Tình hình phát triển chăn nuôi gà ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi gà trong hộ gia đình heo hướng bền vững tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 35 - 39)

Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành chăn nuôi của nước ta, góp phần không nhỏ vào tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi và tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi gia cầm tuy đã gặp nhiều biến cố nhưng trong những năm gần đây vẫn duy trì được mức sản lượng khoảng trên 200 triệu con.

Theo số liệu từ điều tra chăn nuôi của Tổng cục Thống kê ngày 1/10/2017, tổng đàn gà của Việt Nam năm 2017 có hơn 295 triệu con, tăng 6,5% so với năm 2016. Trong đó, đàn gà thịt có mức tăng tốt hơn so với gà lấy trứng (mức tăng của gà lấy thịt là 6,9%, còn lại là gà lấy trứng 5,0%). Xét về thị phần, gà lấy thịt hiện đang chiếm 77,5% tổng đàn gà trên cả nước.

Tổng đàn gia cầm phân bố không đồng đều giữa 8 vùng chăn nuôi nêu trên, đồng bằng Sông Hồng là vùng nuôi nhiều nhất chiếm 26,81% tổng đàn gia cầm cả nước, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long cũng là các vùng chăn nuôi nhiều chiếm 17%, 16,29% và 17% tổng đàn gia cầm. Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Bắc và Tây Nguyên có số lượng gia cầm chăn nuôi lần lượt là 7,47%; 6,75%; 5,43%; 4,26%, bốn vùng kể trên có số lượng đàn gia cầm chiếm 23,91% tổng đàn cầm cả nước. Trước mắt duy trì cơ cấu đàn tại vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; sau đó mở rộng vùng Tây Nguyên (tăng từ 7% lên 20%) năm 2020.

Phát triển đàn gà lông màu, thả vườn, sản lượng thịt gà lông màu lên 60% năm 2020. Duy trì ổn định đàn gà công nghiệp lông trắng.

a. Cơ cấu chăn nuôi gà của Việt Nam

Trong cơ cấu nuôi gà của Việt Nam, khu vực miền Bắc (gồm các tỉnh từ Bắc Trung Bộ đổ ra) chiếm tỷ trọng lớn hơn so với khu vực miền Nam (từ Duyên hải Nam trung bộ đổ vào), chiếm tới 61,54% tổng đàn gà của cả nước. Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc là 2 khu vực có tổng đàn gà lớn nhất trong năm 2017.

Bảng 2.1. Số lượng gà của Việt Nam qua 2 năm 2016 - 2017

Đơn vị tính: 1.000 con 2016 2017 Năm 2017 so với 2016 (%) Tổng đàn gà 277.189 295.209 6,5 Gà lấy trứng 213.851 228.674 6,9 Gà lấy trứng 63.338 66.535 5,0 Nguồn: Tổng cục Thống kê, (2018) c. Nuôi gà lấy thịt

Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, gà trắng (gà công nghiệp) có hơn 60 triệu con và chiếm 20,34% trong tổng đàn gà thịt năm 2017. So với năm 2016 thì đàn gà trắng tăng 0,3% so với năm ngoái, tương đương 222 nghìn con. Do việc nuôi gà trắng tại Việt Nam hiện tập trung vào tay các công ty lớn nên không có sự thay đổi nhiều về cung cầu, cơ bản đã tương đối cân bằng.

Trong khi đó, đàn gà màu chủ yếu là các nông hộ chăn nuôi thì năm 2017 vẫn mở rộng đàn tới 9,48% tương đương với 14,6 triệu con, đạt hơn 207 triệu con.

Mặc dù chiếm chưa đến 30% trong tổng đàn gà trên cả nước nhưng gà trắng lại đóng góp đến gần 50% sản lượng thịt gà hơi xuất chuồng với hơn 390 nghìn tấn thịt.

Dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê, số liệu về sản lượng thức ăn chăn nuôi cho gà được sản xuất và sản lượng ngô nhập khẩu có thể thấy, sản lượng thịt gà hơi xuất chuồng của Việt Nam trong năm 2017 đạt hơn 1,8 triệu tấn, tăng 5,2% so với năm 2016. Trong đó, sản lượng gà trắng đạt hơn 810 nghìn tấn, chiếm 45% và gà màu đạt hơn 980 nghìn tấn, chiếm 55% tỷ trọng.

Bảng 2.2. Sản lượng thịt gà hơi xuất chuồng theo chủng loại năm 2014-2017

Đơn vị tính: tấn

Năm Sản lượng thịt gà hơi xuất chuồng Trong đó: gà trắng Tỷ trọng gà trắng/tổng sản lượng (%)

2013 536,0005 255,649 47,7 2014 677,059 334,074 49,3 2015 700,879 290,825 41,5 2016 740,726 320,066 43,2 2017 786,354 390,273 49,6 Nguồn: Tổng cục Thống kê, (2018) c. Nuôi gà lấy trứng

Tổng cục Thống kê cho thấy năm 2017, tổng đàn gà nuôi lấy trứng của Việt Nam có hơn 66,5 triệu con, tăng 5,05% so với năm 2016, tương đương với 3,2 triệu con. Mặc dù mức chênh lệch vẫn mang dấu dương, nhưng đây là năm thứ 2 liên tiếp tốc độ tăng trưởng của đàn gà lấy trứng có xu hướng chậm lại so với năm trước. Tuy nhiên, trong khi tốc độ tăng trưởng gà màu lấy trứng chỉ tăng rất nhẹ trong năm 2017 thì tăng trưởng gà trắng lấy trứng vẫn rất tốt.

