Đẩy mạnh công tác đảm bảo môi trường trong các KCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 90)

Việc xây dựng và hình thành nhanh chóng các KCN để thu hút đầu tư ở

nước ta nói chung và ở tỉnh Phú Thọ nói riêng, trong những năm qua đã có tác

động tiêu cực đến môi trường sinh thái, môi trường sống của con người. Việc giải

quyết hài hoà giữa mục tiêu thu hút đầu tư để phát triển KT – XH gắn với bảo vệ

môi trường là rất cần thiết. Do đó, Tỉnh cần phải đưa ra được các giải pháp để giải quyết tốt nhất những vấn đề môi trường, đặc biệt là trong các KCN trên địa bàn

Tỉnh nhằm tạo nên môi trường sống trong lành cho nhân dân,môi trường thuậnlợi

cho các nhà đầu tư và không ngừng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Tỉnh.

Từ những định hướng trên đây, tỉnh Phú Thọ cần phải thực hiện đồng bộ

các giải pháp sau đây:

Một là, trong công tác quy hoạch KCN, các cơ quan nhà nước có thẩm

quyền lập quy hoạch xây dựng KCN cũng như thoả thuận quy hoạch chi tết KCN

cần phải quan tâm tới vấn đề môi trường trong KCN. Cần đảm bảo khoảng cách tương đối giữa KCN với đường giao thông và khu dân cư xung quanh, để hạn chế

tối đa ảnh hưởng về môi trường trong KCN ra khu vực lân cận. Ưu tiên thu hút

những dự án có trình độ công nghệ cao, hiện đại; những ngành công nghiệp sạch, ít gây ô nhiễm đến môi trường. Đối với những dự án có cùng ngành nghề và gây ô

nhiễm cao nên được bố trí vào một KCN để thuận tiệncho công tác xử lý chất thải.

Hai là, cần tăng cường công tác thẩm định dự án đầu tư, đặc biệt là thẩm

định về yếu tố môi trường. Theo đó, hồ sơ dự án được coi là mang tính khả thi

phải đánh giá được tổng lượng khí thải, nước thải, rác thải và chất thải do các DN

trong KCN thải ra và mức độ ô nhiễm môi trường trong KCN. Từ đó có phương án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải với quy mô, chất lượng xử lý đạt yêu

cầu, đồng thời có luận chứng cụ thể vốn đầu tư và phương án huy động vốn để xây dựng các công trình xử lý chất thải này.

Ba là, có những chế tài bắt buộc đối với chủ đầu tư trong việc xây dựng

các công trình xử lý chất thải tập trung trong KCN. Trong thời gian tới, có thể

nghiên cứu hỗ trợ các chủ đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải tập trung

đồng thời với việc tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm về lĩnh vực môi trường theo quy định, cần thiết có thể đóng cửa nhà máy vi phạm

nhiều lần.

Bốn là,bên cạnh việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư,

cần có những quy định cụ thể về giám sát các dự án đầu tư và bảo vệ môi trường trong KCN. Để đảm bảo hiệu quả của công tác giám sát, cần quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của cơ quan giám sát khi thực hiện chức năng giám sát môi trường, đồng thời cần có những quy định về những ưu đãi, khen thưởng, xử phạt đối với các DN trong thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Năm là, cần có những biện pháp hỗ trợ tài chính cho việc xây dựng các

công trình xử lý nước thải tập trung với các địa phương không đủ điều kiện hỗ trợ nguồn vốn ngân sách trung ương cho công trình xử lý nước thải tập trung và đền bù giải phóng mặt bằng KCN. Có thể xem xét cho vay từ quỹ tín dụng đầu tư phát triển với lãi suất ưu đãi đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý

chất thải tập trung trong KCN, hoặc có thể nghiên cứu cơ chế ưu đãi đối với các

dự án đầu tư KCN hoàn thành hệ thống xử lý chất thải đạt yêu cầu trước khi thu hút đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sáu là, nhanh chóng xây dựng những văn bản quy phạm phát luật thực

hiện Luật Bảovệ môi trường và các Nghị định của Chính phủ. Do tính cấp bách của vấn đề môi trường trong KCN và tính tập trung, đa dạng ngành nghề của KCN, cần phải nghiên cứu việc xây dựng các cơ chế chính sách bảo vệ môi trường và xử lý chất thải trong KCN, trong đó đề cập tới: cơ chế hỗ trợ tài chính, huy động nguồn tài chính từ khu vực tư nhân để xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường trong KCN, xây dựng một đầu mối trong quản lý KCN trong đó có quản

lý môi trường trong KCN, thành lập đơn vị giám sát môi trường đặt tại mỗi KCN.

Bảy là, giáo dục tuyên truyền để nâng cao nhận thức giữ gìn và bảo vệ

môi trường cho tất cả các cấp, các ngành; từng địa phương; từng hộ gia đình, đặc biệt là cho các chủ đầu tư và DN trong KCN. Các chủ đầu tư và DN trong KCN

cần phải ý thức rõ rằng và đầy đủ trách nhiệm của mình đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong và ngoài KCN; chủ động tìm giải pháp thoả đáng và giải quyết

hài hoà mối quan hệ lợi ích – chi phí để đầu tư hệ thống xử lý chất thải tập trung

cho từng DN trong KCN.

