Đánh giá kết quả phát triển chăn nuôi bò sữa huyện Duy Tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi bò sữa tại huyện duy tiên tỉnh hà nam (Trang 75 - 82)

L ời cảm ơn

4.1.6. Đánh giá kết quả phát triển chăn nuôi bò sữa huyện Duy Tiên

4.1.6.1. Sự tăng trưởng chăn nuôi bò sữa toàn huyện

Số liệu ở bảng 4.14 cho thấy đến năm 2017 toàn huyện có 1874 con bò

sữa so với năm 2014 tăng 1068 con tức tăng 232,5 %. Điều này thể hiện sự gia

tăng về số lượng bò sữ ở huyện khá nhanh.Số lượng bò sữa ở đây tăng gấp 2,3

lần chỉ trong vòng 4 năm.Qua từng năm như từ 2014 – 2015, 2015 – 2016,

2016 – 2017 có sự tăng trưởng khá đều đặn chứng tỏ sự quan tâm cho chăn

nuôi bò sữa giai đoạn này rất được quan tâm và các hộ chăn nuôi cũng tích

cực phát triển về số lượng, tăng quy mô.

Năng suất và sản lượng sữa cũng tăng qua các năm. Đến năm 2017 sản lượng sữa toàn huyện đạt 4755 tấn sữa, tăng so với năm 2014 là 2653 tấn tức

tăng 226,2%. Như vậy sản lượng sữa đã tăng gấp 2,3 lần qua 4 năm tương

xứng với mức tăng về số lượng bò sữa. Cùng với đó năng suất sữa cũng tăng dần qua các năm. Đạt được kết quả trên một phần là do các hộ chăn nuôi tăng về quy mô số con cùng với đó có sử dụng các kỹ thuật chăn nuôi mới vào trong sản xuất nhờ đó mà sản lượng và năng suất sữa được nâng cao.

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi bò sữa của huyện cũng tăng cao năm

2017 đạt 50,77 tỷ đồng tăng so với năm 2014 21,16 tỷ đồng hay tăng 204,2%.

Mức tăng gấp đôi sau 3 năm.

CNBS cũng giải quyết được một lượng lớn việc làm cho người nông dân năm 2014 là 2600 người đến năm 2017 là 3020 người.

Do được các chính sách hỗ trợ trong việc chăn nuôi bò sữa nên ngày cang có nhiều hộ phát triển chăn nuôi bò sữa, năm 2014 chỉ có 87 hộ thì đến

năm 2017 con số này đã nâng lên là 107 hộ. Tăng thêm 20 hộ trong vòng 4

năm, đây là con số tăng tương đối vì người nông dân đã nhận thấy rõ được các lợi ích trong việc chăn nuôi bò sữa.

Bảng 4.14. Kết quảchăn nuôi bò sữa tại huyện Duy Tiên Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 2017 So sánh 2017/2014 SL % 1. Tổng đàn bò sữa Con 806 1192 1432 1874 1068 232,5 Trong đó bò vắt sữa " 534 732 806 1284 750 240,4 Bò tơ, bê " 153 275 291 437 284 285,5

2. Năng suất sữa bình quân kg/con/ngày 17,25 17,47 17,89 18,35 0,76 106,76

3. Sản lượng sữa Tấn/năm 2102 2692 3250 4755 2653 226,2

4. Giá trị ngành CNBS Tỷ đồng 29,96 32,35 37,87 50,77 21,16 204,2

Từ đàn bò sữa " 11,25 12,6 15,67 22,04 10,79 195,9

Từ sữa " 8,27 9,16 11,6 17,12 8,85 207,01

Từ sản phẩm phụ " 0,44 0,51 0,60 1,61 1,17 365,9

5. Giải quyết việc làm Người 2600 2800 3000 3020 440 130,77

6. Số hộ chăn nuôi Hộ 87 99 102 107 10 110,31

4.1.6.2. Chất lượng sữa và giá bán

Nhà máy sữa có yêu cầu về quy định chất lượng sữa tươi cũng như tiêu

chuẩn để đánh giá chất lượng nghiêm ngặt,. Ngoàiyếu tố về giá cả thì đây là yêu

tố ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất tới người chăn nuôi, họ có tâm lý e ngại, lo lắng về sản phẩm sữa của mình. Sữa được thu gom từ các hộ chăn nuôi phải luôn đạt được cá tiêu chuẩn về chất lượng được ký kết giữa công ty sữa và các hộ nông dân. Sữa tươi nguyên liệu phải trải qua quá trình gắt gao khi tiếp nhận các chỉ tiêu như: Cảm quan: thơm ngon tự nhiên, đặc trưng của sữa tươi, không có bất kỳ mùi vị nào; Đảm bảo chất khô, chất béo lớn hơn; Độ tươi; Độ acid; Chỉ

tiêu vi sinh; Hàm lượng kim lại nặng; Thuốc trừ sâu, thuốc thú y; Nguồn gốc

(không sử dụng sữa của bò bệnh).

