Kinh nhiệm của một số tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 35 - 38)

2.2.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Theo Nguyễn Mạnh Hùng (2016), trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 15 KCN tập trung, trong đó đã có 10 KCN đã đi vào hoạt động. Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 53,3%, cao hơn tỷ lệ lấp đầy của cả nước (khoảng 47%), nếu tính tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất thu hồi cho thuê đạt

74,8%. Các KCN đã thu hút được các dự án đầu tư lớn trong và ngoài nước, có

công nghệ hiện đại như: Samsung, Canon, ABB… Từ sự phát triển của các KCN,

ngành công nghiệp của Bắc Ninh đã định hình và phát triển những ngành mũi

nhọn như công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo, chế biến công nghệ cao...

Định hướng phát triển các khu công nghiệp gắn với phát triển bền vững Phát triển các KCN hiện có theo chiều sâu và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động theo hướng:

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư, lấp đầy diện tích đất công nghiệp; chuyển dịch

cơ cấu bên trong thông qua thu hút, lựa chọn các doanh nghiệp có công nghệ cao,

thân thiện môi trường, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp có giá trị gia tăng cao.

- Chỉ thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh trong các

khu công nghiệp khi đã xây dựng đồng bộ, đầy đủ cơ sở hạ tầng theo quy hoạch được duyệt. Chấm dứt việc cấp dời các dự án sản xuất công nghiệp ở ngoài các khu, cụm công nghiệp. Phát triển các KCN gắn với việc bảo vệ môi trường trong và ngoài KCN; chăm lo điều kiện làm việc, đời sống và nhà ở cho người lao động; giám sát chặt chẽ việc thi hành pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp KCN.Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng để thu hút các

doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo đến năm 2020, lấp đầy về

cơ bản diện tích đất công nghiệp còn lại; xây dựng hoànthiện các khu đô thị gắn

- Thực hiện nghiêm chỉnh quy hoạch xây dựng KCN đã được phê duyệt

trên cơ sở thực hiện một cách đồng bộ quy hoạch các ngành, lĩnh vực có liên

quan, đảm bảo cung ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào hiện tại cũng như trong tương lai. Giao trách nhiệm tối đa cho các doanh nghiệp chuyên ngành đầu

tư phát triển các công trình hạ tầng ngoài hàng rào. Ngoài việc dùng ngân sách để

hỗ trợ đầu tư các công trình này, cần phải có những cơchế, chính sách thích hợp

để thu hút các nguồn vốn khác nhau tham gia, đầu tư các công trình hạ tầng

ngoài hàng rào.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước sau đầu tư (gồm cảcông tác kiểm

tra, giám sát), nâng cao chất lượng dịch vụ công, thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, tổng hợp qua mạng Internet… Đôn đốc các chủ đầu tư hạ tầng và các doanh nghiệp thứ cấp thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng nguồn lao động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp KCN,

khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

2.2.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc

Theo VCCI (2017), từ 01 KCN được Chính phủ cho phép thành lập năm 1998 là KCN Kim Hoa với diện tích giai đoạn 1 là 50 ha, đến nay trên địa bàn tỉnh có 19 KCN với quy mô 5.540 ha, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục phát triển đến năm 2020.

Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài KCN được quan tâm đầu tư và ngày càng hoàn thiện, hiện đã có 11 KCN được thành lập với tổng diện tích quy hoạch 2.347,9 ha. Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp đã có hạ tầng đạt 70 %, trong đó phải kể đến các KCN có tỷ lệ lấp đầy cao như Khai Quang (đạt 91%), Bình Xuyên (đạt 59%); Bình Xuyên II (đạt 79%), Kim Hoa (đạt 100%),…

Với quan điểm công tác quy hoạch phải đi trước một bước, quy hoạch phải mang tính tổng thể, đồng bộ, gắn phát triển công nghiệp với phát triển đô thị và dịch vụ, bảo đảm sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; khai thác phát triển KCN ở các vùng đồi, vùng đất bạc màu, hạn chế tối đa khai thác quỹ đất trồng lúa cho phát triển công nghiệp, bảo đảm cho sự phát triển bền vững.

Công tác Cải cách thủ tục hành chính được tích cực triển khai, nhất là

trong lĩnh vực đầu tư, thực hiện theo mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông”,

phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đăng ký kinh doanh, nộp thuế, tạo môi trường thuận lợi, sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, từng bước tạo

được niềm tin cho các nhà đầu tư, trở thành địa chỉ đầu tư hấp dẫn, tin cậy, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhiều năm trong Top 10 của cả nước, dẫn đến dòng vốn đầu tư vào tỉnh tăng nhanh cả về số lượng và quy

mô dự án. Công khai, minh bạch, các TTHC liên quan đến đầu tư. Thực hiện

giảm 40-50% thời gian giải quyết TTHC theo quy định của Chính phủ đối với

các TTHC liên quan đến đầu tư, trừ các TTHC có quy định thời gian giải quyết từ 03 ngày trở xuống. Áp dụng rộng rãi, có hiệu quả công nghệ thông tin trong

việc giải quyết các TTHC cho tổ chức và công dân.

Đồng thời với công tác thu hút đầu tư, quy hoạch phát triển KCN, công tác quản lý các dự án sau cấp chứng nhận đầu tư được xác định là một nhiệm vụ

quan trọng. Nhờ vậy, các dự án sau khi được cấp phép đầu tư, đã nhanh chóng

triển khai xây dựng, đi vào hoạt động sản xuất đúng tiến độ, số dự án đầu tư đi

vào hoạt động chiếm tỷ lệ cao. Chủ động kết nối doanh nghiệp với các địa

phương, huyện, thị của tỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng lao động; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, các vụ đình công lãn công trong các KCN; phối hợp giải quyết những vấn đề về an ninh, trật tự an toàn xã hội trong các KCN và các doanh nghiệp.

Duy trì đối thoại, thường xuyên hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các vụ

việc, vướng mắc phát sinh trong quan hệ với các cơ quan, hành chính, tư pháp

của địa phương và trung ương theo quy định của pháp luật, trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư đối với các vấn đề chưa thống nhất trong hệ

thống pháp luật về đầu tư vàluật chuyên ngành.

Chủ động tạo quỹ đất sạch cho thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp; nâng cao chất lượng đầu tư xây dựng, thúc đẩy việc hoàn thiện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào KCN với các tiện nghi, tiện ích công cộng phục vụ cho KCN, xây dựng đời sống văn hoá cho người lao động tại các KCN. Triển khai thực hiện các giải pháp về trợ doanh nghiệp đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, có các biện pháp hiệu quả trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp

tuyển dụng lao động.Tăng cường kiểm soát vấn đề môi trường khi thẩm định dự

án và khi dự án đi vào hoạt động, “không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng”. Hạn chế tối đa việc cấp phép cho những lĩnh vực có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như: giấy, dệt nhuộm, thép…, những dự án không phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 35 - 38)