Nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước và cải cách thủ tục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 103 - 110)

hành chính

Cải cách hành chính mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả của cơ chế một cửa nhằm cung cấp dịch vụ hành chính công tốt nhất cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu đầu tư và triển khai các dự án tại các KCN của tỉnh Phú Thọ. Tích cực cải cách hành chính theo hướng công khai minh bạch, thông thoáng, đúng pháp luật vì lợi ích của các nhà đầu tư. Thiết lập cơ chế giám sát việc thực thi thủ tục hành chính

đối với nhân viên các cơ quan này. Hiện nay các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà

đầu tư nước ngoài quan tâm đến vấn đề này.Thực hiện tốt quy chế phối hợp thực

hiện quản lý nhà nước đối với các KCN.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Việc phát triển các KCN có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia trên

thế giới, nhất là các quốc gia đang phát triển. Nó tạo ra những thuận lợi về thể chế, môi trường cho quá trình thu hút, sử dụng nguồn lực từ bên ngoài như vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, phương thức quản lý hiện đại vào quá trình sản xuất,

từ đóthúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với vai trò đó, sự phát triển của KCN đến nay

đã là một hiện tượng phổ biến ở các nước trên thế giới, nhất là các nước đang trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tại nhiều nước, đặt biệt là các

nước ở Châu Á, KCN đã trở thành động lực của sự phát triển kinh tế. Ở Việt

Nam nhờ tập trung nguồn lực, cải thiện môi trường đầu tư phát triển các KCN,

nhiều tỉnh đã đạt được thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, điển hình như tỉnh

Bình Dương, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Thái Nguyên…

Tại tỉnh Phú Thọ. Sau 20 năm triển khai xây dựng các khu công nghiệp,

KCN của tỉnh đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của địa phương, thể hiện vai trò đi đầu trong tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh, giải quyết việc làm tạo nguồn thu cho ngân sách và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ

của địa phương.Điều này khẳng định, phát triển KCN là chủ trương, định hướng

đúng đắn của Đảng bộ và nhândân tỉnh Phú Thọ trong việc vận dụng đường lối,

chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện cụ thể của tỉnh.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các KCN của tỉnh Phú Thọcòn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém, trong đó nổi lên là: Chất lượng công tác quy hoạch và xây dựng KCN chưa tương xứng với tiềm năng và không theo kịp với yêu cầu phát triển; cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN còn có mặt yếu kém, thiếu đồng bộ; tiến độ triển

khai dự án thứ cấp chậm tiến độ, tỷ lệ lấp đầy KCN còn thấp; trình độ lao động chưa

đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp trong KCN.Kết quả nghiên cứu đã chỉ

ra những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ như: Vị trí, quy mô các KCN; thể chế, chinh sách; công nghiệp phụ trợ và khả năng cung

cấp nguyên vật liệu; nguồn lao động địa phương và các vùng lân cận.

Để tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của các KCN ở tỉnh Phú Thọ theo

hướng hiệu quả, đòi hỏi phải có nhiều biện pháp cơ bản và đồng bộ. Trước mắt,

Nâng cao chất lượng quy hoạch các KCN đảm bảo quy hoạch phát triển các KCN phải đảm bảo mối quan hệ gắn kết nhiều chiều giữa quy hoạch vùng,

ngành, quy hoạch tổng thể về phát triển KTXH của Phú Thọ, phát huy tối đa lợi

thế các KCN theo quy hoạch đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt, đồng thời

công tác quy hoạch cần có tầm nhìn dài hạn, khắc phục tình trạng bổ sung, điều chỉnh nhiều lần và hạn chế tối đa việc xuất hiện những bất cập sau khi KCN đi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vào hoạt động. Tích cực huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng đồng bộ kết

cấu hạ tầng nội bộ các KCN cũng như hệ thống hạ tầng ngoài KCN, nhất làhệ thống hạ tầng xã hội. Ban hành chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư vào KCN hấp dẫn, phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng ngân sách tỉnh. Đổi mới phương pháp tiếp cận và thu hút đầu tư; nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư đảm bảo thu hút các dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, đóng góp cho ngân sách Nhà nước; đồng thời tăng cường công tác quản lý

hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các KCN, tăng cường

công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật vè môi trường, pháp luật về

lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động và

các quy định khác trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp;

quan tâm tạo điều kiện phát triển tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các

ngành công nghiệp hiện đại, nhất là nhân lực cho cuộc cách mạng công nghiêp 4.0. Tiếp tục kiện toàn, hoàn thiện tổ chức bộ máy của Ban quản lý các Khu công

nghiệp đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; cần chú trọng đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, công chức, viên chức để nâng cao tinh thần trách nhiệm, nghiệp vụ chuyên môn và khảnăng triển khai thực hiện công việc; thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Luận văn “Phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”

là một đề tài hết sức cần thiết cho tác giả trong công tác của mình tại Văn phòng

