Kinh nghiệm của một số địa phương trong phát triển chăn nuôi gà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi gà trong hộ gia đình heo hướng bền vững tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 39 - 44)

2.2.2.1. Phát triển chăn nuôi gà ta của hộ nông dân ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Phát triển chăn nuôi gà không chỉ ở Việt Nam và trên thế giới có đóng góp đáng kể vào việc nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi và đáp ứng yêu cầu sản phẩm cho người tiêu dùng. Họ có nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc phát triển chăn nuôi đàn gà để mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu.

Đông Triều là một huyện có truyền thống chăn nuôi gà ta lâu đời và có điều kiện thuận lợi về kinh tế, tự nhiên và xã hội. Huyện có tiềm năng lớn để phát triển chăn nuôi gà ta theo quy mô lớn. Những năm qua, chăn nuôi gà ta đã phát triển mạnh ở các xã Bình Khê, Tràng An, An Sinh, đây là các xã điển hình trong chăn nuôi và phát triển đàn gà ta và gà ta của Quảng Ninh. Năm 2014 cả huyện có 1.135 nghìn con và mức tăng bình quân qua 3 năm là 5,77%, trong đó, tổng số con gà ta thịt là 401 nghìn con, tốc độ tăng trưởng bình quân là 12,51%; gà ta đẻ trứng là 13,5 nghìn con, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,51%. Tổng số hộ nuôi gà ta năm 2014 là 744 hộ trong đó hộ quy mô vừa chiếm 47,72%%, tốc độ phát triển bình quân số hộ chăn nuôi gà ta Đông Triều qua 3 năm là 105,33%. Tại các địa phương này, chăn nuôi gà chiếm phần lớn trong tổng thu nhập của hộ gia đình, những hộ nuôi với quy mô lớn có thu nhập hỗn hợp trung bình cao với 245,996 đồng. Khi tính công lao động của các hộ, hộ thuần nông cứ 01 đồng công lao động tạo ra được hơn 173,208 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp, còn hộ kiêm chỉ tạo ra chưa đến 98,194 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp. Qua đó thu nhập từ chăn nuôi gà ta cao và góp phần lớn vào cải thiện cuộc sống cho người chăn nuôi ở đây. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển chăn nuôi gà ta của huyện Đông

Triều đang còn một số khó khăn và tồn tại cần giải quyết: Chưa kiểm soát được dịch bệnh, chăn nuôi còn manh mún không tập trung, trình độ của người chăn nuôi còn hạn chế... Thị trường tiêu thụ chưa thực sự ổn định.

Các yếu tố ảnh hưởng chính đến phát triển chăn nuôi gà trên địa bàn huyện là: Về quy mô chăn nuôi ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế, do vậy cần thiết phải mở rộng quy mô để nâng cao hiệu quả kinh tế. Về khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng tương đối lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm, vì vậy người chăn nuôi phải tuân thủ các khâu kỹ thuật một cách nghiêm ngặt. Về con giống có ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng của sản phẩm, do vậy công tác tổ chức cung ứng con giống phải đảm bảo về chất lượng và ổn định. Về trình độ người chăn nuôi thực hiện các biện pháp kỹ thuật khác nhau đưa đến kết quả và hiệu quả kinh tế khác nhau. Nhưng yếu tố dịch bệnh ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hộ cũng như sự phát triển chăn nuôi gà ta ở huyện là lớn nhất.

Để phát phát triển chăn nuôi gà ta của hộ nông dân huyện Đông Triều cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu như: Xây dựng hệ thống cung cấp giống gà ta đảm bảo chất lượng; Nâng cao công tác thú y; Nâng cao trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi, qua đó cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cộng với những tiềm năng sẵn có của huyện việc phát triển chăn nuôi gà ta của hộ nông dân huyện Đông Triều sẽ phát triển hiệu quả, bền vững.

2.2.2.2. Phát triển chăn nuôi gà Đông Tảo lai trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Văn Lâm là một huyện đồng bằng của tỉnh hưng Yên. Với đặc điểm đất đai đa dạng, huyện có khả năng phát triển chăn nuôi gia cầm cũng như cây lương thực và các loại cây ăn quả, cây màu, cây công nghiệp có giá trị. Thực hiện chương trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát huy lợi thế vùng, hiện nay huyện đang tập trung phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi với những giống gà địa phương, đặc sản.

Những năm qua, chăn nuôi gà ở Văn Lâm khá phát triển, đóng góp đáng kể vào việc nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi và đáp ứng yêu cầu sản phẩm cho người tiêu dùng tại địa phương, các vùng lân cận khác. Mô hình chăn nuôi gà Đông Tảo lai đã được xây dựng và bắt đầu triển khai, phát triển mang lại kết quả và hiệu quả chăn nuôi.

Tân Quang, Đại Đồng và Lạc Đạo. Tại các địa phương này, chăn nuôi gà chiếm phần lớn trong tổng thu nhập của hộ, chứng tỏ chăn nuôi gà là ngành chính của địa phương. Hiện nay, các cấp chính quyền tại thôn, xã, huyện đang tuyên truyền phổ biến kiến thức chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học đến các hộ chăn nuôi và vận động các hộ gia đình ký cam kết an toàn trong chăn nuôi, giết mổ, buôn bán vận chuyển gia cầm để hạn chế dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Thu nhập hỗn hợp của một ngày công lao động đối với các nhóm hộ như sau: hộ nuôi gà thông thường một ngày là 77,17 nghìn đồng; giống gà Đông Tảo lai thu được 113,73 nghìn đồng.

