Nguồn lao độngcủa địa phương và các vùng lân cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 81 - 84)

Theo niên giám thống kê, dân số tỉnh Phú Thọ năm 2016 là 1.381.710

người. Mật độ dân số 391 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều, thành

phố Việt Trì có mật độ dân cư đông nhất 1.775 người/km2, tiếp đến là thị xã Phú

Thọ 1.090 người/km2, huyện Lâm Thao 1.052 người/km2, mức thấp là ở huyện

Tân Sơn 117 người/km2.

Nguồn lao động của tỉnh tăng qua các năm năm 2005 là 793 nghìn người, năm

2010 là 859,8 nghìn người và năm 2016 là 893,3 nghìn người; sốlao động làm việc

trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2005 là 666,7 nghìn người, năm 2010 là 705,1 nghìn người và năm 2016 là 751,7 nghìn người. Số lao động đã qua đào tạo đạt 29,0%, trong đó có 17,0% là công nhân kỹ thuật. Nguồn lao động của tỉnh đã đáp ứng được nhu cầu tăng nhanh về nguồn lao động của các doanh nghiệp trong các KCN;

đây cũng là một trong những yếu tố lợi thế của tỉnh Phú Thọ so với các tỉnh vùng

Kinh tế trọng điểm Bắcbộ trong quá trình thu hút đầu tư và phát triển các KCN.

0 10 20 30 40 50 1 2 3 4 5

Ảnh hưởng của nguồn lao động

(1-Không ảnh hưởng...5-Rất ảnh hưởng)

Biểu đồ 4.4Ảnh hưởng của lao động đến quyết định đầu tư vào các KCN

Khảo sát ảnh hưởng của nguồn lao động đến quyết định đầu tư của các

nhà đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cho kết quả 81% ý kiến đánh

giá nguồn lao động ảnh hưởng và rất ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào các

KCN trên địa bàn tỉnh trong đó 44,55% ý kiến đánh giá ảnh hưởng, 35,64% ý

kiến đánh giá rất ảnh hưởng.

Bảng 4.15. Phân tích tổng thể điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối

với phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Phân tích tổng thể điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (Ma trận SWOT) từ đó định hướng các nhóm giải pháp Phát triển các khu công nghiệp

trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Điểm mạnh (Strengths) - Tiềm năng

1. Đội ngũ cán bộ BQL các KCN Phú

Thọ có trình độ, kinh nghiệm, trách nhiệm.

2. KCN được nhiều nhà đầu tư quan

tâm tìm hiểu.

3. Thuận lợi của Phú Thọ về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, văn hóa, xã hội,...

4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Phú

Thọổn định và duy trì ở mức cao. - Là cầu nối giao thông đường bộ, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đường không, đường thủy của vùng

Trung du miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng. 5. Có một nền công nghiệp đa ngành

được hình thành và phát triển rấtsớmtừ những năm 70.

6. Hệ thống khu và cụm công nghiệp đã và đang phát triển tạo điều kiện thuận lợi choviệc liên kết kinh tế, phát triển công nghiệp phụtrợ.

7. Hình thành một số trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề. Nguồn lao động dồi dào.

Điểm yếu (Weaknesses) - Hạn chế

1. Công tác quy hoạch và sử dụng quỹ đất chưa hợp lý; vị trí địa lý kém thuận lợi so với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, suất đầu tư hạ tầng cao.

2. Kết cấu hạ tầng của Phú Thọ chưa đồng bộ nhất. Quỹ đất để phát triển công nghiệp củaPhú Thọ không còn nhiều. 3. Mối quan tâm hàng đầu của các nhà

đầu tư kết cấu hạ tầng là lợi nhuận, do đó chỉ chú trọng mục tiêu lấp đầy mà dễ dàng bỏ qua các yếu tố khác khi thu hút đầutư.

4. Thiếu nguồn lao động có tay nghề, chất lượng cao và không ổnđịnh.

5. Doanh nghiệp trong nước thiếu vốn hoạt động; chậm đổi mới công nghệ,

máy móc..

6. Các sản phẩm chủ lực còn yếu và thiếu.

7. Nguồn lực hỗ trợ ưu đãi đầu tư còn hạn chế. Môi trường đầu tư của Phú

Thọchậm được cải thiện.

8. Chưa có hệ thống tiện ích nhà ở cho công nhân tại các KCN.

Cơ hội (Opportunities) – Tiềm năng

1. Tình hình chính trị ổn định, pháp luật ngày càng hoàn thiện.

2. Có đủ quỹ đất để mở rộng và liên kết thành một tổ hợp công nghiệp lớn hoặc tạo điều kiện hình thành các KCN

chuyên ngành,...

3. Xây dựng KCN là phương án tốt nhất trong việc phối – kết hợp chặt chẽ quy hoạch phát triển KCN với quy

hoạch phát triển đô thị, phát triển các KCN là nền tảng để phát triển các khu đô thị xung quanh KCN.

4. Xây dựng KCN để kết hợp hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, xã hội, người lao động và các nhà đầu tư, đồng thời thực hiện tốtnhiệm vụ bảo vệ môi trường.

5. Chính phủ quan tâm khuyến khích phát triển các KCN và thu hút đầu tư của các ngành công nghiệp mũi nhọn, các ngành công nghệ cao, các nghiên cứu phát triển...

6. Việt Nam tham gia vào nhiều Hiệp định thương mại song phương và đa

phương, nhất là các hiệp định thế hệ mới. Làn sóng đầu tư nước ngoài đang dịch chuyển từ Thái Lan, Trung Quốc,... vào Việt Nam.

Thách thức (Threat) - Cản trở 1. Tình hình kinh tế thế giới có

nhiều biến động, chủ nghĩa bảo hộ của các nước lớn.

2. Sự cạnh tranh và hình thành nhiều KCN, KCX của các tỉnh lân cận

và trong vùng và vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Mức sống, nhu cầu của người lao động tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế làm mất đi lợi thế cạnh tranh về giá sức lao động rẻ và nguy có tranh chấp lao động dẫn đến đình công, lãn công tăng.

4. Hội nhập sâu hơn làm giảm sự chênh lệch giá cả hàng hóa và làm mất dần tính ưu tiên về cơ chế chính sách ưu đãi trong hàng rào KCN so với ngoài KCN.

5. Tự do hóa thị trường dẫn đến thị trường bất động sản phát triển, do vậy khó khăn trong công tác đền bù GPMB, tăng chi phí đầu tư, giảm năng lực cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư của các KCN Phú Thọ.

Phối hợp các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức để đề xuất một số vấn đề cần tập trung giải quyết

* Phối hợp yếu tố thuận lợi và cơ hội (S/O)

- Phối hợp SO(1) → Vấn đề về hoàn thiện cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc

phát triển KCN;

ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao và nghiên cứu chuyển giao.

* Phối hợp yếu tố thuận lợi và thách thức (S/T)

- Phối hợp ST(1) → Vấn đề về thu hút đầutư.

- Phối hợp ST(2) → Vấn đề xây dựng và ban hành các chính sách cho việc

phát triển các KCN.

* Phối hợp yếu tố khó khăn và cơ hội (W/O)

- Phối hợp WO(1) → Vấn đề hoàn thiện quy hoạch KCN

- Phối hợp WO(2) → Vấn đề huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

* Phối hợp yếu tố khó khăn và thách thức (W/T)

- Phối hợp WT(1) → Vấn đề phát triển và đào tạo nguồn nhân lực có chất

lượng cao.

- Phối hợp WT(2)→ Vấn đề đổi mới quản lý nhà nước đối với các KCN

Phú Thọ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 81 - 84)