Năng suất cá thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của bón phối hợp phân viên nhả chậm với đạm ure đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô ngọt sugar 75 vụ đông 2016 tại yên mô, ninh bình (Trang 70 - 72)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.10.1.Năng suất cá thể

4.8. Ảnh hưởng của việc bón phối hợp phân viên nhả chậm với đạm ure đến

4.10.1.Năng suất cá thể

Năng suất cá thể là yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến năng suất của giống. Năng suất cá thể phụ thuộc vào số bắp trên cây và khối lượng 1000 hạt của

giống đó. Năng suất cá thể là cơ sở để tính năng suất lý thuyết. Năng suất cá thể phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống và chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh:

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của việc bón phối hợp phân viên nhả chậm với đạm ure đến năng suất của cây ngô ngọt Sugar75

Công thức

Không tưới Có tưới

Năng suất cá thể (kg/bắp) NSLT (tạ/ha) NBTT (tạ/ha) Năng suất cá thể (kg/bắp) NSLT (tạ/ha) NBTT (tạ/ha) CT1 0,18 47,1 75,5 0,23 55,5 97,8b CT2 0,20 53,6 80,7c 0,23 55,9 98,1b CT3 0,22 66,7 90,5b 0,25 72,9 110,7a CT4 0,24 71,7 100,1a 0,25 72,1 111,0a LSD0,05 2,5 1,0 CV% 1,5 0,5

Ghi chú: Các giá trị có chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa, các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%

Hình 4.4 Ảnh hưởng của việc bón phối hợp phân viên nhả chậm và lượng đạm ure đến năng suất bắp tươi của giống ngô ngọt Sugar 75 trong điều

Trong điều kiện nền không tưới: ta thấy trong cùng lượng đạm được bón thì CT4(150kgN/ha dạng phân viên nhả chậm + 30kgN/ha dạng đạm Ure) có khối lượng năng suất cá thể là 0,24 kg/bắp cao hơn so với công thức CT3(180kgN/h phân viên nhả chậm) có năng suất cá thể là 0,22kg/bắp. CT1(150kgN/ha phân viên nhả chậm) có năng suất cá thể là 0,18 kg/bắp thấp hơn so với CT2(120kgN/ha phân viên nhả chậm + 30 kgN/ha đạm ure) có năng suất cá thể là 0,20kg/bắp.

Trong nền có tưới, trong cùng lượng đạm được bón thì CT4( 150kgN/ha dạng phân viên nhả chậm + 30kgN/ha dạng đạm Ure) và CT3(180kgN/ha dạng phân viên nhả chậm) có khối năng suất cá thể là 0,25kg/ bắp. CT1(150kgN/ha phân viên nhả chậm) và CT2(120kgN/ha dạng phân viên nhả chậm + 30 kgN/ha đạm ure) có năng suất cá thể là 0,23kg/bắp. Năng suất cá thể của các công thức bón bổ sung hay không bón bổ sung phân đạm ure có năng suất bắp thực thu giống nhau trong điều kiện có tưới.

Tóm lại qua phân tích bảng 4.10 ta thấy trong điều kiện nền không tưới, cùng lượng N bón, năng suất cá thể của các công thức bón phân viên nhả chậm được bón phối hợp với phân đạm ure đạt được năng suất cá thể cao hơn các công thức chỉ bón hoàn toàn phân viên nhả chậm.Năng suất cá thể tăng khi tăng lượng đạm bón trong cùng một nền nước tưới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của bón phối hợp phân viên nhả chậm với đạm ure đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô ngọt sugar 75 vụ đông 2016 tại yên mô, ninh bình (Trang 70 - 72)