Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi gà trong hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi gà trong hộ gia đình heo hướng bền vững tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 30 - 34)

2.1.4.1. Nhóm các yếu tố tự nhiên

Đối với ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi gà chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu có tác động trực tiếp và gián tiếp đến vật nuôi.

Ở nhiệt độ từ 23-330C, gà phát triển tốt nhất, ít mắc dịch bệnh và khả năng tăng trọng cao. Khi gà không bị mắc bệnh thì gà sẽ lớn nhanh và phát triển bình thường, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà. Độ ẩm cao cũng ảnh hưởng tới khả năng thích nghi của gà, làm tăng thân nhiệt trung tâm và cản trở sự phát triển của gà.

Đất đai nói chung là nơi diễn ra hoạt động sản xuất chăn nuôi như xây dựng chuồng trại. Do đó, để phát triển chăn nuôi gà thì cần có một diện tích đủ lớn theo quy mô chăn nuôi. Vì vậy, đất đai là khâu then chốt cho sự mở rộng quy mô. Nguồn nước cũng ảnh hưởng lớn tới mức tăng trưởng của gà, phục vụ cho nhu cầu hàng ngày như uống, vệ sinh chuồng trại. Nguồn nước dùng cho gà cũng phải là nước sạch, nước ngọt nhằm hạn chế sự nhiễm dịch bệnh cho gà.

Qua phân tích ở trên ta thấy rằng, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi gà. Các yếu tố như khí hậu, đất đai, nguồn nước… có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển của gà.

Điều kiện tự nhiên tốt gà sẽ phát triển tốt, cho năng suất cao và ngược lại, điều kiện tự nhiện không thuận lợi nó sẽ cản trở sự phát triển của gà.

2.1.4.2. Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội

a. Các chính sách của Nhà nước

Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế hành chính bao cấp sang nền kinh tế thị trường, sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước là hết sức quan trọng. Nó có thể khuyến khích sự phát triển của một ngành sản xuất nào đó hoặc ngược lại, kìm hãm sự phát triển của ngành đó. Chăn nuôi gà tuy đã có nhiều chuyển biến song vẫn rất cần sự can thiệp của Nhà nước theo hướng thúc đẩy phát triển.

b. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường là tập hợp các sự thoả thuận mà thông qua đó người mua và người bán tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá, dịch vụ. Trong phát triển chăn nuôi gà, thị trường là một mắt xích quan trọng, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện qua các “kênh thị trường”. Kênh thị trường phản ánh mối quan hệ giữa người sản xuất người thu mua và người tiêu dùng. Trong đó, người sản xuất là nông dân, họ là người cung cấp ra sản phẩm gà; người thu mua (trung gian tiêu thụ) bao gồm người thu gom, người bán buôn, người chế biến, người bán lẻ đóng vai trò là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng (người tiêu thụ các sản phẩm được chế biến từ gà).

Thị trường là yếu tố rất quan trọng, có những lúc thị trường trở thành yếu tố quyết định sản xuất, điều chỉnh quy mô và tốc độ của sản xuất. Khi thị trường phát triển, hàng hóa sản xuất ra bán được giá cao, người sản xuất thu được nhiều lợi nhuận, khi đó nó thúc đẩy sản xuất phát triển với tốc độ cao, quy mô sản xuất

được mở rộng, và ngược lại. Để phát triển thị trường tiêu thụ gà, cần phân tích và đánh giá được các nhân tố tác động đến thị trường.

c. Lao động

Lao động trong chăn nuôi gà phải là lao động có trình độ nhất định. Do đó, để phát triển chăn nuôi gà cần phải đào tạo được một đội ngũ lao động có trình độ, có hiểu biết sâu sắc về đối tượng phục vụ này.

Ngoài ra, trong chăn nuôi gà có những công việc mang tính chất thủ công nên có thể tận dụng lao động bình thường nhàn rỗi. Lao động có ảnh hưởng lớn tới kết quả và hiệu quả chăn nuôi.

d. Vốn sản xuất

Trong chăn nuôi giống gà, tập trung quy mô lớn đòi hỏi phải có một lượng đầu tư nhất định về vốn. Ngoài việc đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại hoàn chỉnh, đầy đủ còn cần một nguồn vốn khá lớn để mua con giống và thức ăn.

