Đặc điểm của các hộ chăn nuôi gà theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi gà trong hộ gia đình heo hướng bền vững tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 63 - 65)

Trong hộ gia đình, chủ hộ là người có vai trò rất quan trọng, quyết định lớn nhất đến các phương thức sản xuất và phương hướng phát triển sản xuất của hộ trong tương lai. Trong chăn nuôi gà việc lựa chọn phương thức chăn nuôi, với quy mô nào phù hợp để nâng cao hiệu quả chăn nuôi thì phần lớn các quyết định là do chủ hộ.

Bảng 4.3 cho thấy, tổng số hộ chăn nuôi gà được điều tra tại xã Xuân Lương không có hộ nghèo nào tham gia nuôi gà. Trên thực tế ở xã có khoảng 3-5% hộ nghèo nhưng có rất ít hộ nghèo tham gia chăn nuôi gà và những hộ tham gia chăn nuôi thì đã thoát được nghèo trong năm những năm thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới. Hộ nuôi gà được điều tra thì có 78,33 % hộ thuộc loại trung bình và 21,67 % hộ khá và giàu. Các hộ điều tra ở xã Xuân Lương đều tham gia sản xuất nông nghiệp, trong đó có tới 28,33% hộ là thuần nông và 71,67% hộ kiêm ngành nghề. Trong đó hộ chăn nuôi quy mô vừa có tỷ lệ hộ thuần nông cao hơn so với hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Do tính hấp dẫn của loại hình chăn nuôi này nên các hộ kiêm ngành nghề cũng rất tích cực tham gia chăn nuôi, tuy đòi hỏi đầu tư cao, biết chấp nhận rủi ro nhưng phong trào nuôi gà trong các hộ gia đình theo hướng bền vững với hình thức thả đồi và vườn nhà tại huyện Yên Thế đã đang có sức hút lớn và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

Bảng 4.3. Đặc điểm của chủ hộ chăn nuôi gà huyện Yên Thế

STT Chỉ tiêu ĐVT chung BQ

Theo quy mô chăn nuôi

Quy mô

nhỏ Quy mô vừa

1 Tổng số hộ điều tra hộ 36 24 2 Loại hộ - Trung bình % 78,33 77,78 79,17 - Khá và giàu % 21,67 22,22 20,83 3 Giới tính chủ hộ - Nam % 88,33 88,89 87,50 - Nữ % 11,67 11,11 12,50 4 Tuổi chủ hộ tuổi 41,5 43,6 40,1 5 TĐVH chủ hộ - Trung học cơ sở % 76,67 77,78 75,00 - Trung học phổ thông % 23,33 22,22 25,00 6 Trình độ chuyên môn chủ hộ - Cao đẳng % 3,33 5,56 - 7 Nghề nghiệp chính của hộ - Hộ thuần nông % 28,33 19,44 41,67 - Kiêm ngành nghề % 71,67 80,56 58,33

8 Số năm kinh nghiệm nuôi gà năm 14,3 15,1 14,5

Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát (2018)

Bảng 4.3 cho thấy, tuổi bình quân của chủ hộ có sự khác biệt giữa các quy mô chăn nuôi. Chủ hộ thuộc nhóm chăn nuôi quy mô nhỏ có tuổi cao hơn so với quy mô vừa và tuổi bình quân chung của các hộ điều tra với tuổi bình quân là 43,6 tuổi. Các chủ hộ thuộc nhóm chăn nuôi quy mô vừa có tuổi bình quân là 40,1, thấp hơn so với chủ hộ thuộc nhóm chăn nuôi quy mô nhỏ và tuổi bình quân chung của tổng số các hộ điều tra.

Về trình độ học vấn của chủ hộ, chủ hộ thuộc nhóm chăn nuôi quy mô vừa có tỷ lệ học trung học phổ thông cao nhất với 25,0 %, cao hơn bình quân chung của các hộ điều tra.

Có thể thấy phần lớn những chủ hộ chăn nuôi gà là không có trình độ chuyên môn hoặc trình độ chuyên môn thấp. Chỉ có 02 chủ hộ thuộc nhóm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ có trình độ cao đẳng họ đều là những người làm thú y xã và cán bộ trạm thú y. Còn lại những chủ hộ có trình độ chuyên môn đều là những người ở trình độ sơ cấp kỹ thuật về chăn nuôi gà do phòng NN&PTNT, phòng

chăn nuôi của sở NN&PTNT mở lớp học tập trung trong 2 - 3 tháng. Hầu hết các chủ hộ học hỏi kỹ thuật nuôi gà thông qua kinh nghiệm chăn nuôi của bạn bè và những người chăn nuôi khác hoặc tự tìm kiếm thông tin trên đài, sách báo do các công ty thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y cung cấp.

Về nghề nghiệp chính của các hộ chăn nuôi gà trong các hộ gia đình cho thấy, trong tổng số các hộ điều tra có 17 hộ thuần nông chiếm tỷ lệ 28,33% còn lại 43 hộ kiêm ngành nghề chiếm tỷ lệ 71,67%: nhóm hộ chăn nuôi ở quy mô vừa có tỷ lệ hộ thuần nông cao hơn so với nhóm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Do các hộ chăn nuôi quy mô vừa thường là những hộ họ tập trung vào chăn nuôi, ít tham gia các không việc khác ngoài chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp. Điều tra số năm kinh nghiệm trong chăn nuôi gà thịt của chủ hộ cho thấy: nhóm hộ chăn nuôi ở quy mô nhỏ có chủ hộ bình quân 15,1 năm kinh nghiệm, chủ hộ chăn nuôi ở quy mô vừa có bình quân 14,5 năm kinh nghiệm. Bình quân tổng các hộ điều tra có có số năm kinh nghiệm bình quân là 14,3 năm. Trong đó hầu hết những hộ chăn nuôi ở quy mô vừa là mới chăn nuôi trong khoảng thời gian từ khi phong trào chăn nuôi gà với phương thức công nghiệp và bán công nghiệp phát triển mạnh trên toàn huyện.

Chăn nuôi gà trong các hộ gia đình theo hướng bền vững, chăn nuôi với hình thức thả vườn, đồi là phương thức chăn nuôi bán công nghiệp, mức độ đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật không lớn đến mức như chăn nuôi theo quy mô công nghiệp. Nguồn thức ăn chủ yếu sử dụng cho chăn nuôi gà trong các hộ gia đình là kết hợp cám công nghiệp với các loại thức ăn khác chứ không hoàn toàn là cám công nghiệp ăn thẳng. Với số lứa nuôi từ 3 lứa trên năm, thời gian nuôi 4 tháng/lứa và số lượng gà nuôi bình quân đạt 595 con/lứa, các hộ chăn nuôi gà tại các xã Xuân Lương nuôi với quy mô khá lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi gà trong hộ gia đình heo hướng bền vững tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)