Phát triển chăn nuôi gà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi gà trong hộ gia đình heo hướng bền vững tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 26 - 27)

2.1.2.1. Khái niệm về phát triển chăn nuôi gà

Theo quan điểm về phát triển, phát triển chăn nuôi gà là sự tăng lên về mặt số lượng với cơ cấu tiến bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản phẩm chăn nuôi gà.

Phát triển chăn nuôi gà phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường, phát triển chăn nuôi gà theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, phát triển chăn nuôi gà phải theo hướng sản xuất hàng hóa, có tính chuyên môn hóa ngày càng cao. Phát triển chăn nuôi gà phải tính tới việc khai thác lợi thế so sánh sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên từng vùng, từng địa phương (Nguyễn Vinh Hiển, 2015).

2.1.2.2. Khái niệm về phát triển chăn nuôi gà trong hộ gia đình

Trước đây chăn nuôi gà trong mỗi gia đình ở nước ta chủ yếu là chăn thả đơn thuần, quy mô nhỏ lẻ, chỉ đảm bảo một phần nào đó cho nhu cầu của gia đình, hoàn toàn chưa có ý thức trở thành nhu cầu trao đổi hàng hoá.

Chăn nuôi gà truyền thống là hình thức chăn thả tự nhiên và hiện nay nó vẫn còn tồn tại ở hầu hết các vùng nông thôn của các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển. Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần trên 80% dân số sống ở nông thôn, việc chăn nuôi gà theo phương thức này vẫn là chủ yếu.

Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là: đầu tư vốn ít, thời gian nuôi kéo dài. Do chăn thả tự do, tận dụng cùng với môi trường không đảm bảo vệ sinh nên vật nuôi tăng trưởng kém, dễ bị mắc bệnh, hiệu quả chăn nuôi không cao. Gần một thế kỷ qua do sự gia tăng về dân số, sự phát triển mạnh mẽ về khoa học, kỹ thuật trên toàn thế giới và trong mọi lĩnh vực, ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng cũng không ngừng phát triển. Từ chăn nuôi theo phương thức quảng canh, chăn thả tự nhiên đã chuyển sang phương thức chăn nuôi theo hướng hàng hoá quy mô lớn, nhằm đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của toàn xã hội. Những đột phá về mặt công nghệ tạo con giống, thức ăn, thiết bị chuồng trại cũng như kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng đã tạo đà cho ngành chăn nuôi phát triển. Phương thức sản xuất cũ đã không còn phù hợp nữa và dần dần được thay thế bằng phương thức chăn nuôi mới cho năng suất, hiệu quả cao hơn (Nguyễn Vinh Hiển, 2015).

Phát triển chăn nuôi gà của hộ gia đình có thể hiểu: "là phương thức chăn nuôi dựa trên cơ sở thâm canh, tăng năng suất trên một đơn vị diện tích chuồng trại, sử dụng các giống gà, gà để tạo ra năng suất, hiệu quả cao trong cùng một thời gian, cùng với sự đầu tư về trang thiết bị, dụng cụ, chuồng trại trong chăn nuôi.

Thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi gà thả vườn là thức ăn được chế biến theo phương pháp công nghiệp kết hợp với thức ăn có sẵn trong sản xuất nông nghiệp như: cám gạo, cám ngô, cám mạch, rau xanh…, điều kiện môi trường chăn nuôi được chủ động điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi nhất là trong giai đoạn đầu của gà con" hay’’ còn gọi là giai đoạn úm’’ (Nguyễn Vinh Hiển, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi gà trong hộ gia đình heo hướng bền vững tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)