2.4.1.3. Nhóm yếu tố thuộc về kỹ thuật và tổ chức sản xuất

a. Giống

Gà đang được giữ giống bằng nhiều phương cách, nhất là qua chương trình “Bảo tồn quỹ gen vật nuôi” do Nhà nước Việt Nam hỗ trợ kinh phí, lúc đầu từ 5- 6 triệu đồng để nuôi 40-50 con, đến năm 1994 nâng lên 10-15 triệu đồng để nuôi giữ 100-150 con. Từ đó gà thuần chủng đã nhân ra hàng chục nghìn con/năm, cung cấp cho một số địa phương ngoài tỉnh như Hải Dương, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lạng Sơn… để lai tạo với gà địa phương tạo ra gà thịt thương phẩm tăng trọng nhanh, giá trị kinh tế cao.

b. Công tác thú y

Nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đây là môi trường thuận lợi cho việc phát triển các loại dịch bệnh, nhất là trong các giai đoạn chuyển mùa và những thời gian có độ ẩm cao. Dịch bệnh không những ảnh hưởng đến sự phát triển về số lượng của đàn gia súc, gia cầm mà còn ảnh hưởng cả đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe của con người. Gà thường mắc một số bệnh nguy hiểm như:

Bệnh cúm gia cầm, bệnh Newcastle (bệnh dịch tả), bệnh Gumboro, bệnh viên phế quản truyền nhiễm... Nhiệm vụ của công tác thú y là đề phòng và chống bệnh dịch cho đàn gia súc, gia cầm, kiểm nghiệm sản phẩm trước khi xuất bán.

người tiêu dùng, là nhân tố làm hạn chế các rủi ro sảy ra trong quá trình chăn nuôi. Với phương thức chăn nuôi gia cầm ở nước ta hiện nay thì tổ chức công tác thú y nhằm bảo đảm an toàn cho gia súc, gia cầm là vấn đề hết sức quan trọng, ngoài ra phải đáp ứng nhu cầu kinh phí cho hoạt động của mạng lưới thú y, việc cung ứng thuốc thú y và vaccin phải thường xuyên, cần phải áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp, trong đó đặc biệt chú ý các biện pháp phòng bệnh. Phải làm tốt công tác thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người chăn nuôi về vai trò, vị trí của công tác thú y trong quy trình chăn nuôi. Hiện nay, với phương thức chăn nuôi gà chủ yếu là truyền thống, trình độ của các nhà chăn nuôi còn thấp, cùng với việc chăn nuôi chỉ mang nặng tính chất tận dụng những phế phụ phẩm trong sinh hoạt hàng ngày cho nên việc phòng trừ dịch bệnh hầu như không được quan tâm chú ý. Người chăn nuôi chỉ quan tâm tới vấn đề chữa bệnh cho vật nuôi khi dịch bệnh đã xảy ra, rất ít chú ý đến vấn đề phòng dịch. Điều này đã làm cho dịch bệnh lan rộng gây thiệt hại cho người chăn nuôi cũng như làm giảm hiệu quả của quá trình chăn nuôi và môi trường.

c. Kỹ thuật chăm sóc

Đối với đàn gà được chăn nuôi trong các hộ gia đình, nó là động vật sống nên cần có sự chăm sóc, nuôi dưỡng một cách khoa học trên cơ sở những đặc tính sinh lý của từng loại giống, từng thời kỳ và giai đoạn phát triển khác nhau. Trong điều kiện chăn nuôi quy mô vừa và lớn, tập trung việc chăm sóc phải được thực hiện theo một quy trình mang tính công nghiệp rất nghiêm ngặt. Được thực hiện một cách có khoa học trong khâu chăm sóc, nuôi dưỡng không chỉ là tạo điều kiện tốt nhất cho việc sinh trưởng và phát triển của đàn gà mà vấn đề quan trọng là giảm được chi phí chăn nuôi và nâng cao được hiểu quả.

d. Thức ăn

Thức ăn là nền tảng cho phát triển chăn nuôi. Tùy theo đặc tính sinh lý của mỗi vật nuôi mà yêu cầu về thức ăn thường khác nhau và cách chuyển hóa sản phẩm cũng khác nhau. Với gà, thức ăn là yếu tố cơ bản để tăng chất lượng thịt, tăng tỷ lệ nạc trong thịt xẻ. Do đó, nếu thức ăn không đủ chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất về sau.

e. Tổ chức sản xuất

Lựa chọn một hình thức tổ chức hợp lý sẽ tạo thế mạnh cho phát triển chăn nuôi. Trước kia, nước ta chỉ có hai hình thức sản xuất được tổ chức chủ yếu, đó là quốc doanh và tập thể. Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới nền

kinh tế, kinh tế hộ gia đình đã được quan tâm phát triển hơn. Kinh tế hộ được khảng định như một đơn vị kinh tế tự chủ, có điều kiện phát huy thế mạnh của mình nhằm khai thác triệt để các tiền năng về đất đai, lao động, tiền vốn, tạo cho nông nghiệp nước ta có bước tiến vượt bậc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi gà trong hộ gia đình heo hướng bền vững tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)