UBND tỉnh Phú Thọ, luận văn đã đưa ra cơ sở lý thuyết về các KCN, từ thực

trạng hoạt động các KCN tỉnh Phú Thọ, so sánh với các KCN ở các tỉnh, chỉ ra

những mặt mạnh, những ưu điểm và những điểm yếu, những hạn chế và tồn tại cần giải quyết, những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những yếu kém

đó và những thời cơ, cơ hội cũng như thách thức trong thời gian tới. Trên cơ sở

lý các KCN Phú Thọnhằm đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh một cách đồng bộ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, đóng góp vào

sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọcũng như vùng Trung du miền núi

Bắc bộ và của cả nước.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành

- Đề nghị Chính phủ Ban hành Nghị định thay thế Các Nghị định số

29/2008/NĐ-CP, ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp,

khu chế xuất và khu kinh tế; Nghị định số Nghị định số 164/2013/NĐ-CP, ngày

12/11/2013 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số

29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp,

khu chế xuất và khu kinh tế; Nghị định số 114/2015/NĐ-CP, ngày 11/9/2015 Sửa

đổi, bổ sung nghị định số 29/2008/NĐ-CP để phù hợp với các quy định của Luật

Đầu tư năm 2014 và tình hình thực tế tại các địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát

triển các KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1107/QĐ-

TTg ngày 21/8/2006 để phù hợp với điều kiện thực tế tại các địa phương.

5.2.2. Đối với Tỉnh Phú Thọ

- Đề nghị HĐND và UBND hàng năm dành một khoản kinh phí sự nghiệp

hợp lý cho công tác quản lý KCN như: Công tác quản lý sau cấp phép, quản lý

môi trường, quản lý quy hoạch, xây dựng tại các KCN... để phục vụ nhiệm vụ

phát triển công nghiệp trên địa bàn.

- Đề nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết 180/2009/NQ-

HĐND của HĐND tỉnh về về hỗ trợ đầu tư đối với các dự án trên địa bàn tỉnh

Phú Thọ cho phù hợp với điều kiện thực tế và các văn bản quy phạm pháp luật

hiện hành.

- Đề nghị sửa đổi một số nội dung Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban quản lý các khu công nghiệp Phú Thọ (2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015,

2016, 2017). Các Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ từ năm 2010 đến năm 2017, Phú Thọ.

2. Ban quản lý các khu công nghiệp Phú Thọ (2012). Báo cáo Kế hoạch phát triển

các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ5 năm (2011-2015), Phú Thọ. 3. Ban quản lý các khu công nghiệp Phú Thọ (2012). Báo cáo tổng kết 15 năm xây

dựng và phát triển các KCN. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đến năm 2020, Phú Thọ.

4. Ban quản lý các khu công nghiệp Phú Thọ (2014). Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, Phú Thọ.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017). Báo cáo tổng kết các mô hình khu công nghiệp, khu kinh tế, tháng 02/2017, Hà Nội.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban kinh tế Trung ương, Tạp chíCộng sản, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2004). Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2004), Đồng Nai.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Báo cáo môi trường quốc gia 2009 - Môi

trường Khu công nghiệp Việt Nam .tr. 3 - 19.

8. Bộ Xây dựng (2008). Thông tư hướng dẫn thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt quản lý quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế, Hà Nội.

9. Bùi Quang Vinh (2011). Đánh giá vai trò khu công nghiệp, khu chế xuất trong nền kinh tế Việt Nam. Truy cập ngày 11/4/2018. Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Nam -

Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

10. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2016). Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọnăm 2015. NXB Thống Kê , Hà Nội. tr.53 - 60.

11. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ(2017). Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọnăm 2016. NXB Thống Kê , Hà Nội. tr.53 - 60.

12. Chính phủ (1994). Nghị định số 192-CP của Chính phủ, ngày 28/12/1994 về ban hành quy chế khu công nghiệp, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13. Chính phủ (2006). Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 về việc phê duyệt Quy hoạch hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

14. Chính phủ (2008). Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, Hà Nội.

15. Chính phủ (2008). Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê quyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, Hà Nội.

