Thực trạng quản lý nhà nước của Ban quản lý các KCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 69 - 74)

Tổ chức bộ máy của Ban quản lý các KCN gồm 06 phòng chuyên môn và

02 đơn vị sự nghiệp với 59 biên chế và 50 cán bộ, lao động hợpđồng.

Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý các KCN Phú Thọ

Nguồn: Ban quản lý các KCN Phú Thọ (2017)

Hiện nay, Ban được giao các nhiệm vụ chính đó làlàm chủ đầu tư xây dựng

một số công trình kết cấu hạ tầng, tham mưu và tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư vào các KCN; thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước các KCN theo

phân cấp và ủy quyền của các cấp gồm: các lĩnh vực quản lý quy hoạch, đầu tư,

xây dựng; quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, lao động và môi trường; quản lý các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu; thực hiện cơ chế quản lý "một cửa, tại

chỗ" giúp DN kinh doanh có hiệu quả theo quyđịnh của pháp luật.

Trưởng ban Phó Trưởng ban Phó Trưởng ban Phó Trưởng ban Văn phòng Phòng Quản lý đầu tư Phòng Quản lý quy hoạch và môi trường Phòng Quản lý DN Trung tâm dịch vụ KCN Công ty PTHT KCN

Bảng 4.12. Trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ ban quản lý KCN Phú Thọ

Trình độ Đơn vị tính Trên đại học Đại học Cao đẳng Còn lại

Số lượng Người 8 70 12 15

Tỷ lệ % 7,3 64,2 11,0 13,7

Nguồn: Ban quản lý các KCN Phú Thọ (2017)

Công tác cải cách hành chính được Ban quản lý các KCN quan tâm chỉ đạo: Ban hành kế hoạch cải cách hành chính, kế hoạch kiểm soát thủ tục hành

chính năm 2016 của cơ quan. Báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công bố

các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, lao động và thương mại thuộc thẩm

quyền giải quyết của Ban. Triển khai áp dụng phần mềm quản lý văn bản và điều

hành từ ngày 01/8/2016.

Công tác "một cửa" về giải quyết các thủ hành chính và các dự án đầu tư

vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnhđã được triển khai áp dụng và thường

xuyên cập, nhật và chỉnh sửa cho phù hợp. Kết quả trong năm 2016, đã tiếp nhận

292 hồ sơ hợp lệ của tổ chức và đã trả kết quả đúng thời hạn theo quy định. Từ

ngày 01/8/2016 triển khai áp dụng hệ thống một cửa điện tử tại cơ quan với mức

độ 3 đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban. Tiếp

nhận 26 hồ sơ qua hệ thống một cửa điện tử và đã giải quyết, trả hồ sơ đúng thời

gian theo quy định.

Duy trì lịch tiếp Thứ năm hàng tuần Lãnh đạo ban trực và làm việc với các doanh nghiệp tại KCN Thụy Vân; trong năm 2016, đã tiếp xúc trên 80 lượt doanh nghiệp, giải quyết trên 120 đề xuất kiến nghị của doanh nghiệp KCN, CNN để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp những lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Ban và thông báo phối hợp với các ngành liên quan giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp.

* Những kết quả đạt được

Sau 20 năm hình thành và phát triển, KCN Phú Thọđã góp phần làm thay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đổi diện mạo của tỉnh.Những năm đầu xây dựng KCN (1997-2000), do tình hình

khó khăn chung của cả nước, khó khăn riêng của tỉnh do vị trí địa lý kém lợi thế,

Thọ chưa hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư xây dựng, kinh

doanh kết cấu hạ tầngKCN và thu hút đầu tư.

Đến nay, toàn bộ KCN Thuỵ Vân, 75 ha KCN Trung Hà, 119 ha KCN Phú Hà đã đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu, đủ điều kiện để cho các nhà đầu tư thứ cấp thuê lại để xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh. Tổng mức đầu tư xây

dựng kết cấu hạ tầng bên trong và ngoài hàng rào các KCN thực hiện ước đạt trên

2.200 tỷ đồng, trong đó gần 1.400 tỷ đồng từ nguồn vốn của Nhà nước và trên 800 tỷ đồng từ nguồn vốn của doanh nghiệp và các đơn vị dịch vụ.

