Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi bò sữa tại huyện duy tiên tỉnh hà nam (Trang 63 - 67)

L ời cảm ơn

4.1.3. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

4.1.3.1. Giống bò sữa

Thực hiện nhiệm vụ của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung tâm

khuyến nông đã tư vấn hướng dẫn nông dân chọn lọc, mua bò sữa tại các cơ sở tin cậy có kinh nghiệm và đảm bảo an toàn dịch bệnh. Các giống bò sữa được

nuôi tại Duy Tiên chủ yếu có nguồn gốc ở Ba Vì Hà Nội và Mộc Châu Sơn La

bên cạnh đó còn có cả giống bò Úc được mua theo chương trình hỗ trợ của tỉnh.

Trong đó bò Mộc Châu được các hộ nông dân nuôi nhiều nhất.Trong đó bò Mộc

Châu được các hộ chăn nuôi nhiều nhất, rồi đến bò Ba Vi, Bò Úc và các giống bò

khác. Đây là những giống bò được nhập về, còn hiện tại chủ yếu trên địa bàn huyện chăn nuôi các giống bò thuần con lai F1 cho sản lượng sữa cao, đây là giống bò đươc nuôi chủ yếu ở các hộ chăn nuôi.

Bảng 4.7 Số hộ nuôi bò sữa theo nguồn gốc ở huyện Duy Tiên

Diến giải

Tổng số Nhóm hộ theo quy mô

Số hộ Tỷ lệ

% <5 con 5 – 10 con >10 con

Số hộ điều tra 107 100 13 61 33

Nuôi bò sữa Ba Vì 26 24,3 3 18 5

Nuôi bò sữa Mộc Châu 65 60,75 7 35 23

Nuôi bò Úc 10 9,34 2 5 3

Nuôi bò khác 6 5,61 1 3 2

Nguồn tổng hợp số liệu điều tra (2017)

* Về phối giống cho bò sữa

Phương pháp phối giống cho bò sữa ở Duy Tiên chủ yếu là thụ tinh nhân tạo

theo các tổ chức làm dịch vụ.

Dịch vụ thụ tinh nhân tạo là một trong những dịch vụ sôi nổi nhất. Một mặt

là do hộ chăn nuôi thấy được lợiích của con lai giống sữa. Tuy nhiên chất lượng

thụ tinh nhân tạo hiện nay ở Duy Tiên không cao. Một con bò phối giống bình

quân 3 lần thì mới đậu. Chi phí cho một lần phối giống là 160.000 đồng cho một lần phối kể cả đạt hoặc không đạt.

Các chủ hộ chăn nuôi hiện nay chưa thể chủ động trong việc thụ tinh nhân tạo cho đàn bò sữa, họ vẫn phải chi trả cho hoạt động này với kinh phí khá tốn

kém. Mức phí trung bình cho1 lần thụ tinh phối giống là 160000 đồng, tuy nhiên

để thành công thì trung bình phải mất tới 3 lần. Như vậy, chi phí cho thụ tinh

phối giống cho bò là trên 480000 đồng. Đây mặc dù là khoản phí không quá lớn,

nhưng các hộ dân chưa thể chủ động, cũng như sự hỗ trợ trong công tác này từ phía chính quyền địa phương còn rất hạn chế. Các dịch vụ thụ tinh nhân tạo hiện tồn tại trên địa bàn tới từ các cá thể hoạt động tự do.

Hoạt động thụ tinh nhân tạo cần được quy hoạch, triển khai và kiểm soát chặt chẽ, để tránh các trường hợp rủi ro, cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho các hộ chăn nuôi chủ động làm thụ tinh nhân tạo, phối giống cho đàn bò sữa.

4.1.3.2. Thức ăn dinh dưỡng trong chăn nuôi bò sữa

trình sản xuất chăn nuôi. Con giống tốt cũng phải đòi hỏi với nhu cầu thức ăn và

chế độ dinh dưỡng hợp lý để có thể đạt được kết quả tối ưu. Thực tế, trong giai

đoạn giá sữa thấp, người chăn nuôi thường ít quan tâm đến yếu tố dinh dưỡng và thức ăn trong chăn nuôi.

Thức ăn thô xanh cũng được tận dụng từ các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng thấp nhưng không phải mất diện tích trồng hoặc chăm bón. Cách làm này mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ rệt, vì người chăn nuôi hạn chế tối đa phải bỏ tiền mặt ra mua thức ăn xanh. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh điều bất lợi liên quan

đến cân đối khẩu phầntrong quá trình chăn nuôi.

Từ năm 2014 trở lại đây, các hộ chăn nuôi đã thực sự chú ý đến vấn đề cân đối khẩu phần trong chăn nuôi. Họ đã chuyển từ thức ăn tự phối trộn 100% sang các loại thức ăn công nghiệp hỗn hợp hoàn chỉnh. Điều này được giải thích đơn giản vì giá sữa tăng lên, thu nhập từ bán sữa có lãi các hộ đã cho bò sữa ăn các loại thức ăn công nghiệp.

Thức ăn tinh được tính toán cho ăn theo sản lượng sữa của bò. Trong khi đó thức ăn thô xanh khá biến động giữa các nông hộ và giữa các tháng trong năm. Thực tế, do số lượng hộ chăn nuôi lớn, có sự canh tranh cao giữa bò sữa, trâu và bò thịt nên lượng thức ăn xanh thường bị thiếu trong các tháng mùa đông, chủ yếu là từ tháng 11 đến tháng 02 năm sau, nhiều hộ phải đi thu mua thân cây ngô

sau thu bắphoặc rơm từ các xã, các huyện khác cách xa nhà nhằm dự trữ, cung

cấp thức ăn thô xanh cho các tháng đó. Tính chung lượng thức ăn xanh trung

bình là 35,51 kg/con/ngày.

