Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 86 - 90)

Công tác quy hoạch luôn được xem là khâu then chốt, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển và bảo đảm sự thành công của KCN.

Hộp 4.1. Giải pháp về Quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Hệ thống các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọđã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, gồm 07 KCN. Tuy nhiên công tác xác định vị trí cụ thể, công tác quy

hoạch của các KCN là rất quan trọng; KCN có vị trí thuận lợi sẽ tận dụng được các lợi thế về giao thông trên địa bàn tỉnh (đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh, QL32C, QL2, QL70, hệ thống cảng sông, đường sắt…). Công tác khảo sát vị trí, quy hoạch các KCN được nghiên cứu kỹ sẽ giảm thiểu sự ảnh hưởng đến các hộ dân trong khu vực quy hoạch KCN, giảm chi phí Bồi thường, GPMB đồng thời gắn với các đô thị, khu dân cư để tận dụng hệ thống hạ tầng sẵn có; nhất và việc cân bằng đào đắp khi đầu tư xây dựng hạ tầng KCN làm giảm chi phí hạ tầng, nâng cao khả năng cạnh tranh và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Phỏng vấn ông Bùi Sơn Thủy - Giám đốc Sở Xây dựng ngày 07/11/2017

Hệ thống các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã được Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006, điều chỉnh, bổ

sung tại Văn bản số 2501/TTg-KTN ngày 10/12/2014 về điều chỉnh quy hoạch

phát triển các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ đã tạo nền móng vững chắc cho

tỉnh xây dựng và phát triển các KCN. Mặc dù trong thời gian vừa qua Phú Thọ đã chú trọng đến công tác quy hoạch nhưng qua quá trình phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh đã bộc lộ một số hạn chế cần phải khắc phục như thiếu tính

khoa học, chưa gắn kết với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch

ngành, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch đất đai, quy hoach phát triển nguồn nhân lực; công tác định hướng và quản lý quy hoạch các KCN còn hạn chế, với mục tiêu tạo mọi thuận lợi để thực hiện thu hút đầu tư; đặc biệt là việc điều chỉnh cục bộ theo yêu cầu mặt bằng thuê đất của nhà đầu tư, làm cho công tác quy hoạch bị động, phải điều chỉnh nhiều lần (KCN Thụy Vân, KCN Trung Hà)… Việc xác định tính chất khu công nghiệp trong khi xây dựng và

phê duyệt quy hoạch các KCN chưa rõ ràng dẫn đến khó khăn trong công tác

định hướng, thu hút, lựa chọn các dự án đầu tư vào các KCN. Do đó công tác

Một là, quy hoạch phát triển các KCN phải đảm bảo mối quan hệ gắn kết nhiều chiều giữa quy hoạch vùng, ngành, quy hoạch tổng thể về phát triển KTXH

của Phú Thọ;việc lựa chọn địa điểm, vị trí cụ thể của các KCN đảm bảo gắn kết

với quy hoach đất đai, quy hoạch điểm dân cư, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch hệ thống mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh. Nội dung quy hoạch không chỉ chú trọng đến bố trí phân khu xây dựng chức năng tỷ lệ 1/2000 như hiện nay mà cần đặc biệt quan tâm đến việc lựa chọn vị trí thuận lợi trong thu hút đầu tư đồng thời cần xác định hướng bố trí ngành công nghiệp, nhóm sản phẩm sẽ sản xuất… để phù hợp với đặc điểm dân cư, khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng đất đai của địa phưpng có KCN, nguồn tài nguyên thiên nhiên đáp ứng nguyên liệu cho sản

xuất; phân bố lao động và trình độ lao động và đảm bảo yếu tố môi trường trong

khu vực. Để nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cần có sự phối hợp tốt giữa các ngành, các địa phương và giữa địa phương với Trung ương để có sự thống nhất trong định hướng phát triển, đảm bảo tính liên kết giữa phát triển KCN với sự phát triển chung của địa phương; đặc biệt cần có sự công khai rộng rãi quy hoạch các KCN đối với cộng đồng dân cư nơi quy hoạch xây dựng các KCN để nhận được sự đồng thuận.