Riêng để sản xuất sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi phải đảm bảo nghiêm ngặt

về độ tươi, không bị tủ bởi cồn 750.

Ở huyện Duy Tiên, sản lượng sữa mà hộ nông dân chăn nuôi chủ yếu

bán cho nhà máy sữa Vinamilk, kết quả đánh giá chất lượng sữa của nhà máy

đối với sữa sản xuất tại Duy Tiên thể hiện qua bảng 4.15.

Bảng 4.15. Quy định chất lượng sản phẩm sữa tươi và chất lượng sữa đã đạt theo đánh giá của nhà máy Vinamilk

Chỉ tiêu Quy định Thực tế đạt được Tiêu chuẩn Đơn giá(đ) So với tiêu chuẩn Giá thanh toán 1. Độ béo ≥ 3,5% 14000 3,7 % 14000 2. Chất khô ≥ 12% 14000 11,7% 13500 3. Nhiệt độ ≤120C 14000 100C 14000 4.Thử xanh >3h 14000 3,5 14000 methyien 5.Thử axit lactic <0,13% 14000 0,10% 14000 Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Duy Tiên (2016)

Qua bảng trên ta có thể thấy chất lượng sữa tại huyện Duy Tiên theo tiêu

chuẩn đánh giá của nhà máy sữa Vinamilk vềcơ bản đạt đủ các yêu cầu đề ra chỉ

4.1.6.3. Hiệu quả xã hội và môi trường

a. Hiệu quả xã hội

* Về lao động và việc làm

- Lao động là lực lượng sản xuất hàng đầu của mọi quá trình sản xuất. Đặc

biệt, SXNN vẫn cần một số lượng lao động khá lớn so với các ngành khác. Theo thống kê ngành nông nghiệp của huyện năm 2017, tổng dân số trên địa bàn huyện đạt 114.252 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 87.500 người. Số người lao động trong nông nghiệp đạt 26.537 người, đạt tỷ lệ 30,3 %. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 45%. Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm thường xuyên đạt 91%. Trong đó ngành chăn nuôi bò sữa giải quyết 50% việc

làm trong số trên(Chi cục Thống kê huyện Duy Tiên, 2017)

* Về xóa đói giảm nghèo

Theo báo cáo của UBND huyện Duy Tiên tỷ lệ hộ nghèo tham gia sản xuất

nông nghiệp chiếm đa số. Xác định được điều đó nên huyện Duy Tiên đã xây

dựng và triển khai nhiều chương trình, đề án để thúc đây phát triển sản xuất nông nghiệp, cùng với đó là các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp. Do vậy những năm gần đây tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm, giảm mạnh nhất là năm 2017(giảm 0,3% so với năm 2016). Điều này chứng tỏ sản xuất nông nghiệp đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho các nông hộ với tỷ lệ đáng kể. Trong đó chăn nuôi bò sữa đóng góp rất lớn trong vấn đề xóa đói giảm nghèo. Nhiều hộ gia đình trước đây là hộ nghèo nhưng sau khi tham gia chăn nuôi bò sữa đã thoát nghèo và từng bước vươn lên làm giàu. Đây là một thành công lớn

trong công cuộc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của huyện. (Theo báo cáo

tổng kết huyện Duy Tiên năm 2017).

b. Về hiệu quả môi trường

Tiếp tục vận động các hộ chăn nuôi xây dựng các hầm Biogas; Dùng chế phẩm sinh học, sử dụng phân bò sữa để nuôi giun quế... để xử lý môi trường chăn nuôi bò sữa. Tổ chức liên kết giữa hộ chăn nuôi bò sữa và các hộ trồng trọt, nhất là

các hộsản xuất rau hữu cơ để xử lý phân chuồng làm phân bón hữu cơ cho cây.

Hướng dẫn các hộ nông dân các biện pháp xử lý ủ phân vi sinh, xử lý nước thải trong chăn nuôi. Sử dụng chế phẩm xử lý môi trường như để khử trùng tiêu độc, khử mùi...

