Nội dung phát triển chăn nuôi gà trong hộ gia đình theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi gà trong hộ gia đình heo hướng bền vững tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 30)

a. Phát triển quy mô chăn nuôi gà phù hợp trong hộ gia đình

địa phương, qua đó sẽ làm thay đổi tổng số đàn gà trong vùng (thể hiện sự thay đổi cơ cấu đàn gà của địa phương qua các năm), thay đổi quy mô chăn nuôi, phương thức chăn nuôi và hướng sản xuất kinh doanh của các hộ chăn nuôi bằng cách thay đổi số lượng đàn gà nuôi trong các hộ gia đình, đầu tiên là việc đưa con giống vào chăn nuôi, diện tích chăn nuôi, áp dụng các hình thức tổ chức chăn nuôi phù hợp với điều kiện của hộ, của vùng nhằm đảm bảo phát triển ổn định, mang lại kết quả và hiệu quả kinh tế cao.

b. Phát triển chăn nuôi gà phù hợp với định hướng sản xuất kinh doanh của hộ gia đình

- Phát triển chăn nuôi gà trong hộ gia đình theo hướng sản xuất kinh doanh bao gồm có hai nhóm hộ đó là: Hộ thuần nông và hộ kiêm ngành nghề, nhóm hộ thuân nông là những hộ chỉ tập trung sản xuất kinh doanh trong ngành nông nghiệp và trong đó tập trung vào trồng trọt, chăn nuôi và đây cũng là những ngành tạo ra nguồn thu nhập chính cho hộ, với những hộ chăn nuôi gà thì nguồn thu nhập chính thường từ chăn nuôi mang lại cho hộ. Các hộ kiêm nghề là những hộ sản xuất nông nghiệp kết hợp với phát triển các ngành nghề kinh doanh khác trong hộ, nguồn thu nhập được tạo ra bởi sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác có tỷ lệ khác nhau, phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế trong hộ gia đình nhưng đều có đóng góp vào thu nhập của hộ. Mỗi hướng sản xuất kinh doanh của hộ chăn nuôi gà sẽ có quy mô, phương thức chăn nuôi khác nhau do đó kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà của từng nhóm hộ theo hướng kết quả sản xuất kinh doanh sẽ khác nhau

c. Tổ chức sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện chăn nuôi gà của hộ và địa phương

 Cung cấp giống:

Giống gà được nuồi trong phải hộ gia đình phải đảm bảo về chất lượng như giống tốt, khỏe mạnh, giảm dịch bệnh và rủi ro cho người chăn nuôi: Để tạo điều kiện phát triển chăn gà trong các hộ gia đình theo hướng bền vững, việc sử dụng giống gà nuôi là vấn đề cấp thiết, quyết định đến việc phát triển đàn gà được nuôi trong các hộ gia đình trong suốt thời gian chăn nuôi và trong tương lai. Thông qua việc sử dụng con giống nhằm tăng năng suất, chất lượng đàn gà bằng cách áp dụng giống mới có khả năng chống chịu bệnh tật tốt, thích nghi với điều kiện chăn nuôi từng vùng, phù hợp với từng quy mô chăn nuôi và hướng sản xuất kinh doanh của hộ chăn nuôi nhằm mang lại kết quả và hiệu quả kinh tế cao cho hộ chăn nuôi.

 Cung cấp thức ăn:

Thức ăn là nền tảng cho phát triển chăn nuôi. Tùy theo đặc tính sinh lý của mỗi giống gà nuôi mà yêu cầu về thức ăn thường khác nhau và cách chuyển hóa sản phẩm cũng khác nhau. Thức ăn là yếu tố cơ bản để tăng chất lượng thịt của đàn gà. Do đó, Thức ăn cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng sẽ quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển và sản xuất về sau của đàn gà được nuôi trong hộ gia đình. Nguồn thức ăn trực tiếp mang lại kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ chăn nuôi.

 Thị trường tiêu thụ sản phẩm:

Về thị trường tiêu thụ các sản phẩm trong chăn nuôi gà thường ta tập trung đến thị trường tiêu thụ gà thịt. Để phát triển bền vừng đàn gà cần phải có thị trường tiêu thụ ổn định. Điều đó rất cần có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gà trong các hộ gia đình giúp hộ gia đình làm được những việc mà từng người, từng nông hộ không thể làm được hoặc làm không có hiệu quả; nâng cao được năng suất lao động, tiết kiệm được nhiều khoản chi phí trong đầu tư cho sản xuất kinh doanh; huy động được nhiều nguồn vốn, nhân lực, hạn chế được ảnh hưởng của thiên tai, những yếu tố khách quan bất khả kháng, đáp ứng kịp thời yêu cầu về sản xuất và tiêu thụ gà. Liên kết trong việc tiêu thụ sản phẩm gà thịt góp phần thực hiện chuyên môn hóa, tập trung hóa, phát triển hợp lý các lĩnh vực sản xuất gà, dịch vụ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu (Nguyễn Vinh Hiển, 2015).

 Dịch vụ hỗ trợ về thú y:

Nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đây là môi trường thuận lợi cho việc phát triển các loại dịch bệnh, nhất là trong các giai đoạn chuyển mùa và những thời gian có độ ẩm cao. Dịch bệnh không những ảnh hưởng đến sự phát triển về số lượng của đàn gia súc, gia cầm mà còn ảnh hưởng cả đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe của con người. Công tác thú y giúp cho đàn gà phát triển tốt, không bị dịch bệnh trong hiện tại cũng như đảm bảo sạch bệnh cho những đàn gà tiếp theo từ con giống đến suốt trong quá trình chăn nuôi. Qua đó nhằm nâng cao chất lượng đàn gà trong hộ gia đình, đảm bảo vệ sinh môi trường.

 Dịch vụ hỗ trợ về tín dụng

trình chăn nuôi như đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại hoàn chỉnh, đầy đủ còn cần một nguồn vốn khá lớn để mua con giống và thức ăn, thuốc thú y và các yếu tố đầu vào khác trong suốt thời kỳ chăn nuôi. Nguồn vốn có thể được các hộ chăn nuôi huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên các hộ chăn nuôi cần phải sử dụng và bảo toàn nguồn vốn đó thông qua việc phát triển đàn gà một cách bền vững. Do đó yếu tố vốn rất quan trọng đối với phát triển chăn nuôi gà theo hướng bền vững trong mỗi hộ chăn nuôi.

 Hỗ trợ kỹ thuật:

Hỗ trợ kỹ thuật được thực hiện bởi các tổ chức tại địa phương như: Khuyến nông và cùng với đó là các công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y. Hỗ trợ kỹ thuật là những hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi cùng với đó là các thông tin kinh tế, thị trường nhằm nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh tạo thu nhập cho người nông dân, làm động lực thúc đẩy kinh tế hộ phát triển.

Nội dung chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong chăn nuôi gà gồm: Các giống gà mới, kỹ thuật chăn nuôi mới, công nghệ chăn nuôi mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi, kiểm tra và khuyến khích các hộ dân trong công tác vệ sinh thú y, chuồng trại...

Đối với phát triển chăn nuôi gà, công tác hỗ trợ kỹ thuật trong những năm qua đã góp phần đưa giống mới cùng các quy trình chăn nuôi tiên tiến đến với người nông dân, thúc đẩy công tác lai tạo giống, giúp cho việc định hướng và xây dựng các vùng chăn nuôi gà theo hướng sản xuất hàng hoá phù hợp với từng quy mô chăn nuôi và hướng sản xuất kinh doanh của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi gà trong hộ gia đình heo hướng bền vững tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)