Phát triển chăn nuôi gà Đông Tảo lai còn một số khó khăn và bất cập cần giải quyết: thiếu vốn sản xuất, giá thức ăn công nghiệp ngày càng cao, nông dân thiếu kiến thức về kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, nông dân thiếu kiến thức và thông tin giá cả thị trường, sự phát triển chăn nuôi gà thịt còn mang tính tự phát, Văn Lâm chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm cho chăn nuôi gà Đông Tảo lai, thiếu định hướng chiến lược lâu dài về phát triển chăn nuôi gà Đông Tảo lai, nuôi gà chưa được tách biệt với người và vật nuôi khác, trình độ chuyên môn của thú y viên còn thấp, ô nhiễm môi trường từ cách xử lý phân gà của một số hộ…

2.2.2.3. Phát triển chăn nuôi gà ta theo hướng an toàn thực phẩm tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Gia Lâm là một huyện giáp với thành phố Hà Nội nên có nhiều tiềm năng trong phát triển chăn nuôi gà, trong đó nhất là thị trường tiêu thụ. Do đó, trong những năm qua quy mô đàn gà tăng lên với tốc độ tăng trưởng bình quân 7%/năm trong 3 năm từ 2012 - 2014.

Trong phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn thực phẩm địa phương đã quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho chăn nuôi gà như: đường giao thông thuận tiện, hộ chăn nuôi đầu tư xây dựng chuồng trại, máng ăn uống, lưới quây... Nhưng chưa có đầu tư về máy nghiền trộn thức ăn cho gà, chưa có hệ thống xử lý chất thải từ chăn nuôi gà, việc xử lý chất thải vẫn được làm thủ công;

Về ứng dụng khoa học kĩ thuật đã có các lớp chuyển giao KHKT và cả các lớp dạy nghề ngắn hạn, lớp tập huấn cho thú y cơ sở; Về thú y và quản lý dịch bệnh: thực hiện việc tiêm phòng vacxin cho gà và đàn gia cầm, công tác tiêu độc, kiểm dịch khi xuất và nhập gia cầm cũng như sản phẩm từ gia cầm, các hộ có khử trùng chuồng trại và tiêm phòng cho gà, bên cạnh đó huyện có mở các lớp học thú y sơ cấp, đào tạo thú y cho các thôn xã. Hàng tháng có tổ chức tập huấn

cho các các trưởng ban thú y xã, 1 năm 2 lần tới thôn về phòng chống dịch bệnh; Về liên kết trong chăn nuôi gà an toàn thực phẩm: các hộ chăn nuôi hình thức tự tiêu thụ là chính; về nguồn giống, các hộ chăn nuôi thường mua giống của các cơ sở cung cấp giống trong và ngoài huyện, liên kết trong tiêu thụ sản phẩm là kém, về nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi, các hộ thường mua tại các đại lý và một số hộ mua tại công ty sản xuất cám; với thuốc thú y các hộ chăn nuôi sử dụng dịch vụ thú y của trạm thú y huyện và các đại lý bán thuốc thú y trên địa bàn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gà an toàn thực phẩm hiện nay bao gồm: đặc điểm của hộ, chi phí chăn nuôi (chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí thú y...), giá bán các sản phẩm từ chăn nuôi gà, hình thức tổ chức chăn nuôi, tín dụng, chính sách hỗ trợ...

Một số giải pháp chính phát triển chăn nuôi gà an toàn thực phẩm được đưa ra gồm: xây dựng hệ thống xử lý chất thải; Tăng cường tập huấn về KHKT, trao đổi kinh nghiệm giữa các hộ; Kiểm dịch, tiêm phòng, kiểm soát vận chuyển sản phẩm ra vào huyện; Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa hộ chăn nuôi với nhà cung cấp giống, thức ăn chăn nuôi, thú y, cơ sở tiêu thụ.

2.2.2.4. Bài học kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi gà bền vững tại các hộ gia đình

Phát triển chăn nuôi gà trong các hộ gia đình luôn tạo ra nguồn thu nhập chính cho các hộ, giải quyết việc làm cho các hộ gia đình đồng thời từng bước nâng cao kỹ thuật trong chăn nuôi gà cho các hộ gia đình thông qua các lớp tập huấn do chính quyền địa phương tổ chức và các công ty, doanh nghiệp cung cấp thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y được tổ chức thường xuyên.

- Chăn nuôi gà trong các hộ đình đã cho những kết quả nhất định như tạo ra nguồn thu nhập chính cho hộ từ chăn nuôi, đa dạng hóa các thình thức chăn nuôi như chăn nuôi theo hình thức truyền thống, bán công nghiệp và công nghiệp với các hộ thuần nông và hộ kiêm ngành nghề.

- Tuy nhiên, trong phát triển chăn nuôi gà tại các địa phương vẫn còn gặp không ít những khó khăn không thể tránh khỏi như: chưa kiểm soát được dịch bệnh, chăn nuôi còn manh mún không tập trung, trình độ của người chăn nuôi còn hạn chế... Thị trường tiêu thụ chưa thực sự ổn định, thiếu sự liên kết, hợp tác giữa các hộ chăn nuôi với các cơ sở cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm.

- Để phát triển đàn gà ngày càng được tốt hơn cần tập trung trong phát triển con giống, công tác thú y và phòng trừ dịch bệnh, kỹ thuật chăn nuôi luôn gắn liền với trình độ của những người trực tiếp chăn nuôi. Có như vậy mới phát triển chăn nuôi gà trong các hộ gia đình một cách bền vững.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi gà trong hộ gia đình heo hướng bền vững tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)