Tình hình sản xuất chanh leo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sử dụng phụ phẩm trong chế biến quả chanh leo để sản xuất mứt dẻo (Trang 28 - 29)

- Loại cây này được nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ XX, được trồng ở Lâm Đồng, KonTum, Gia Lai, Đắk Lắk… để lấy quả làm nước giải khát, làm cảnh và che bóng mát. Lúc đầu ở một số nơi thường trồng cây để làm cây cảnh, lấy bóng mát do chanh leo sống rất tốt. Mặc dù không nở nhiều hoa nhưng hoa của nó rất to, đẹp, có mùi thơm ngát. Cây sẽ cho một cảnh quan rất đẹp nếu được trồng ven hàng rào.

- Theo một số nông dân, đây là cây cho thu nhập siêu lợi nhuận, là cây xóa đói giảm nghèo nhanh và hiệu quả nhất hiện nay. Mỗi hộ dân chỉ cần trồng vài sào là đã có một nguồn thu nhập khá với mức đầu tư khoảng 70 triệu đồng/ha, sau 2-3 tháng thu hoạch đợt đầu có thể đạt 60-70 tấn/ha (nếu chăm sóc tốt có thể 120-120 tấn/ha). Đây là cây mà người dân thường đưa vào trồng thay thế cho vườn cà phê già cỗi.

- Theo thông tin từ một số doanh nghiệp thì giống chanh leo tại Đắk Nông, ngoài lượng giống lấy từ Lâm Đồng và một số nơi khác về, giống chanh leo Đài Loan (Trung Quốc) tốt hơn về sinh trưởng, năng suất, chất lượng cũng đã

được nhập về để nông dân trồng thử nghiệm và kết quả đạt khá cao, hứa hẹn tạo ra cùng chanh leo lớn ở đây.

- Chanh leo cũng được đầu tư trồng nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc, đặc biệt là vùng Mộc Châu, Sơn La. Với điều kiện khí hậu mát mẻ, sinh thái ít côn trùng, thổ nhưỡng thích hợp, nên cây chanh leo nhanh chóng bén rễ và phát triển xanh tốt trên đất đồi cao nguyên. Chỉ nhờ nước tưới và phân hữu cơ, sau khoảng 4 tháng trồng, chanh leo có thể cho thu hoạch vụ đầu tiên. Theo báo cáo của UBND tỉnh Sơn La, đến thời điểm này, khẳng định cây chanh leo hoàn toàn phù hợp trên khí hậu thổ nhưỡng của tỉnh Sơn La. Năm 2016, tổng diện tích trồng chanh leo trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 86 ha, năng suất 7-8 tấn quả/ha, đến tháng 6/2017 tổng diện tích chanh leo trên toàn tỉnh đã lên tới 487.1 ha, trong đó, địa phương trồng nhiều nhất là huyện Mộc Châu với 277 ha, vân Hồ 43 ha, Phù Yên 40 ha (http://sonlatv.vn/tin-tuc- n6350/toan-tinh-son-la-hien-co-487-ha-cay-chanh-leo.html)…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sử dụng phụ phẩm trong chế biến quả chanh leo để sản xuất mứt dẻo (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)