Nội dung nghiên cứu phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 26 - 29)

cấp tỉnh

Theo Lê Thế Giới (2008) Quá trình xây dựng, phát triển KCN là vấn đề có

nhiều nội dung, tiêu chí đánh giá; trên cơ sở phạm vi nghiên cứu, luận văn tập

trung nghiên cứu những vấn đề sau:

2.1.3.1. Quy hoạch các KCN

Với mục tiêu hình thành hệ thống các KCN có vai trò chủ đạo dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các KCN có quy mô hợp lý để phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế; việc tăng số lượng, quy mô các khu công nghiệp phản ánh sự phát triển các khu công nghiệp theo chiều rộng, về mặt lượng. Theo quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến

năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006;

đến năm 2020tổng diện tích các KCN khoảng 80.000ha.

2.1.3.2. Tỷ lệ lấp đầy KCN

Là chỉ số phản ánh về tình hình thu hút đầu tư vào KCN. Chỉ số này cho

phép đánh giá mức độ thành công về thu hút đầu tư của KCN và so sánh giữa

KCN với các KCN khác trong việc khai thác, sử dụng đất đai. Nghiên cứu nội dung này trên các tiêu chí: Tỷ lệ lấp đầy qua các năm, tỷ lệ lấp đầy của từng

KCN, so sánh đánh giá giữa các KCN.

2.1.3.3. Xây dựng hạ tầng tại các KCN

Hệ thống kết cấu hạ tầng có tác động ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư, phát triển KCN bao gồm hệ thống kết cấu hạ tầng trong KCN và hệ thống kết

* Hệ thống mạng lưới hạ tầng kỹ thuật trong KCN gồm: Đường giao thông, San nền, Cấp điện, Cấp nước, thoát nước mưa, Thoát nước thải, Vệ sinh

môi trường, Xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, thông tin liên lạc.

* Hệ thống kết cấu hạ tầng ngoài KCN

Hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc đến hàng rào KCN. Trường học, bệnh viện, nhà ở cho công nhân… (Bộ Xây dựng, 2008).

2.1.3.4. Thu hút dự án và vốn đầu tư

KCN thu hút được nhiều dự án sản xuất có tỷ lệ vốn đầu tư trên quy mô sử dụng đất cao đồng nghĩa với việc sẽ thu hút được nhiều máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến đưa vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây chính là cơ sở để doanh nghiệp phát triển, là nhân tố quan trọng góp phần phát triển các KCN (Phạm Thanh Hà, 2011).

2.1.3.5. Tình hình sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp

trong KCN

Trình độ công nghệ áp dụng trong sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN. Nội dung này được nghiên cứu và đánh giá qua các chỉ tiêu: (1) cơ cấu trình độ công nghệ máy móc thiết bị sử dụng trong KCN theo tỷ lệ vốn sản xuất trên 1 lao động và tỷ lệ vốn đầu tư trên 01 dự án; Quốc gia đầu tư, xuất cứ công nghệ, tính chất công nghệ; tỷ lệ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai trong tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tỷ lệ doanh thu từ hoạt động nghiên cứu và triển khai so với tổng quy mô hoạt động của doanh nghiệp và của toàn KCN.

Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp trong các

KCN là nội dung quan trọng nhất đánh giá tính ổn định lâu dài về kinh tế đảm

bảo hoạtđộng sản xuất của KCN. Để đo lường, đánh giá nội dung này có thể dựa

trên các chỉ số cụ thể về qui mô và tốc độ tăng trưởng các chỉ số đầu ra: qui mô, tốc độ tăng trưởng về GTSX, kim ngạch xuất khẩu và tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của địa phương, đóng góp với ngân sách nhà nước của các

doanh nghiệp hoạt độngsản xuất kinh doanh trong KCN.

2.1.3.6. Tạo việc làm, thu nhập cho người lao động

Một trong các mục tiêu quan trọng của KCN, KCX là tạo việc làm tại chỗ

cho người dân địa phương, theo đó là cải thiện thu nhập và đời sống cho họ.

hiệu có tính chất quyết định đến khả năng ổn định và thu hút lao động vào KCN, duy trì đội ngũ lao động có tay nghề cao trong các doanh nghiệp. Nội dung này được đánh giá thông qua các tiêu chí: quy mô và tỷ lệ lao động làm việc trong các KCN so với tổng số lao động tại địa phương, thu nhập bình quân/tháng/lao động (bao gồm tiền lương và các loại thu thập khác), đời sống của người lao động trong các KCN, tình hình đóng nộp BHXH, BHYT, BHTN… tình hình nhà ở của các lao động trong KCN, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao đời sống tinh thần của người lao động trong các KCN.

2.1.3.7. Đánh giá về công tác bảo vệ môi trường

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường (2014), quá trình phát triển

kinh tế nói chung, phát triển KCN nói riêng phải gắn liền với vấn đề bảo đảm và

nâng cao chất lượng môi trường của địa phương có KCN. Điều đó có nghĩa là để phát triển bền vững thì bản thân các KCN phải có khả năng xử lý tốt vấn đề ô nhiễm môi trường do mình gây nên, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi

trường sống và sức khỏe của con người, bảo vệ được môi trường sinh thái. Từ

những vấn đề lý luận phát triển bền vững về môi trường và thực tiễn môi trường

trong các KCN, tác giả cho rằng các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững về môi

trường của KCN bao gồm ba nhóm cơbản sau: Mức độ khai thác hợp lý và tiết

kiệm nguồn tài nguyên, mức độ giải quyết ô nhiệm môi trường (xử lý nước thải

KCN, xử lý chất thải rắn và ô nhiễm không khí); mức độ ứng dụng công nghệ

sạch.Các chỉ tiêu đánh giá: Tỷ lệ các doanh nghiệp được phê duyệt Báo cáo đánh

giá tác động môi trường, tỷ lệ nước thải công nghiệp được xử lý…

2.1.3.8. Thực trạng quản lý nhà nước tại các KCN

Theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2008 của

Chính phủ, Ban Quản lý KCN thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với KCN; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong KCN. Ban Quản lý KCN có thẩm quyền trực tiếp trong quản lý về đầu tư và quản lý KCN trên một số lĩnh vực theo hướng

dẫn, ủy quyền của các Bộ và cơ quan có thẩm quyền: Thương mại, xây dựng, lao

động, môi trường; do vậy việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Ban quản lý các KCN sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN. Hiệu quả quản lý nhà nước tại các KCN được thực hiện thông qua các nội dung:

Cải cách thủ tục hành chính; giải quyết các đề xuất, kiến nghị của các doanh

nghiệp trong KCN…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 26 - 29)