Hiện tại một số KCN tập trung xung quanh thành phố Việt Trì như Thụy Vân và KCN Phù Ninh, các KCN này gần Thành phố nên việc thu hút lao động là vấn đề vô cùng khó khăn đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Theo quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọgiai đoạn 2011-2020 đã xác

định không thu hút các doanh nghiệp dệt may, các DN có nhu cầu về lao động phổ thông lớn vào khu vực đô thị do vấn đề tuyển dụng lao động, vấn đề nhà ở cho công nhân và vấn đề về an ninh trật tự xã hội… Do vậy chất quy hoạch của các khu công nghiệp Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Tam Nông cần xác định rõ

ngành nghề thu hút đầu tư làm cơ sở định hướng lựa chọn các dự án đầu tư vào

các KCN này nhằm khai thác thế mạnh về nguyên vật liệu, tạo việc làm nhất là giải quyết số lượng lao động nông thôn phải chuyển đổi nghề nghiệp sau khi bị

thu hồi đất nông nghiệp. Đồng thờiKCN Thụy Vân, KCN Phú Hà với lợi thế về

hạ tầng đồng bộ, nguồn nhân lực tay nghê cao cần điều chỉnh tính chất quy hoạch KCN để đảm bảo thu hút các doanh nghiệp chế tạo, chế biến có giá trị gia tăng cao, đóng góp vào ngân sách Nhà nước (hạn chế các doanh nghiệp gia công, lắp

Trong thời gian tới tỉnh cần tập trung và khẩn trương hoàn thành quy hoạch các khu công nghiệp còn lại và huy động mọi nguồn vốn vào để xây dựng

hạ tầng cơ sở các KCN tại khu vựcnày, tạo quy đất thu hút đầu tư.

Hai là, Qui hoạch các KCN phải gắn với qui hoạch các khu đô thị, khu

dân cư, nhà ở công nhân và phát triển dịch vụ thương mại nhằm đảm bảo môi trường đầu tư hấp dẫn

Tại Phú Thọ mới có 3 KCN đi vào hoạt động thì có 2 KCN gần với đô thị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ) nên các điều kiện sinh hoạt cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tương đối thuận lợi hơn, nhưng nếu các KCN vùng

Phù Ninh, Tam Nông, Cẩm Khê, Hạ Hòa… sau khi hình thành thì việc đáp ứng

nhu cầu sinh hoạt của các nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn. Vì vậy Ban quản lý các KCN cùng các cấp các ngành cần tham mưu cho UBND tỉnh để cần qui hoạch một số khu đô thị và thương mại ở các vùng này để kêu gọi đầu tư vừa đáp ứng nhu cầu của nhân dân, vừa đáp ứng các nhà đầu tư.

Trước mắt cần huy động vốn của các nhà đầu tư, nguồn vốn phát triển KCN, hoặc đề nghị Trung ương hỗ trợ, phối hợp với liên đoàn lao động, các công ty có số lượng lao động lớn xây dựng ngay nhà ở cho công nhân và các khu vui chơi tiện ích xã hội phục vụ cho đời sống của người công nhân khu vực KCN Trung Hà, Thụy Vân, Phú Hà.

Ba là, quy hoạch các KCN gắn với việc xây dựng chiến lược và kế hoạch

cụ thể đào tạo nguồn nhân lực cho KCN

Theo thống kê của Phòng quản lý Lao động và xuất nhập khẩu– Ban QL

các KCN tỉnh Phú Thọ hiện nay các doanh nghiệp trong các KCN thiếu khoảng 5.000 lao động với các ngành nghề khác nhau, chủ yếu là lao động qua đào tạo và

có tay nghề. Hiện nay đã xuất hiện sự cạnh tranh trong việc thu hút nguồn nhân

lực giữa các nhà máy, giữa cácKCN, giữa các địa phương và đang ngày một trở

nên gay gắt. Đây thực ra là một sự cạnh tranh lành mạnh chứ không mang tính

tiêu cực, tuy nhiên cũng cần cân đối nguồn lao động khi lập quy hoạch và thu hút

đầu tư để giảm thiểu các tác động tiêu cực như đình công, lãn công gây mất an

ninh trật tự xã hội tại địa phương và ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.

