Các nhân tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò sữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi bò sữa tại huyện duy tiên tỉnh hà nam (Trang 33 - 36)

L ời cảm ơn

2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò sữa

2.1.5.1. Thị trường và tiêu thụ sản phẩm

Ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò sữa thông qua nguồn cung cấp đầu

vào (thức ăn, con giống, thuốc thú y...) và bán sữa tươi (do đặc thù của sữa tươi

là sau khi khai thác thì trong vòng muộn nhất 1 giờ phải được bảo quản lạnh), nhất

là khi chuyển từ sản xuất tự cấp tự túc lên sản xuất hàng hoá. Do vậy, thị trường

là một trong những yếu tố quyết định quy mô sản xuất và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò sữa(Tạ Văn Tường, 2011).

Thị trường là một trong các mắt xích quan trọng quyết đính ản xuất chăn nuôi bò sữa, sự ổn định của thị trường sữa bò là động lực giúp cho chăn nuôi bò sữa phát

triển. Chỉ tiêu quan trọng nhất để xem xét đánh giá là nhu cầu của sữa bò trên thị

trường, nhà chăn nuôi cần nắm vững các quy luật về cung cầu của sữa bò và các

yếu tố ảnh hưởng, tác động đến cầu sữa bò và độ co giãn của cầu sữa bò(Tạ Văn

Tường, 2011).

2.1.5.2. Năng lực của người chăn nuôi bò sữa

Chăn nuôi bò sữa là một ngành chăn nuôi đặc thù, ngoài yêu cầu người chăn nuôi có kỹ thuật chăn nuôi cao; diện tích đất rộng mà còn cần phải có nguồn vốn đầu tư vào chăn nuôi lớn.

Khác với những ngành chăn nuôi khác, các nông hộ muốn chăn nuôi bò sữa đều phải trải qua các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, đồng thời hàng năm đều phải cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào chăn nuôi bò sữa. Bởi chăn nuôi bò sữa đòi hỏi người chăn nuôi phải có trình độ ngay từ khâu chăm sóc cho đến khâu vắt sữa; bảo quản và vận chuyển sữa đến nơi thu mua cũng đòi hỏi phải làm theo một quy trình kỹ thuật nếu không sẽ ảnh hưởng đến

chất lượng sữa(Nguyễn Xuân Trạch, 2004).

Chăn nuôi bò sữa đòi hỏi có diện tích đất rộng để trồng các loại cỏ nhằm

phục vụ cho nhu cầu thức ăn thô xanh của bò sữa. Một ngày, một con bò sữa

phải sử dụng 30 - 40kg cỏ tươi, ngoài ra còn cỏ khô hoặc cỏ đã qua xử lý chế

biến. Như vậy, số lượng cỏ cần dùng là rất nhiều. Tuy nhiên, hiện nay các giống cỏ năng suất cao đã được nhập vào Việt Nam như cỏ Mulato; VA 06, cỏ hỗn hợp Úc…đặc điểm của các giống cỏ này có năng suất cao. Điều này giải thích tại sao mà trong khi diện tích đất ngày càng bị thu hẹp hoặc giữ nguyên nhưng tổng đàn bò sữa ngày càng tăng.

Chăn nuôi bò sữa đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn như con giống, xây dựng chuồng trại, trang thiết bị và dụng cụ...Bên cạnh đó chi phí hàng ngày cho chăn nuôi bò sữa cũng lớn do vậy chỉ những hộ có điều kiện kinh tế thì chăn nuôi bò

sữa mới đảm bảo bền vững(Nguyễn Xuân Trạch, 2004).

2.1.5.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi bò sữa phải xác định và gắn liền với điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai, phong tục tập quán, cơ sở hạ tầng, thị trường thì

vùng chăn nuôi bò sữa mới bền vững và hiệu quả. Trong đó điều kiện khí hậu là

điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi bò sữa tập trung. Các yếu tố thời tiết khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến trao đổi nhiệt của cơ thể do vậy mà ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn, đến sức khỏe sinh sản của bò. Việt Nam có khí hậu nóng ẩm nên ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đến năng suất sữa của bò là rất cao. Các yếu tố thời tiết khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến trao đổi nhiệt của cơ thể và do vậy mà ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn, đến sức khoẻ và sản xuất của bò. Các yếu tố đó bao gồm nhiệt độ, ẩm độ, gió, bức xạ, thời gian chiếu sáng và lượng mưa. Trong các yếu tố này nhiệt độ và ẩm độ là những yếu tố quan trọng nhất. Bò sữa là động vật máu nóng, vì vậy chúng phải cố gắng duy trì nhiệt độ

cơ thể ổn định mặc dù nhiệt độ môi trường luôn thay đổi. Muốn vậy, bò phải giữ

nhiệt bình thường ở bò sữa trưởng thành ổn định trong khoảng 38,5 - 39OC.