4.33. Tăng cường thu hút các nguồn lực, đầu tư kết cấu hạ tầng các KCN

Cơ sở hạ tầng của địa phương cũng là một vấn đề đáng quan tâm của các chủ đầu tư khi tiến hành hoạt động đầu tư vào KCN. Một cơ sở hạ tầng hoàn

thiện sẽ giúp các nhà đầu tư giảm chi phí đầu tư vào cho sản xuất cũng dễ dàng

hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Hộp 4.2. Tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng các KCN

Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, Phú Thọ xác

định nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu là tập trung vào 4 khâu đột phá vềđầu tư kết cấu hạ tầng then chốt, phát triển du lịch, phát triển nguồn nhân lực và cải cách hành chính. Trong đó nhiệm vụ trọng tâm của đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng then chốt là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. - Đầu tư hạ tầng các KCN có lợi thế giao thông đối ngoại, thuận lợi trong thu hút đầu tư; trong đó ưu tiêu phát triển các KCN dọc tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai: KCN Phú Hà, Cẩm Khê, Phù Ninh. Huy động xã hội hóa đầu tư xây dựng các công trình tiện ích xã hội phục vụ nhu cầu công nhân, cán bộ các KCN (KCN Thụy Vân, Phú Hà, Cẩm Khê). Phấn đấu huy động lĩnh vực đạt 5.000-5.500 tỷ đồng; trong đó: Vốn NSNN chiếm 10,1%, vốn doanh nghiệp 84,1%, vốn Bộ, ngành 5,8%.

Phỏng vấn đồng chí Hồ Đại Dũng - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, ngày 15/12/2017

Phú Thọlà một tỉnh tuy có vị trí tương đối thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu

tư, nhưng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các KCN chưa đáp ứng yêu cầu của các nhà

đầu tư. Trong thời gian tới, Phú Thọcần phải tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở

hạ tầng kỹ thuật theo hướng sau:

+Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho KCN:

Vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng rất lớn nhưng thời gian thu hồi

vốn đầu tư chậm, khả năng sinh lời thấp nên không hấp dẫn của các nhà đầu tư.

Do đó, Tỉnh nên có cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng kỹ thuật nhằm giảm chi phí hạ tầng đối với các KCN đã có nhà đầu tư.

Mặt khác, cần có chế độ ưu đãi đầu tư miễn thuế thu nhập trong một thời gian

nghiệp trong và ngoài nước đầu tưvào các dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN. Trong thời gian tới tiếp tục vận động, tim kiếm nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, không đầu tư hạ tầng KCN từ ngân sách nhà nước đối với các KCN: Phù Ninh, Tam Nông, Hạ Hòa. Ban hành quy chế khuyến khích tư

nhân đầu tư nâng cấp các công trình giao thông, dịch vụ viễn thông, cung cấp

điện, nước.

+ Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thường xuyên giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện đầu tư xây dựng kết

cấu hạ tầng KCN theo quy hoạch đã được duyệt, đảm bảo đúng tiến độ và chất

lượng các hạng mục công trình. Định kỳ tiến hành kiểm tra chất lượng các công

trình xây dựng, đôn đốc việc thực hiện tiến độ, kịp thời phát hiện những sai phạm tiêu chuẩn kỹ thuật, những vướng mắc khó khăn để có biện pháp xử lý và hỗ trợ kịp thời.

Chỉ đạo đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân (KCN Phú

Hà, KCN Thụy Vân), các công trình phúc lợi công cộng và khu vực dịch vụ phục

vụ người lao động trong KCN theo đúng tiến độ đăng ký. Việc đưa các công

trình đó vào hoạt động đúng thời gian không chỉ giải quyết tốt nhu cầu nhà ở, đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động mà còn là cơ sở để giải quyết tốt

các vấn đề việc làm cho người lao động địa phương, nhất là những lao động

không đáp ứng được các yêu cầu làm việc trong KCN, giảm thiểu tình trạng mất

an ninh trật tự tại các khu vực dân cưlân cận.

Kiên quyết yêu cầu các chủ đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng KCN thực hiện

việc đầu tư xây dựng và hoàn thiện các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là

trạm xử lý và hệ thống xử lý nước thải trước khi KCN đi vào hoạt động. Thực tế đã chứng minh, tất cả các loại hình ô nhiễm từ chất thải rắn, o nhiễm không khí, bụi… thì cuối cùng cũng đều tập kết về môi trường nước. Việc đưa trạm xử lý

nước thải và hệ thống xử lý nước thải đi vào hoạt động sẽ giải quyết tốt các vấn

đề gây ô nhiễm môi trường phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN.

4.3.4. Đẩy mạnh thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động của các

doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong các KCN

Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, khi mà các nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn được tự do di chuyển thì việc thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút FDI

đang thực sự là cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trên thế giới, giữa các

địa phương trong một nước.