Công tác vệ sinh phòng trừ dịch bệnh bằng cách phun tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi thường xuyên được các hộ chăn nuôi sử dụng nhằm bảo vệ đàn gia súc của gia đình cũng như của địa phương.

4.1.6.4. Thuận lợi, khó khăn và các vấn đề đặt ra trong chăn nuôi bò sữa

a. Thuận lợi

Mặc dù chăn nuôi bò sữa trong thời gian qua ở Duy Tiên có nhiều thăng trầm

nhưng đã có những thành công nhất định về cả kinh tế, chính trị và xã hội như:

Chăn nuôi bò sữa cung cấp sữa tươi cho nhân dân các xã huyện Duy Tiên

và nguyên liệu cho các nhà máy sữa như nhà máy sữa cô gái Hà Lan, nhà máy sữa Vinamilk....

Chăn nuôi bò sữa mở ra một hướng đi mới cho nhân dân Duy Tiên về sản

xuất nông nghiệp. Trên cơ sở này, chăn nuôi bò sữa đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Hộp 4.1. Những thuận lợi về chăn nuôi bò sữa

Chăn nuôi bò sữa đã góp phần giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động thất nghiệp tạm thời tại chỗ, hạn chế tính thời vụ trong sử dụng lao động của nông nghiệp. Trong điều kiện đất canh tác bình quân trên đầu người ngày càng giảm, lao động nông nghiệp càng trở lên dư thừa, những ngành sản xuất mới sẽ giúp họ ở lại quê hương lao động sản xuất.

Chăn nuôi bò sữa cũng tạo ra được một khoản thu nhập đáng kể trong các nông hộ, góp phần xóa đói giảm nghèo trong nông thôn.

b. Khó khăn

Bên cạnh những thành công đã đạt được thì chăn nuôi bò sữa huyện Duy

Tiên còn gặp một số khó khăn như:

“Địa bàn huyện tôi có điều kiên tự nhiên phong phú với Các vùng đất bãi ven sông Hồng, không những thế còn có lực lượng lao động lớn, cộng vớiở huyện Duy Tiên là

nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đàn bò sữa... Không những vậy, trong

huyện từ xưa cũng đã có truyền thống chăn nuôi bò sữa, nhiều hộ gia đình có kinh nghiệm trong chăn nôi họ không ngần ngại truyền lại kinh nghiệm chăn nuôi cho các cá nhân, gia đình khác”

Nguồn: phỏng vấn nhanh Ông Nguyễn Văn Thập, TrưởngPhòng NN&PTNT huyện

- Chuồng trại và điều kiện vệ sinh phòng bệnh kém: Chuồng trại đa số chưa đạt yêu cầu kỹ thuật nên không đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi bò sữa, hầu hết các trại chăn nuôi bò sữa gia đình và cả các trại chăn nuôi tập thể chưa có điều kiện xử lý phân và chất thải nên ảnh hưởng đến môi trường chăn nuôi và sức khoẻ con người.

- Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi cho bò uống, vệ sinh chuồng trại và

rửa dụng cụ vắt sữa, dụng cụ bảo quản và vận chuyển sữa không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nên ảnh hưởng trực tiếp chất lượng sữa.

- Chưa hoàn thiện được công tác quản lý giống và phối giống bò sữa ở Duy

Tiên. Vì vậy, con giống trong chăn nuôi chưa được chọn lọc kỹ lưỡng, mang

tính tự phát và tùy tiện

- Lực lượng cán bộ thú y có trình độ còn mỏng, chưa có trụ sở riêng với

đầy đủ điều kiện cho cán bộ thú y và các kỹ thuật viên khác làm việc, nên chưa kịp thời can thiệp khi bò bị bệnh.

- Hệ thống thu mua: Hệ thống thu mua và bảo quản sữa còn rất hạn chế ở

Duy Tiên do thiếu thiết bị lạnh, các dụng cụ chuyên dùng, thiếu điện và điều kiện cơ sở hạ tầng. Kiểm tra chất lượng sữa do các công ty sữa vừa đá bóng vừa thổi còi chưa có cơ quan kiểm định bảo vệ quyền lợi cho người chăn nuôi. Các

công ty chỉ thu mua đến những hộ gia đình ký hợp đồng từ trước.

c. Các vấn đề đặt ra trong chăn nuôi bò sữa huyện Duy Tiên

- Ảnh hưởng của giá cả thị trường

Do tình hình giá cả thị trường có nhiều biến động, giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao, giá cả sinh hoạt bấp bênh, giá bán sữa không hấp dẫn.

