưỡng được tích lũy nhiều tạo điều kiện để tăng năng suất. Song nếu chiều cao đóng bắp quá cao sẽ làm cây ngô dễ gãy đổ và ngược lại nếu chiều cao đóng bắp của cây ngơ q thấp cây ngơ dễ bị nhiễm sâu bệnh, chuột hại, quá trình thụ phấn, thụ tinh diễn ra khó khăn.

Qua bảng 4.4, trong điều kiện nền khơng tưới chiều cao đóng bắp của các cơng thức khác nhau là khác nhau, có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%, cùng một lượng đạm bón, ta so sánh lần lượt các công thức bón phân viên nhả chậm CT1(150kgN/ha) và CT2(120kgN/ha + 30kgN/ha), thì CT2 có chiều cao đóng bắp cao hơn so với CT1 là 4,0cm. Tương tự khi so sánh CT3(180kgN/ha phân viên nhả chậm) và CT4(150kgN/ha phân viên nhả chậm + 30kgN/ha đạm ure) là 4,0 cm. Ta thấy được các cơng thức khi bón phối hợp phân viên nhả chậm với phân đạm Ure có chiều cao đóng bắp cao hơn so với các cơng thức chỉ được bón hồn tồn bằng phân viên nhả chậm và có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Trong điều kiện có tưới, ta so sánh lần lượt các cơng thức bón phân viên nhả chậm CT1(150kgN/ha) và CT2(120kgN/ha + 30kgN/ha) có chiều cao đóng bắp lần lượt là 61,5cm và 61,7cm, khác nhau giữa hai công thức là khơng đáng kể và khơng có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Tương tự khi so sánh CT3(180kgN/ha phân viên nhả chậm) và CT4(150kgN/ha phân viên nhả chậm + 30kgN/ha đạm ure) có chiều cao đóng bắp lần lượt là 69,7cm và 70,5cm. Sự khác nhau giữa hai cơng thức khơng có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Trong điều kiện nền có tưới các cơng thức khi bón phối hợp phân viên nhả chậm với phân đạm Ure có chiều cao đóng bắp khác nhau với các cơng thức chỉ được bón hồn tồn bằng phân viên nhả chậm và khơng có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Khi tăng lượng đạm bóntừ 150kgN/ha – 180kgN/ha,các cơng thức khác nhau có chiều cao đóng bắp khác nhau và có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Trong cùng điều kiện nền nước tưới, CT4 ln cho chiều cao đóng bắp cao nhất so với các cơng thức khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Tóm lại, qua phân tích ta thấy được phân viên nhả chậm có sự giải phóng chất dinh dưỡng tốt hơn khi bón phối hợp với phân đạm ure trong điều kiện nền khơng tưới biểu hiện có sự khác nhau giữa chiều cao cây cuối cùng, chiều cao đóng bắp và có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Trong điều kiện nền có tưới sự khác nhau của chiều cao đóng, chiều cao cây cuối cùng khơng có ỹ nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Số lá cuối cùng là một đặc tính khá ổn định, có quan hệ với số đốt trên cây và thời gian sinh trưởng. Số lá của một giống phụ thuộc vào bản chât di truyền là chủ u, tuy nhiên điều kiện mơi trường cũng có tác động đến việc hình thành và phát triển các lá. Qua bảng 4.4 ta thấy được việc theo dõi giống ngô ngọt Sugar 75 thu được kết quả:

Trong điều kiện nền không tưới tổng số lá trên cây của các công thức biến động từ 19,1-19,5 lá. Trong điều kiên nền có tưới thì tổng số lá trên cây cũng biến động từ 19,4 – 19,6 lá.Sự chênh lệch số lá giữa các công thức là không đáng kể.Vậy khi bón phân đạm với các mức độ khác nhau khơng có ảnh hưởng đến tổng số lá cuối cùng trên cây ngơ.

4.5. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BĨN PHÂN NHẢ CHẬM VỚI ĐẠM URE ĐẾN CHỈ SỐ DIỆN TÍCH LÁ CỦA CÂY NGÔ NGỌT SUGAR 75

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của bón phối hợp phân viên nhả chậm với đạm ure đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô ngọt sugar 75 vụ đông 2016 tại yên mô, ninh bình (Trang 56 - 60)