Đến nay các doanh nghiệp trong KCN đã đi vào hoạt động ổn định và ngày càng phát triển. Riêng các KCN do Ban quản lý các KCN các KCN quản lý

đã thu hút được 132 dự án vào đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 88 dự án đầu tư

trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư 13.457 tỷ đồng, 44 dự án đầu tư nước

ngoài có tổng vốn đăng ký đầu tư 453 triệu USD. Hầu hết các dự án đầu tư ở các lĩnh vực: điện tử, cơ khí, dệt, may, bao bì, thực phẩm, chế biến nông, lâm sản thực phẩm, bia rượu, vật liệu xây dựng, thức ăn chăn nuôi..., một số dự án sản xuất công nghệ cao, quy mô lớn. Nhìn chung các doanh nghiệp trong các KCN hiện nay sản xuất kinh doanh ổn định, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, nhiều doanh nghiệp đã mở rộng quy mô sản xuất, góp phần phát triển kinh

tế-xã hội của tỉnh. Năm 2017 ước tính tổng giá trị SXCN đạt trên 20.000 tỷ đồng;

doanh thu bán hàng đạt 22.700 tỷ đồng; tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 800 triệu USD; tổng nộp ngân sách nhà nước ước đạt 900 tỷ đồng. Thu hút và tạo việc làm cho 32.500 lao động; thu nhập bình quân người lao động đạt gần

6.000.000 đồng/người/tháng(Ban quản lý các KCN Phú Thọ, 2017).

Các KCN đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trởthành động lực

quan trọng góp phần chuyển dịch cơcấu kinh tế của tỉnhtheo hướng công nghiệp

và dịch vụ; góp phần quan trọng làm gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, kim

ngạch xuất khẩu và nguồn thu cho ngân sách địa phương; đáp ứng được yêu cầu về sử dụng tiết kiệm đất đai, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và giải quyết việc làm, thu nhập ổn định cho nhân dân địa phương và thu hút lao động ngoài

tỉnh. Kết quả thu hút đầu tư và sản xuất kinh doanh hàng năm của các KCN đã

tạo tiền đề xác lập một số ngành công nghiệp mới, ngành công nghiệp công nghệ cao, góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới... đáp ứng được yêu cầu định hướng phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp, với mục tiêu HĐH đất nước theo đúng Nghị quyết Đại hội Đảng các nhiệm kỳ đã đề ra.

Cùng với sự phát triển các dịch vụ công đa dạng cho các doanh nghiệp,

cho nhà đầu tư. Công tác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người

lao động đã không ngừng cải thiện và nâng cao; việc đáp ứng các điều kiện làm việc, đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động cũng là một nhiệm vụ hết sức cần thiết và cấp bách để tạo sự phát triển ổn định và bền vững. Đến nay đã có 63 Công đoàn cơ sở trong các DN được thành lập và hoạt động với 28.000 đoàn viên công đoàn. Trong thời gian qua, Công đoàn các KCN luôn làm tốt vai trò cầu nối giữa người lao động và chủ doanh nghiệp, thực hiện tốt công tác tuyên

truyền,phổ biến, giáo dục công nhân lao động về pháp luật lao động, nội quy, kỷ

luật lao động, tác phong công nghiệp. Đồng thời, hoàn thành tốt nhiệm vụ giám sát, góp phần cải thiện điều kiện làm việc và chất lượng lao động; phối hợp với BQL các KCN và các cơ quan chức năng làm tốt công tác phòng ngừa, giải quyết các tranh chấp, phát sinh trong quan hệ lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

* Những hạn chế tồn tại

Việc hình thành và phát triển KCN ở Phú Thọđược Đảng, Nhà nước, các

cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện song trong quá trình hoạt động còn một số tồn tại, hạn chế chung như sau:

