L ời cảm ơn
4.3.2. Định hướng phát triên chăn nuôi bò sữa của huyện Duy Tiên
4.3.2.1. Phát triển chăn nuôi theo hướng tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị
về kinh tế
Việc phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị về kinh tế (liên kết kinh tế) là
hết sức cần thiết vì:
Liên kết kinh tế là một hình thức đem lại lợi ích chắc chắn cho các bên liên
quan. Khác với liên lỏng lẻo giữa nông dân với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ
sản phẩm, liên kết này sẽ loại bỏ được tần lớp mua bán trung gian nên trực tiếp
bảo vệ được người sản xuất, nhất là nười nghèo khi bán sản phẩm. Liên kết kinh
tế giữa các doanh nghiệp chế biến và hộ nông dân cho phép xóa bỏđộc quyền đối
với doanh nghiệp trong việc ép giá khi mua sản phẩm của người nông dân. Mặt
khác thực hiện liên kết thông qua hợp đồng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
có nguồn cung cấp ổn định để phấn đấu giảm giá thành, tăng chất lượng sản
phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm của mình trên thị trường.
Thực hiện liên kết theo hợp đồng giúp cho các cơ sở chế biến xuất khẩu có điều kiện, mở rộng quy mô hoạt động do có sự đảm bảo ổn định về số lượng,
chất lượng và tiến độ của nông sảncung cấp cho sản xuất. Như vậy thực hiện liên
kết theo hợp đồng sẽ đưa lại lợi ích cho cả hai bên tạo nên cơ hội đầu tư theo chiều sâu, áp dụng đồng bộ công nghệ khoa học kỹ thuật mới để phát triển một cách bền vững. Việc tăng khả năng tiếp cận các khoa học công nghệ, kỹ thuật mới còn giúp người nông dân giải phóng được sức lao động, cho phép giảm giá
thành và tăng khả năng cạnh tranh của hàng nông sản (Vũ Thị Thu Giang, 2013).
Đối với ngành chăn nuôi bò sữa liên kết này là hết sức quan trọng vì sữa là
một sản phẩm hết sức đặc biệt không thể để lâu ngoài môi trường mà phải có
biện pháp bảo quản, vận chuyển chuyên dụng. Ngoài các yếu tố thuận lợi nói trên
việc phát triển chăn nuôi bò sữa theo chuỗi còn giúp cho các hộ chăn nuôi bảo
quản sữa được tốt hơn từ đó cac nhà máy thu mua có được các sản phẩm chất
Để có thể thực hiện liên kết chuỗi như trên thì UBND huyện Duy Tiên cần
đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong chăn nuôi, nhất là lập kế hoạch quỹ đất cho
chăn nuôi bò sữa. Đáng chú ý là khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào
chăn nuôi bò sữa quy mô lớn áp dụng công nghệ cao, chế biến và kinh doanh ở
tất cả các khâu trong chuỗi giá trị sữa. Thực hiện sản xuất theo chuỗi, bảo đảm an
toàn thực phẩm cho tiêu thụ. Để chuỗi hoạt động có hiệu quả, các hộ chăn nuôi cần liên kết với nhau thành lập tổ hợp tác, ký hợp đồng với các nhà máy sữa, đơn vị tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường xây dựng thương hiệu cho chăn nuôi bò sữa. Cùng với đó, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn TMR (thức ăn trộn hỗn hợp) và thức ăn bổ sung, nhân rộng các mô hình chế biến thức ăn TMR để bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng và từng bước nâng chất cũng như năng suất đàn bò hiện nay. Chuyển đổi một phần diện tích canh tác lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ, cây thức ăn cho chăn nuôi bò.
Ngoài ra, để bảo đảm lợi ích của người chăn nuôi, các nhà máy chế biến sữa cần thu mua sản phẩm với giá hợp lý theo nguyên tắc cùng có lợi. Đồng thời,
xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng sữa bảođảm sự minh bạch và công khai.
4.3.2.2. Phát triển chăn nuôi bò sữa theo hướng nâng cao năng lực người chăn nuôi
Đê giúp nâng cao năng lực cho người chăn nuôi theo đề xuất của tác giả
thì cần làm những việc sau:
- UBND huyện Duy Tiên phối hợpvới các công ty sữa tổ chức các lớp tập
huấn tư vấn kỹ thuật và dịch vụ kỹ thuật miễn phí cho hộ CNBS, nhằm nâng cao chất lượng sữa và hiệu quả kinh tế nông hộ và bảo vệ môi trường. Mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò sữa với chuyên đề về "Dinh dưỡng trên bò và cách thức xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho bò sữa” đã thu hút đông đảo hộ CNBS
tham gia. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Vinamilk cũng nên tổ chức tư vấn trực
tiếp tại nông hộ hoặc thông qua các hình thức tư vấn bằng điện thoại, hội thảo tại chuồng nuôi; tổ chức gọt móng bò cho đàn bò của hộ chăn nuôi.
UBND huyện Duy Tiên cần kết hợp với nhà máy sữa tiếp tục xúc tiến
nhiều giải pháp đột phá để hỗ trợ hộ CNBS giảm giá thành và tăng hiệu quả kinh tế để phát triển bền vững, thông qua những giải pháp cải thiện chất lượng con
giống bằng cách loại bỏ các con giống chất lượng kém, và cấp con giống tốt
chú trọng đến việc sử dụng các dòng tinh cao sản, tinh giới tính; cải thiện chuồng trại, hệ thống làm mát để khắc phục stress nhiệt; Cải thiện khẩu phần/ chế độ nuôi dưỡng chăm sóc đàn bò để nâng cao năng suất, chất lượng sữa và sức khỏe đàn bò theo các công nghệ mới như chuẩn hóa quy trình nuôi dưỡng chăm sóc các giai đoạn sản xuất của bò; Cải thiện sức khỏe, kiểm soát các bệnh viêm vú (đặc biệt là viêm vú tiềm ẩn), chân móng, acid dạ cỏ và hỗ trợ các cơ quan chức năng địa phương tăng cường kiểm soát dịch bệnh thông qua các biện pháp phòng dịch, tiêm phòng trên đàn bò của hộ /trang trại CNBS…
4.3.2.3. Phát triển chăn nuôi bò sữa theo hướng gia tăng quy mô số con và
sản lượng
Theo quy hoạch tổng đàn bò sữa của huyện đến năm 2020 đạt 3.500 con Tổng sản lượng sữa tươi đến năm 2020 đạt 11,2 nghìn tấn/năm. Giá trị sản lượng
sữa đạt trên 135 tỷ đồng.Như vậy để có thể phát triển đàn bò sữa cung như nâng
cao thu nhập của người nông dân cần gia tăng quy mô về số con và sản lượngsữa.
Theo đề xuất của tác giả các hộ chăn nuôi dưới các chính sách hỗ trợ của tỉnh cần tăng dần quy mô qua từng năm, cần thuê thêm quỹ đất để mở rộng
chuồng trại cũng như tang diện tích trồng cỏ để có thức ăn thô cho bò sữa. Bên
cạnh đó các hộ cần tích cực tham gia học hỏi các kỹ thuật chăn nuôi mới để áp
dụng qua đó giúp nâng cao sản lượng sữa cũng như chất lượng sữa.