- Các địa phương triển khai Đề án chưa đồng bộ, kết quả phát triển đàn

bò sữa đến cuối năm 2016 không đạt kế hoạch (83,52%); tiến độ xây dựng hạ

tầng tại các khu quy hoạch còn chậm: Khu chăn nuôi bò sữa xã Mộc Bắc còn 2

khu chưa làm hạ tầng.

- Việc chấp hành sử dụng đất khu trang trại của một số hộ dân chưa được

nghiêm (còn tình trạng sử dụng đất sai mục đích, xây dựng công trình không đúng quy định được duyệt).

- Công tác quản lý đàn bò sữa chưa chặt chẽ theo đúng Quyết định số

về quản lý chăn nuôi bò sữa của hộ còn thấp; việc mua, bán bò sữa không khai báo và chấp hành quy định kiểm dịch, không thường xuyên ghi chép sổ theo dõi bò làm khó khăn trong công tác quản lý và phòng chống dịch bệnh.

- Một số khoản hỗ trợ theo Đề án chưa được thực hiện kịp thời, thiếu sự

phối hợp đồng bộ giữa xã, huyện và cơ quan thẩm định dẫn tới chậm hỗ trợ cho các hộ dân.

- Đầu năm 2016 còn nhiều hộ mới phát triển chăn nuôi không ký được hợp

đồng tiêu thụ sữa nên không tiếp tục chăn nuôi được.

- Do cán bộ kỹ thuật chuyên sâu về bò sữa còn thiếu nên việc tư vấn, trợ

giúp kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và điều trị bệnh cho bò sữa gặp nhiều khó khăn.

- Thực hiện chuyển các hộ chăn nuôi bò sữa ra khu chăn nuôi tập trung

còn chậm. Các hộ có nhu nhu cầu chuyển ra khu chăn nuôi tập trung còn gặp nhiều khó khăn về dồn đổi ruộng đất, vốn đầu tư. Hiện nay, các hộ dân của

thôn Tường Thụy 1, xã Trác Văn có đất nông nghiệp được chia ổn định trong

vùng quy hoạch chăn nuôi bò sữa chưa đăng ký thực hiện chuyển đổi ruộng đất hoặc cho thuê lại quyền sử dụng đất để các hộ có nhu cầu mở trại vào vùng quy hoạch tập trung của xã.

- Việc mua bò mới và quản lý đàn bò: Trung tâm bò sữa tỉnh đã phối

hợp với UBND các xã tổ chức hội nghị hướng dẫn các hộ ghi chép sổ sách

quản lý đàn bò, tổ chức đeo thẻ tai cho bò; triển khai Quyết định 990/QĐ-

UBND ngày 19 tháng 9 năm 2014 về việc ban hành quy định về quản lý chăn nuôi bò sữa trên địa bàn. Qua quá trình kiểm tra thực tế đến nay nhiều hộ chăn nuôi không thực hiện việc ghi chép sổ sách, báo cáo kịp thời tăng giảm đàn bò về UBND các xã.

- Việc thực hiện cơ chế chính sách của Đề án: UBND các xã đã thông

báo hướng dẫn thủ tục cần thiết khi mua mới đàn bò sữa nhưng hầu hết vẫn còn hiện tượng các hộ mua bò trôi nổi, không có nguồn gốc rõ ràng, không có giấy tờ đầy đủ nên gặp khó khăn về thủ tục hỗ trợ của Đề án. Các khoản hỗ trợ : lãi suất vay ngân hàng, hỗ trợ máy thái cỏ, máy vắt sữa , hầm biogas vẫn chưa thực hiện được.

- Về quản lý dịch bệnh: Viện Thú y chưa bố trí được thời gian làm việc cụ

thể với phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm Thú Y để triển khai thành lập Trung

- Điện phục vụ khu chăn nuôi tập trung xã Chuyên Ngoại, Trác Văn còn chưa đảm bảo.

- Hệ thống nước máy (sạch) phục vụ khu chăn nuôi tập trung xã Mộc Bắc, Chuyên Ngoại còn chưa lắp đặt đến hộ chăn nuôi bò sữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi bò sữa tại huyện duy tiên tỉnh hà nam (Trang 75 - 82)