Hộp 4.3. Đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Có thể khẳng định, thời gian qua, dưới sự lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, hoạt động xúc tiến đầu tư vào các KCN đã được các cấp, các ngành, các doanh nghiệp tích cực tham gia và đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư vào các KCN. Trong thời gian tới, Ban quản lý các KCN tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơquan liên quan; chủ động, đổi mới nội dung, phương

thức xúc tiến đầu tư bằng nhiều hình thức; đặc biệt quảng bá xúc tiến đầu tư trên các phương tiện truyền thông đa phương tiện bằng 5 thứ Tiếng: Việt, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, nhằm giới thiệu sâu về những tiềm nãng thế mạnh của tỉnh mà nhà đầu tư cần. Tiếp tục thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ. Tích cực vận động các nhà đầu tư, doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các KCN; thu hút các dự án thứ cấp có lựa chọn, ưu tiên các dự án dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư, các dự án có quy mô lớn, có công nghệ tiến tiến, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, có giá trị gia tăng cao, có khả năng thu nộp ngân sách và thân thiện với môi trường để phát triển và phát triển bền vững.

Phỏng vấn đồng chí Nguyễn Việt Dũng Trưởng Ban quản lý các KCN Phú Thọ, ngày 15/11/2017

Hoạt động xúc tiến đầu tưhơn bao giờ hết trở thành vấn đề cấp bách đặt ra

cho mỗi quốc gia, mỗi địa phương trong việc thu hút đầu tư nói chung và thu hút

đầu tư vào KCN nói riêng. Nhìn nhận đúng ảnh hưởng trực tiếp của công tác xúc

tiến đầu tưđến khối lượng và hiệu quả của các dự án trong KCN, mỗi địa phương

cần phải tổ chức hoạt động này một cách hệ thống, thường xuyên và chủ động, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại vào cấp Trung ương hay sự giúp đỡ của các nhà tài trợ nước ngoài. Ngược lại, cần phải chủ động hợp tác với các cơ quan Trung

ương để tiến hành công tác XTĐT để tạo hình ảnh riêng của địa phương đối với

các nhà đầu tư trong và ngoài nước.Muốn vậy, trong thời gian tới, Tỉnh cần phải

chú trọng một số vấn đề sau:

- Tăng cường đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư, đa dạng hóa bằng

nhiều hình thức; ưu tiên thu hút các dự án sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư, các dự án có quy mô lớn, có công nghệ tiến tiến, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, có giá trị gia tăng cao, có khả năng thu nộp

ngân sách và thân thiện với môi trường. Tiếp tục cập nhật và biên soạn, biên dịch mới tài liệu quảng bá thông tin đầu tư theo mới với 5 thứ tiếng; Việt, Anh, Hàn, Nhật, Trung Quốc. Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư, tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Nâng cấp, duy trì cập nhật thường xuyên hoạt động trang Website của Ban.

- Nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ

đầu tư vào các KCN tập trung trên địa bàn tỉnh và sửa đổi Quy chế phối hợp của Ban với các sở, ngành và các huyện thành thị cho phù hợp.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ dự án thực hiện việc chuyển nhượng

vốn, thực hiện đầu tư bằng góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng tài sản và chuyển đổi mục tiêu sản xuất đối với các dự án

khó khăn, không có khả năng triển khai.

- Thực hiện tốt công tác giám sát đầu tư sau cấp Giấy chứng nhận đăng ký

đầu tư các dự án, công tác thống kê báo cáo đảm bảo kịp thời, chính sác, tổng hợp tình hình thực hiện vốn đầu tư, góp vốn, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Để đạt được hiệu quả cao hơn trong công tác xúc tiến đầu tư cần phải đa

dạng hoá các hoạt động XTĐT dưới nhiều hình thức, nhiều kênh khác nhau như:

+ Tiếp xúc trực tiếp giữa tỉnh với các nhà đầu tư tiềm năng, có tiềm lực

mạnh về tài chính và công nghệ để xúc tiến đầu tưcác dự án quan trọng đã được

định hướng. Tăng cường vận động XTĐT tại một số địa bàn quan trọng (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, EU và Hoa Kỳ) để kêu gọi các dự án lớn, trọng

điểm. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư

vào Phú Thọ.

+ Tăng cường tổ chức các buổi hội thảo đầu tư trao đổi giữa các cơ quan

nhà nước và các nhà đầu tư nhằm kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước vào các KCN ở Phú Thọ. Bên cạnh đó, hợp tác với các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước để họ cung cấp các thông tin về Phú Thọ. Thông qua đó, hình ảnh

của tỉnh cũng như các chủ trương, chính sách ưu đãi của Tỉnh sẽ được giới thiệu

đến từng nhà đầu tưcụ thể.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong XTĐT như xây dựng các trang

Web riêng để giới thiệu cụ thể và chi tiết hơn so với hiện nay về cơ hội đầu tư,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 90)