Giải pháp phát triển chăn nuôi gà trong các hộ gia đình theo hướng bền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi gà trong hộ gia đình heo hướng bền vững tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 98 - 112)

bền vững tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

4.3.2.1. Nâng cao chất lượng con giống

Để phát triển tốt chăn nuôi gà trong các hộ gia đình theo hướng bền vững, bước đi cơ bản đầu tiên là chất lượng con giống tốt, đảm bảo năng suất và chất lượng. Do vậy cần có những giải pháp để nâng cao chất lượng con giống như:

- Cần quản lý tốt những giống gà tốt (một con tốt cả đàn tốt), hàng năm cần bình tuyển, chọn lọc con trống giống tốt, loại thải những con không đủ tiêu chuẩn làm giống, hỗ trợ một phần kinh phí cho hộ gia đình sản xuất đàn gà giống, nhập nội các giống gà mà địa phương chưa có hoặc còn thiếu, xây dựng và sử dụng các công thức lai giống phù hợp.

- Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa hộ chăn nuôi, cán bộ thú y, khuyến nông với nơi cung cấp giống để đảm bảo nguồn giống được cung cấp đầy đủ, ổn định cả về số lượng và chất lượng.

- Mở các lớp tập huấn nhằm tuyên truyền, nâng cao trình độ, kỹ thuật của người dân trong chăn nuôi cũng như cách chọn giống.

4.3.2.2. Nâng cao chất lượng thức ăn

Giá thức ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các hộ chăn nuôi. Trong điều kiện hiện nay giá thức ăn còn cao và nhiều biến động, trong khi chăn nuôi gà trong hộ gia đình tại huyện Yên Thế với quy mô khá lớn, vì vậy tạo ra các mối liên kết nhóm hộ để mua các sản phẩm đầu vào sẽ làm giảm chi phí đáng kể trong chăn nuôi. Các nhóm hộ nên liên kết lại cùng mua sản phẩm của các công ty thức ăn chăn nuôi với vai trò như là một đại lý phân phối, làm tốt công tác này sẽ giúp cho các hộ chăn nuôi tiết kiệm được đáng kể chi phí cho thức ăn chăn nuôi.

Ngoài ra giá thức ăn chăn nuôi còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà. Vì vậy cần khuyến khích các hộ đầu tư mua thức ăn chăn nuôi của công ty lớn, có uy tín và chất lượng cao. Cần tạo điều kiện cho hộ tiếp cận với các hãng sản xuất thức ăn chăn nuôi có chất lượng uy tín hơn nữa. Quản lý chặt chẽ các đơn vị cung ứng thức ăn chăn nuôi trên địa bàn xã, huyện tránh sự xâm nhập của những hãng cám không đảm bảo chất lượng tới các hộ chăn nuôi.

4.3.2.3. Phòng trừ dịch bệnh trong chăn nuôi gà

Để tạo điều kiện thúc đẩy chăn nuôi gà phát triển ngày một mạnh mẽ thì vấn đề phòng trừ dich bệnh, thiên tai một cách toàn diện là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, để chủ động hơn, cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau:

- Tuyên truyền, khuyến khích các hộ chăn nuôi tiêm phòng định kỳ Vaccin các bệnh thường gặp.

- Hướng dẫn người chăn nuôi nhận biết thuốc và cách bảo quản, sử dụng một số loại thuốc thú y thông dụng tránh mua phải thuốc giả, kém chất lượng.

- Thông báo kịp thời các dịch bệnh xảy ra trên địa bàn giúp cho các hộ chăn nuôi phòng, trừ dịch bệnh một cách tốt nhất, tránh cho dịch bệnh lây lan.

- Thực hiện kiểm dịch nghiêm túc trong vận chuyển và giết mổ gà. Kiểm soát chặt chẽ các chợ đầu mối, phát hiện nhanh, xử lý kịp thời những con gà bị nhiễm bệnh và có khả năng nhiễm bệnh cao để loại trừ, phòng tránh việc lây lan và ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.

- Có chế tài đủ mạnh bắt buộc người dân thay đổi hành vi nếp sống tùy tiện: Vận chuyển gà bị bệnh, lợn chết vứt bừa bãi ra môi trường, giấu dịch... làm ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.

- Đầu tư đầy đủ các trang thiết bị cho hoạt động chăm sóc đàn gà cũng như công tác thú y.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thú y xã, huyện bằng cách mỗi năm mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ cũng như năng lực cho cán bộ thú y.

- Huyện cần điều chỉnh và củng cố hệ thống thú y cơ sở, có cách chính sách khuyến khích và hỗ trợ đối với các cán bộ thú y xã, thị trấn để họ nhiệt tình và yêu nghề hơn trong công việc, cần trực tiếp chỉ đạo, giám sát và theo dõi tình hình dịch bệnh.

4.3.2.4 Nâng cao trình độ kỹ thuật của hộ chăn nuôi gà

Lợi thế về điều kiện tự nhiên, quy mô chăn nuôi và chất lượng sản phẩm đã được khẳng định cùng với nhưng cơ hội về vốn, khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, điểm mấu chốt tại các hộ chăn nuôi gà là trình độ của chính họ. Hiệu quả kỹ thuật tại các hộ chưa cao là phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như trình độ văn hoá của người nuôi chính, khả năng tiếp cận khuyến nông... Vì vậy trước hết các hộ chăn nuôi cần thức hiện tốt và đầy đủ các quy trình phòng dịch bệnh cho đàn gà.