Vị trí địa lý kinh tế của tỉnh kém lợi thế, mặc dù đường Cao tốc Nội Bài -

Lào Cai đã đi vào hoạt động tuy nhiên vẫn chưa khai thác được lợi thế để phát triển các KCN. Ngành công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu (thiếu lao động kỹ thuật có tay nghề cao). Cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp của tỉnh chưa được đầu tư đồng bộ. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chậm và chưa có nguồn vốn để bồi thường GPMB và đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư. Nguồn ngân sách của Tỉnh, doanh nghiệp dành cho bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư kết cấu hạ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tầng cho các KCN còn nhiều khó khăn.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp thu hút vào những năm 2010 giá trị sản xuất nhỏ, đóng nộp cho ngân sách không đáng kể. Một số doanh nghiệp đang đầu tư nhưng chậm tiến độ vì vậy chưa đem lại giá trị sản xuất công nghiệp và hiệu quả kinh tế. Một số doanh nghiệp nợ đọng tiền thuế,

bảo hiểm xã hội, tiền thuê đất, hạ tầng kéo dài. Trong 10 tháng đầu năm 2017 có

Công ty TNHH Phát triển Hùng Vương, Nhà máy bê tông An Thái); 02 dự án

khó khăn, dừng sản xuất (Nhà máy cơ khí và bao bì xi măng củaCông ty cổ phần

khai khoáng và cơ khí Hữu Nghị Vĩnh Sinh; Nhà máy sản xuất Rượu VOKA của Công ty TNHH Minh Việt); 01 dự án dừng đầu tư (Nhà máy dệt nhuộm của Công ty TNHH Paka Phú Thọ.

Kết cấu hạ tầng thiết yếu KCN chưa được đầu tư kịp thời như: KCN Cẩm Khê, KCN Thụy Vân giai đoạn 4, KCN Trung Hà chưa xây dựng hạ tầng và san lấp mặt bằng; chưa bồi thường GPMB nên rất khó khăn thu hút đầu tư, có nhà đầu tư quyết định đầu tư phải làm các thủ tục từ đầu mất quá nhiều thời gian và chậm tiến độ, làm nản lòng nhà đầu tư, có nhiều nhà đầu tư đến nghiên cứu

nhưng chỉ có ít nhà đầu tư quyết định đầu tư.

Sự phát triển các KCN còn thiếu bền vững, thiếu hệ thống cơ sở hạ tầng, không có sẵn quỹ đất sạch dành cho nhà đầu tư, thường xuyên bị mất điện, mất nước, giao thông đấu nối còn yếu kém, tài nguyên thiên nhiên kém lợi thế, lợi thế so sánh quan trọng của tỉnh về nhân công giá trẻ đang dần bị suy giảm. Số lượng lao động và cơ cấu lao động cơ bản được giải quyết, tuy nhiên việc cung cấp lao động cho các doanh nghiệp KCN đang gặp mâu thuẫn, đó là thiếu lao động kỹ thuật, có tay nghề trong khi số lao động phổ thông cần tạo công ăn việc làm còn

dư thừa.

Vấn đề về môi trường chưa được quan tâm đúng. Một số doanh nghiệp

còn vi phạm về công tác bảo vệ môi trường, xả thải không đúng tiêu chuẩn quy định. Không đăng ký danh mục chất thải nguy hại. Không thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường hàng năm. Và KCN chưa xây dựng được nhà máy xử lý nước thải đồng bộ gây ảnh hưởng đến môi trường một số bộ phận quanh khu công nghiệp.

Bên cạnh việc giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trong tỉnh và các vùng lân cận là những hệ quả về mặt xã hội kéo theo. Việc tăng nhanh lao động dẫn đến tỷ lệ lao động nhập cư tăng, các nhà trọ trong dân chưa đủ tiêu chuẩn tự động xây lên, việc đăng ký tạm trú chưa thực hiện đúng lên gây mất ổn định về mặt xã hội và xuất hiện một số tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến môi trường sống của dân cư quanh vùng.

Có thể thấy một nghịch lý là Phú Thọlà tỉnh có dân số đông, lực lượng lao

khăn không chỉ lao động có trình độ chuyên môn mà cả lao động phổthông. Mặt khác, mặc dù lao động đã được tuyển dụng vào làm việc trong KCN nhưng thực

tế cho thấy lao động Phú Thọ chất lượng còn yếu: trình độ, tay nghề, sức khỏe,

kỷ luật, thiếu kiến thức về pháp luật lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 69 - 74)