Phần lớn các hộ đều cho biết, thức ăn thô xanh không đủ cung cấp cho lượng bò sữa được nuôi trong nông hộ vào các tháng mùa đông. Trong đó, ở

nhóm hộ chăn nuôi quy mô từ 1-5 con lượng thức ăn xanh tự có đáp ứng được

khoảng 86,61% nhu cầu của hộ, nhóm hộ quy mô 5-10 con là 84,56% và nhóm

hộ chăn nuôi quy mô >10 con chỉ đáp ứng được khoảng 80,38% nhu cầu đàn bò. Điều này cho thấy, đất đai để mở rộng diện tích trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa vẫn còn hạn chế. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng quan trọng tới yếu tố mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa của ngành này trong tương lai.

Nhằm giải quyết những khó khăn về nguồn thức ăn thô xanh trong chăn nuôi bò sữa, trung tâm khuyến nông huyện hàng năm đã tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật về trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, sử dụng thức ăn thô xanh.

Nhiều giống cỏ mới như cỏ Mulato II, Sweetjumbo...đã được giới thiệu và đưa vào sản xuất thâm canh theo mùa vụ khác nhau. Từ các lớp tập huấn này, nhiều nông hộ đã cải thiện được việc dự trữ thức ăn trong các giai đoạn không thuận lợi. Tuy nhiên, việc tính toán để cung cấp đầy đủ thức ăn thô xanh vẫn còn là vấn đề khó khăn của đại đa số hộ chăn nuôi bò sữa.

Thức ăn tinh trong chăn nuôi bò sữa chỉ được cung cấp khi thức ăn xanh không cung cấp đủ dinh dưỡng cho bò sữa, nhất là khi bò sữa có thai và sản xuất sữa, năng suất sữa càng cao thì số lượng và chất lượng thức ăn tinh phải cung cấp cho bò sữa càng nhiều.

Nguồn thức ăn tinh được sử dụng trong chăn nuôi bò sữa là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dành cho bò sữa của: Công ty cám Tuyên Quang, Công ty cám

Lái Thiêu... Do vậy, lượng thức ăn tinhđược sử dụng để tạo ra một kg sữa là khá

đồng nhất giữa các nhóm hộ chăn nuôi khác nhau. Chỉ tiêu này biến động từ 0,41 kg đến 0,43 kg thức ăn tinh/kg sữa sản xuất ra.

4.1.3.3. Chuồng trại trong chăn nuôi bò sữa

Trong chăn nuôi bò sữa, chuồng trại đóng một vai trò quan rất quan trọng. Nó là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến tiểu khí hậu chuồng nuôi, chuồng trại ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sữa, nhất là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè nắng nóng, mùa đông giá lạnh, độ ẩm cao quanh năm, hơn nữa đàn bò sữa chủ yếu lại nuôi nhốt, nên chuồng trại trong chăn nuôi càng có ý nghĩa quan trọng.

Qua điều tra cho thấy còn nhiều chuồng nuôi được nâng cấp từ chuồng trại chăn nuôi trâu, bò cũ và tận dụng, sửa chữa từ chuồng lợn, chuồng xây mới chỉ chiếm số lượng ít. Tuy nhiên dù sửa chữa, cải tạo hay xây mới thì đa phần các hộ chăn nuôi bò sữa tại 3 xã nghiên cứu đều xây dựng chuồng bò kiên cố, tường gạch, mái ngói hoặc Fibroximang, diện tích chuồng nuôi bò bình quân

6 m2/bò (tiêu chuẩn 4-6 m2), số hộ có chuồng nuôi kiên cố như vậy đạt

khoảng 75%. Số còn lại là chuồng nuôi chưa đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật, số

chuồng nuôi này tập trung chủ yếu ở các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ từ 1- 5

con và tận dụng sửa chữa từ chuồng chăn nuôi lợn, nên tường xây cao, kín,

không thoáng mát. Vị trí xây dựng của chuồng không phù hợp, nuôi chung với chuồng nuôi gia súc khác, không có sân chơi hoặc có sân chơi nhưng không đảm bảo được diện tích.

Bảng 4.8 Số hộchăn nuôi bò sữa có chuồng trại và trang thiết bịở huyện

Duy Tiên

Diến giải Tổng số Nhóm hộ theo quy mô

Số hộ Tỷ lệ% <5 con 5 – 10 con >10 con

1. Số hộ điều tra 107 100 13 61 33 2. Số hộ sử dụng chuồng trại 104 97,2 13 61 30 Tận dụng chuồng cũ 69 64,5 7 38 24 Xây mới 35 32,7 6 23 6 3. Số hộ có trang trại 3 2,8 2 5 3 Đủ trang bị 3 2,8 0 0 3 Đủ một phần 0 0 0 0 0 Chưa chuẩn bị đủ 0 0 0 0 0 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Số chuồng nuôi có đầy đủ các trang thiết bị như hệ thống chống nóng, quạt, giàn phun mưa trên mái chuồng, hệ thống nước uống và có rèm che trước và sau chuồng nuôi vào những ngày mùa đông cũng chiếm tỷ lệ thấp và đa phần tập

chung ở những hộ chăn nuôi quy mô từ 10 con trở lên.

Đồng thời để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi. Công ty Cổ phần sữa Vinamilk, Công ty sữa Campiana một

trong những đơn vị thu mua, sản xuất, chế biến sữa đóng trên địa bàn huyện Duy

Tiên cũng có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển chăn nuôi như cho vay vốn không lãi suất để xây dựng hầm biogas nhằm giúp các hộ chăn nuôi đảm bảo vệ sinh, chất lượng sữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi bò sữa tại huyện duy tiên tỉnh hà nam (Trang 63 - 67)