Việc cung ứng lao động, nhất là lao động đã qua đào tạo cho các doanh nghiệp KCN đang đặt ra không chỉ cho ngành lao động. Vì vậy cần rút kinh nghiệm từ thực tiễn, ngay từ giai đoạn lập dự án phát triển các KCN còn lại cần

phải có sự phối hợp với trách nhiệm cao giữa ngành Lao động với các chủ đầu tư hạ tầng để nắm cơ cấu ngành nghề trong mỗi KCN để đào tạo nghề sẵn sàng cung ứng khi các doanh nghiệp cần. Mặt khác, căn cứ vào tình hình và tốc độ phát triển của các KCN trên địa bàn, Ban QL các KCN cần phối hợp chặt chẽ với ngành lao động cần chủ động tổ chức trường đào tạo hoặc các khoá đào tạo

chuyên cung ứng lao động cho doanh nghiệp KCN. Việc này ở các tỉnh phía Nam

đã làm thành công.

Với hệ thống các trường chuyên nghiệp và dạy nghề của Phú Thọ khá đa

dạng (4 trường Trung học chuyên nghiệp, 6 trường Cao đẳng và Đại học, 03 trường công nhân kỹ thuật) với số lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ 8.000 đến 10.000 người, Ban QL các KCN tỉnh cần liên kết với các trường đào tạo nghề của tỉnh để giải quyết tình trạng thiếu lao động kỹ thuật như hiện nay.

Công tác quy hoạch và xây dựng các KCN cũng cần phải gắn với quy

hoạch đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho nông dân bị mất đất

để tránh hậu quả về mặt xã hội, không chỉ đợi đến khi quy hoạch sử dụng đất, thu hồi giải phóng mặt bằng thì vấn đề đào tạo mới được quan tâm. Người nông dân mất việc làm trong nông nghiệp có nguy cơ thất nghiệp toàn phần. Khó khăn lớn nhất đối với lao động nông nghiệp vùng bị thu hồi đất là đối với số lao động lớn tuổi (từ 35 tuổi trở lên), số này chiếm quá 1/2, khó có thể thích nghi với môi trường mới, khó chuyển đổi nghề nghiệp và cũng không có khả năng tham gia

các khoá đào tạo để hoà nhập vào thị trường lao động, nên nguy cơ thất nghiệp

toàn phần và kéo dài đối với họ là rất lớn. Chính vì vậy ngay từ khi quy hoạch xây dựng KCN, Ban quản lý các KCN cùng với nhà đầu tư xây dựng hạ tầng

KCN cần khảo sát kỹ số hộ dân có đất bị thu hồi để từ đó có kế hoạch đào tạo

nghề cho họ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào KCN sử dụng lực lượng

lao động này. Cần thực hiện một cách đồng bộ chính sách thu hồi đất - bồi

thường - giải phóng mặt bằng - đào tạo - chuyển nghề - tái định cư để ổn định

cuộc sống của người nông dân có đất bị thu hồi. Có như thế người nông dân mới yên tâm khi bị thu hồi, tạo điều kiện cho công tác giải phóng mặt bằng xây dựng KCN được tiến hành nhanh chóng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bốn là, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện dự án đầu tư của các DN trong KCN

Vấn đề quản lý quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt tại các KCN đã đi

vào hoạt động cũng cần phải đặt ra. Hiện nay các KCN đề có quy hoạch chi tiết

với các phân khu chức năng, nhưng thực tế do yêu yêu nhu cầu sản xuất kinh doanh nên thực tế các DN hầu hết không thực hiện theo thiết kế cơ sở đã được

duyệt, điều này phá vỡ quy hoạch KCN gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến môi

trường,… Như vậy việc hậu kiểm, kiểm tra thanh tra của Ban quản lý các KCN,

Sở Xây dựngvà các cơ quan hữu quan cần phải được thực hiện thường xuyên (ít

nhất 1 năm 2 lần) nhằm nhắc nhở kịp thời, và nếu thấy vi phạm nghiêm trọng công tác qui hoạch thì phải đề xuất biện pháp xử lý nghiêm minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 86 - 90)