Nhiệt độ, độ ẩm còn ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất sữa, hệ số sụt sữa và các hoạt động sinh sản của con cái. Do tầm quan trọng đặc biệt của nhiệt độ và ẩm độ đối với khả năng thích nghi của bò đối với các vùng khí hậu khác nhau, nên người ta đã xây

dựng chỉ số nhiệt - ẩm (THI:Temperature Humidity Index) liên quan đến stress nhiệt

của bò (bảng 2.1). Bò HF sẽ không bị stress nhiệt nếu THI <72, bị stress nhẹ khi

THI = 72 - 78, bị stress nặng khi THI = 79 - 88, bị stress nghiêm trọng khi THI = 89

- 98 và sẽ bị chết khi THI > 98. Do vậy, THI là một chỉ số rất hữu ích cần phải tham

khảo khi quyết định chăn nuôi bò sữa nguồn gốc ôn đới trong một vùng nhiệt đới nào đó. Đồng thời chỉ số này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hành chăm

sóc nuôi dưỡng bò hàng ngày vì nó có thểcho ta dự đoán được vào một giai đoạn

nào đó bò có thể bị stress hay không căn cứ vào nhiệt độ và ẩm độ môi trường lúc đó. Chỉ số THI này cũng phản ánh được rõ ràng rằng trong điều kiện ẩm độ càng cao thì bò đòi hỏi phải được sống trong điều kiện nhiệt độ càng thấp để không bị stress nhiệt. Đây là một khó khăn lớn cho phần lớn các vùng sinh thái ở Việt Nam. (Nguyễn Xuân Trạch, 2003).

Hình 2.1. Bảng chỉ số nhiệt ẩm (THI: Temperature Humidity Index) dùng để dự đoán stress nhiệt ở bò sữa

2.1.5.4. Về vai trò của các cơ quan quản ngành

Các cơ quan quản lý ngành có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển chăn nuôi bò sữa tại cấp huyện. Các cơ quan này bao gồm có trạm

khuyến nông; trạm thú y; Trungtâm bò sữa tỉnh; các phòng nông nghiệp và phát

triển nông thôn, kinh tế hạ tầng, tài nguyên môi trường, đài truyền hình và

UBND các xã chăn nuôi bò sữa (Tạ Văn Tường, 2011).

2.1.5.5. Sự liên kết hợp tác trong chăn nuôi bò sữa

Sự liên kết hợp tác sẽ tạo cho người dân có tổ chức hơn, thêm gắn bó với nghề chăn nuôi bò sữa. Các chi hội hoạt động tích cực hiệu quả, là nơi trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, là tiếng nói chung được các cấp chính quyền chú ý quan tâm giải quyết, là đầu mối để liên hệ của người chăn nuôi bò sữa.

Sự liên kết hợp tác nhằm bảo vệ hài hòa lợi ích của các bên tham gia, tạo sự phát triển ổn định bền vững, bên cạnh đó liên kết hợp tác còn tạo cho các hộ chăn nuôi bò sữa giảm được một số chi phí không cần thiết, tăng hiệu quả kinh tế, mặt khác sự liên cũng làm tăng sức mạnh và sự ảnh hưởng của các bên tới cộng đồng

xã hội(Nguyễn Xuân Trạch, 2004).

2.1.5.6. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước

Chính sách sẽ giúp cho các cơ quan chuyên môn, cơ quản quản lý, các doanh nghiệp và người dân tháo gỡ được khó khăn hoặc là tạo tiền đề cho phát

triển kinh tế xãhội.

Chính sách phù hợp thực tiễn, có tính kịp thời sẽ có sức lan tỏa rộng, khuyến khích được phong trào và tạo thêm nhiều việc làm, giải quyết nhiều bức

xúc trong xã hội (Thịnh Vinh, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi bò sữa tại huyện duy tiên tỉnh hà nam (Trang 33 - 36)