Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 33 - 35)

2.2.1.1. KCX ở Đài Loan KCX Cao Hùng

Theo Nguyễn Ngọc Dũng (2012), KCX Cao Hùng Là KCX đầu tiên được

thành lập với diện tích 66 ha tiếp theo là KCX Nam Tử, 90 ha, KCX Đài Trung nhỏ nhất với diện tích 23,5 ha. Tuy nhiên, do khí hậu ở khu vực này tốt nên KCX Đài Trung được bố trí các ngành hàng cao cấp tinh vi, còn 2 khu kia sắp xếp làm KCN tổng hợp. Trong các KCX có 25 ngành công nghiệp khác nhau như đồ điện

và điện tử cao cấp, dụng cụquang học, hàng kim khí, hóa học, in ấn, dụng cụ văn

phòng. Sau này, một số mặt hàng như mỹ phẩm, dụng cụ y học, đồ dùng dạy học, đồ cao su đã bị loại bỏ. KCX ở Đài Loan đã thực hiện xuất sắc sứ mạng sản xuất

hàng xuất khẩu. Những năm 1967- 1968 còn phải nhập siêu thì thời gian ngắn

nhập khẩu là 15,567 tỷ USD. Thị trường của KCX gồm 140 nước ở khắp các châu lục. Các KCX đã tạo việc làm cho số lớn người lao động, năm 1967 mới thu hút 1.600 người thì đến năm 1986, con số này đã đạt 90.000 người. KCX của Đài

Loan đã sản xuất được nhiều mặt hàng cao cấp như mạng ra-đa dùng trong hệ

thống ra-đa là sản phẩm yêu cầu có trình độ kỹ thuật cao; tấm bảo ôn dùng trong

ngành luyện thép. KCX ở Đài Loan đã có nhiều đóng góp về thu hút đầu tư, cân bằng mậu dịch đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm. Đối với các

nước đang phát triển, trong thời kỳ đầu phát triển kinh tế, thành lập KCX sẽ tạo

được thuận lợi là quyền lực được tập trung, thủ tục giản đơn, tạo môi trường tốt

để thu hút vốn đầu tư.

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan đã có khoảng 64 khu công nghiệp trong vòng 30 năm Thái Lan cũng trở thành nước “Con rồng” thứ 2 Đông Nam Á. Chính phủ Thái Lan có chủ trương phát triển cân đối lãnh thổ bằng cách thực hiện chính sách ưu đãi đặc biệt khác nhau giữa các khu vực (thuế nhập khẩu thiết bị máy móc có nơi được miễn 50%, có nơi được miễn hoàn toàn). Từ cực phát triển Băng Cốc thiết lập các khu công nghiệp với 3 vành đai bao quanh cực với những lợi thế khác nhau, mức độ ảnh hưởng khác nhau. Thái Lan quản lý KCN thống nhất theo cơ chế thị trường một cửa nên giải quyết các thủ tục nhanh chóng; công tác quanbr lý môi trường tại các KCN hết sức chặt chẽ, bằng pháp luật kết hợp với bằng kinh tế. Các doanh

nghiệp phải trả chi phí cho quá trình xử lý chất thải.

Thái Lan sớm hình thành Ban quản lý các KCN Thái Lan – IAET. Đây là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp Thái Lan, được thành lập

năm 1962. IEAT không nặng về chức năng quản lý nhà nước: cấp giấy phép;

thống kê tình hình hoạt động như các Ban quản lý các KCN của Việt Nam mà giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghiệp lẫn bảo vệ môi trường. IEAT phục vụ tốt cho các khách hàng muốn đầu tư vào KCN. Tiết kiệm thời gian cho khách hàng bằng cách cung cấp các thông tin cần thiết như: giới thiệu mạng lưới KCN, ngành nghề khuyến khích đầu tư, vị trí các KCN, các ngành nghề được ưu đãi. Các thủ tục giấy tờ thực hiện sau một ngày được hướng dẫn và làm thủ tục, một tuần sau, họ được nhận giấy phép đầu tư để bắt tay vào việc xây dựng nhà xưởng. Mặc dù có cơ chế Một cửa nhưng nếu để khách hàng chờ đợi lâu cũng có nghĩa là nhiều cửa, nên việc xây dựng cơ chế Một cửa nhằm mục đích phục vụ cho khách hàng nhanh chóng, kịp thời để tiết kiệm thời gian cho

nhà đầu tư. Với mục tiêu lấp đầy KCN và phát triển công nghiệp đồng đều trong cả nước, Thái Lan áp dụng các chính sách ưu đãi tài chính khác biệt để khuyến

khích đầu tư vào những vùng xa trung tâm Thành phố, ở vùng sâu, vùngxa của

đất nước. Khi thành lập KCN phải có thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải và được cơ quan có thẩm quyền về môi trường xem xét và phê duyệt (Phạm

Xuân Hậu, 2006).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 33 - 35)