Cơ chế thực hiện chính sách của nhà nước và liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi bò sữa tại huyện duy tiên tỉnh hà nam (Trang 91 - 92)

L ời cảm ơn

4.2.5. Cơ chế thực hiện chính sách của nhà nước và liên kết

Tỉnh Hà Nam, huyện Duy Tiên có rất nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các

hộ chăn nuôi bò sữa:

- Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tiếp cận nguồn vốn vay

theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục

vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn để phát triển chăn nuôi bò sữa.

- UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 1600/QĐ-UBND ngày 12

tháng 10 năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa giai đoạn 2016-

2020. Trong đó UBND tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sữa, nhất là phát triển ứng dụng khoa học công nghệ cao.

- Huyện ủy Duy Tiên ban hành Nghị quyết số 01-NQ/HU ngày 25/8/2015

về phát triển nông nghiệp bền vững đến năm 2020; UBND huyện đã ban hành Kế

hoạch số 66/KH-UBND ngày 11/12/2015 để thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/HU.

Trong đó có nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện. + Hỗ trợ một phần tiền giống ngô cho các hộ nông dân thực hiện mô hình chuyển đổi diện tích đất lúa cốt cao khó khăn về nước tưới sang trồng ngô phục vụ phát triển chăn nuôi bò sữa đảm bảo quy mô từ 5 ha trở lên gọn vùng, gọn thửa.

+ Hỗ trợ kinh phí đào tạo tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; kinh phí đi tham quan, học tập các mô hình chăn nuôi hiệu quả cao tại các địa phương trong nước.

- Công ty sữa Friesland Campina (Cô gái Hà Lan) đã đi vào hoạt động ổn

10 ha tại Khu công nghiệp Kiện Khê, Hà Nam với công suất chế biến 200 triệu lít sữa tươi và 31.000 tấn sữa bột mỗi năm, dự kiến hoàn thành giai đoạn I và đi vào hoạt động trong năm 2018.

* Cơ chế liên kết

Trong thời gian qua, sự liên kết hợp tác đã tạo cho người dân có tổ chức hơn, thêm gắn bó với nghề chăn nuôi bò sữa. Các chi hội hoạt động tích cực hiệu quả, là nơi trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, là tiếng nói chung được các cấp chính

quyền chú ý quan tâmgiải quyết, là đầu mối liên hệ của người chăn nuôi bò sữa.

Giữa các nhà máy sữa và hộ chăn nuôi đã có ký kết hợp đồng kinh tế thu

mua sữa ổn định lâu dài, các ngân hàng đã cho người dân vay vốn để mua bò sữa

và thiết bị chăn nuôi góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Theo thống kê của

Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên lũy kế đến 31/12/2017, doanh

số cho vay 48 tỷ 900, dư nợ 25 tỷ 600. Ngoài ra các ngân hàng còn bảo lãnh để

các hộ dân tiếp cận với các nguồn vốn từ các tổ chức khác.

Do có sự liên kết, hợp tác tốt giữa người chăn nuôi, chi hội, doanh nghiệp nên những năm qua sản lượng, chất lượng sữa không ngừng được tăng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi bò sữa tại huyện duy tiên tỉnh hà nam (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)