Bảng 2.3. Số lượng gà phân theo chủng loại năm 2014 - 2017

Đơn vị tính: 1.000 con Năm Gà đẻ trứng Gà trắng Gà màu 2017 66.535 27.656 38.879 2016 63.338 25.297 38.041 2015 59.767 22.362 37.405 2014 54.942 21.172 33.770

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê (2018)

Tổng sản lượng trứng gà của Việt Nam năm 2017 đạt hơn 6 triệu quả, tăng gần 1 triệu quả so với năm 2016. Tuy nhiên, theo tính toán của Agromonitor dựa trên con số tổng đàn của Tổng cục Thống kê thì tổng sản lượng trứng của Việt Nam năm 2017 có thể đạt hơn 10 triệu quả, 10 tỉnh có đàn gà lấy trứng lớn nhất cả nước năm 2017 (nghìn con) đó là: Hà Nội, Tiền Giang, Nghệ An, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bình Dương, Thái Bình, Phú Thọ, Đăk Lăk.

d. Tiêu thụ thịt gà Việt Nam

Năm 2017, do giá thịt lợn giảm mạnh nên tiêu thụ thịt heo có xu hướng tăng. Đặc biệt trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6, giá lợn hơi giảm về dưới 20.000 đồng/kg tại miền Bắc và dưới 25.000 đồng/kg tại miền Nam, kéo giá lợn thịt chỉ còn 35.000 - 40.000 đồng/kg thì thịt lợn được ưa chuộng sử dụng trong các bếp ăn tập thể tại thành phố hoặc các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ gia đình khu vực nông thôn. Tuy nhiên, do giá thịt cũng chịu sức ép giảm từ việc giảm giá thịt heo nên tổng sản lượng thịt gà tiêu thụ của Việt Nam vẫn tăng trong bối cảnh thịt gà nhập khẩu có xu hướng giảm.

e. Thương mại thịt gà Việt Nam

 Xuất khẩu gà sống theo đường biên lậu

Hàng năm, gà từ Việt Nam đều được các thương lái gom đi rồi xuất đi Campuchia qua các lối mở gần các cửa khẩu biên giới Tây Nam (gồm Tây Ninh, Long An hoặc An Giang). Do gà chủ yếu được xuất tiểu ngạch qua các lối mở nên không có có con số thống kê chính xác là bao nhiêu. Qua trao đổi với các thương nhân lâu năm buôn gà xuất khẩu đi Campuchia mỗi ngày được khoảng từ 20-30 nghìn con, nhiều nhất là qua các lối mở gần cửa khẩu Chàng Riệc (Tây Ninh), tùy thuộc vào độ hút hàng và thời điểm tiêu thụ. Gà đi Campuchia chủ yếu là gà màu với trọng lượng từ 1,5kg trở xuống. Gà trắng hầu như không thể xuất đi được do giá thành không cạnh tranh được với gà trắng của Thái Lan. Giai đoạn từ tháng 2 tới tháng 4 dương lịch (gần với Tết của Campuchia) thì gà được thu gom mạnh nhất, có ngày tiêu thụ cao điểm lên tới 40 nghìn con. Tuy nhiên, sang tháng 5 và tháng 6, khi giai đoạn tiêu thụ đã đi qua thì lượng gà đưa sang Campuchia giảm đi còn một nửa. Từ tháng 7 dương lịch đi đến tháng 11, gà được đưa rất ít sang Campuchia do đây là giai đoạn người dân ăn chay và phía Cam cũng có nhiều cá để ăn.

 Xuất nhập khẩu thịt gia cầm theo đường chính ngạch

Nhập khẩu gia cầm sống: Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu gia cầm sống của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt trên 8,17 triệu USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2016. Nhập khẩu gia cầm sống của Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu gà, vịt giống để phục vụ cho chăn nuôi.

Nhập khẩu gia cầm đã qua giết mổ, lượng nhập khẩu thịt gia cầm đã qua giết mổ 10 tháng đầu năm 2017 đạt 95,06 nghìn tấn, giảm khoảng 16,53% tương đương với 18,8 nghìn tấn so với cùng kỳ năm trước. Tương ứng với sự suy giảm

của lượng nhập khẩu thì giá trị nhập khẩu cũng giảm 5,09%.

 Nhập khẩu theo thị trường

Gia cầm sống: Sang năm 2017, Pháp đã vươn lên trở thành nước dẫn đầu về xuất khẩu gia cầm sống vào Việt Nam, chiếm 48, 16% và Mỹ chiếm vị trí thứ 2 (năm 2016 Mỹ chiếm vị trí số 1). Chuỗi giá trị sản xuất và phân phối thịt gà ở Việt Nam.

Gia cầm đã qua giết mổ: Mỹ và Brazil tiếp tục là hai thị trường trường xuất khẩu vào thị trường Việt Nam trong năm 2017. Kim ngạch của 2 quốc gia này đạt tới 58,92 triệu USD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi gà trong hộ gia đình heo hướng bền vững tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)