16. Chính phủ (2013). Nghị quyết 40/NQ-CP ngày 28/3/2013 phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015 tỉnh Phú

Thọ, Hà Nội.

17. Chính phủ (2015). Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Hà Nội.

18. Đỗ Hữu Hào (2006). Vai trò của khu công nghiệp, khu chế xuất đối với việc nâng cao trình độ công nghệ, quản lý doanh nghiệp và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng”. Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam tháng 6/2006.

19. Lê Thế giới (2008). Hệ thống đánh giá phát triển bền vững các khu công nghiệp Việt Nam. Tạp chíKhoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng. 4(27). tr 108- 118. 20. Nguyễn Văn Tài và Phạm Văn Sinh (2015). Giáo trình triết học, Bộ Giáo dục và

Đào tạo, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. tr. 115-117.

21. Ngô Thắng Lợi và Phan Thị Nhiệm (2008). Kinh tế phát triển. NXB Lao động –

Xã hội, Hà Nội, tr. 47-48.

22. Nguyễn Hữu Dũng (2008). Phát triển khu công nghiệp với vấn đề lao động - việc làm ở Việt Nam. Truy cập ngày 08/11/2017. Tạp chí cộng sản:

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/kinh-te/2008/1272/Phat-trien-cac-khu- cong-nghiep-voi-van-de-lao-dong-viec-lam.aspx

23. Nguyễn Mạnh Hùng (2016). Khu công nghiệp - Động lực phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2035.Viện nghiên cứu phát triển kinh tế -

xã hội tỉnh Bắc Ninh. Truy cập ngày 21/10/2017: : http://vienktxh.bacninh.gov.vn/news/-/details/3565029/khu-cong-nghiep-ong-luc- phat-trien-kinh-te-tinh-bac-ninh-giai-oan-2016-2020-tam-nhin-2035

24. Nguyễn Ngọc Dũng (2010). Phát triển đồng bộ các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Luận án tiến sỹ. Đại học Kinh tế quốc dân.

25. Nguyễn Thị Huyền Trang (2015). Hoạt động của các khu công nghiệp tỉnh Bắc

Ninh giai đoạn 2005-2012. Tạp chí khoa học Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí

26. Nguyễn Trọng Tấn (2012). Phát triển khu công nghiệp gắn với phát triển bền vững tại tỉnh Phú Thọ”. Luận văn thạc sỹ. Đại học Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên. 27. Phạm Văn Vận và Vũ Cương (2005). Giáo trình Kinh tế công cộng.Tập 01, NXB

thống kê, Hà Nội, tr.10.

28. Phạm Xuân Hậu (2006). Hiện trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả các khu công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. (09). tr23 - 33.

29. Phạm Thanh Hà (2011). Các khu công nghiệp Việt Nam hướng tới sự phát triển bền vững. Tạp chí Cộng sản. Truy cập ngày 20/10/2017: .

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi-

doi/2011/12503/Cac-khu-cong-nghiep-o-Viet-Nam-Huong-toi-su-phat-trien.aspx 30. Phạm Thị Khanh (2010). Tác động của công nghiệp đối với sự phá triển bền vững về

xã hội ở Việt Nam. Tạp chí của Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam.Truy cập ngày

20/12/2017: http://www.vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Su-kien-Thanh-tuu-KH-CN/Tac- dong-cua-cong-nghiep-doi-voi-su-phat-trien-ben-vung-ve-xa-hoi-o-Viet-Nam-

35366.html

31. Quốc hội (2014). Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014, Hà Nội.

32. Quốc hội (2014). Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014, Hà Nội.

33. Thủ tướng Chính phủ (2006). Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020,Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

34. Thủ tướng Chính phủ (2014). Văn bản số 2501/TTg-KTN ngày 10/10/2014 Về việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọđến năm 2020, Hà Nội.

35. Trần Huy Đông (2017). Về phát triển một số mô hình khu công nghiệp mới tại Việt Nam trong thời gian tới. Truy cập ngày 21/6/2017. Tạp chí Kinh tế và Dự

báo.http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/ve-phat-trien-mot-so-mo-hinh-khu-cong nghiep-moi-tai-Viet-Nam-trong-thoi-gian-toi.html.

36. Trần Minh Ngọc (2010). Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn thạc sỹ. Đại học Quốc gia Hà Nội.

37. UBND tỉnh Phú Thọ (2014). Quyết định số 2419/QĐ-UBND ngày 10/10/2014

Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 KCN Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 103 - 110)