Thực hiện tốt công tác khuyến nông: Công tác khuyến nông có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp đặc biệt với quy mô chăn nuôi gà lớn như huyện Yên Thế thì công tác này lại càng quan trọng. Phải tăng cường hơn nữa việc tập huấn và chuyển giao các kỹ thuật mới trong chăn nuôi, tư vấn hợp lý giúp hộ gia đình tự tin, sử dụng đầu vào một cách tối ưu và chăn nuôi có hiệu quả hơn. Công tác thú y phải làm tốt việc phòng và chống các dịch bệnh và phổ biến đầy đủ kiến thức cho hộ gia đình, quản lý tốt nguồn giống nuôi tại địa phương. Bộ phận này cần tư vấn và giúp nông dân có được nguồn giống tin cậy và phù hợp với điều kiện nuôi ở địa phương. Thường xuyên tổ chức hội thảo và tổ chức đi thăm quan học hỏi lẫn nhau trong chăn nuôi gà. Các hộ chăn nuôi gà tại huyện xuất phát từ nông thôn, vì vậy trình độ của họ chưa cao, chưa sẵn sàng tiếp cận với nhưng công nghệ mới, do đó khuyến nông đóng vai trò cầu nối giúp hộ chăn nuôi hiệu quả hơn.

4.3.2.5. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm là điều rất quan trọng trong chăn nuôi gà trong các hộ gia đình, sản phẩm không được bán đúng thời điểm sẽ làm tăng chi phi thức ăn trong khi sản lượng không tăng hoặc tăng không đáng kể làm giảm lợi nhuận trong chăn nuôi gà. Gà thương phẩm chủ yếu được bán cho tư thương và do thiếu thông tin thị trường nên hộ chăn nuôi luôn bị ép giá, có 97% hộ chăn nuôi cho rằng bị ép giá và 92% thường xuyên bán cho tư thương. Cần tăng cường thông tin thị trường đến các hộ chăn nuôi kịp thời, đầy đủ từ đó các hộ sẽ nắm bắt được thông tin giá cả, tình hình tiêu thụ sản phẩm gà để các hộ chăn nuôi chủ động trong tiêu thụ sản phẩm của mình.

Các cơ quan chính quyền cần cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin thị trường, ngoài ra các cơ quan chính quyền tìm cách hỗ trợ nông dân tiêu thụ đầu ra qua các hình thức như liên kết, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở thu mua, các công ty, trung tâm giết mổ... Sản phẩm gà tại đây với lợi thế về số lượng và chất lượng đã được người tiêu dùng khẳng định, vì vậy các cơ quan chính quyền hoàn toàn có thể tạo ra các hình thức hợp đồng tiêu thụ sản phẩm trong dài hạn với số lượng lớn.

Các hộ chăn nuôi cũng cần tạo ra các mối liến kết giữa các nhóm hộ, liên kết với các đơn vị thu gom, bao tiêu sản phẩm để bán sản phẩm với giá tốt nhất tránh các trường hợp bán cho các tư thương bị ép giá. Các nhóm hộ có thể tự tiêu thụ sản phẩm của mình cho các công ty, trung tâm thu mua lớn mà không cần đến các tư thương. Những hộ chăn nuôi tại đây chưa chủ động trong tiêu thụ sản phẩm,

còn phụ thuộc rất nhiều vào các tư thương đã làm cho lợi nhuận của họ bị giảm đáng kể do giá bán và bán không đúng thời điểm. Bên cạnh việc tiêu thụ sản phẩm thì cần quan tâm đến thị trường cung ứng đầu vào cho các hộ chăn nuôi.

4.3.2.6. Có các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi gà

Các giải pháp nêu trên chủ yếu chú trọng đến phát triển chăn nuôi gà theo chiều sâu, nâng cao hiệu quả kinh tế và kỹ thuật trong chăn nuôi. Với nhiều thế mạnh, cùng với tiềm năng về đất đai... cần quan tâm mở rộng hơn nữa quy mô chăn nuôi gà trong hộ gia đình tại huyện Yên Thế. Để làm được điều này huyện cần hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi với quy mô lớn xây dựng chuồng trại, sửa chữa chuồng trại, đồng thời hỗ trợ tiền mua con giống cho hộ gia đình, hộ hoàn trả sau mỗi lứa xuất bán.

Chính sách hỗ trợ hộ gia đình vay vốn để phát triển chăn nuôi. Vốn là rất cần thiết cho chăn nuôi, mặt khác các hộ chăn nuôi lại chủ yếu là thuần nông lên vốn cho nuôi gà là khá khó khăn và các hộ phải tìm các cách khác nhau để vay vốn cho chăn nuôi. Cần tạo mọi điều kiện và đơn giản hóa các thủ tục trong vay vốn để hộ nông dân dễ tiếp cận được nguồn vốn từ đó phát triển chăn nuôi theo chiều rộng và chiều sâu. Tạo điều kiện cho hộ gia đình vay ở các tổ chức như ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức Cựu chiến binh, hội phụ nữ với các mức ưu đãi. Tăng cường việc giám sát quá trình sử dụng vốn của các hộ và khuyến cáo cho họ dùng đồng vốn vay như thế nào cho hiệu quả nhất.

4.3.2.7. Tăng cường liên kết và hài hòa lợi ích giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm trong chăn nuôi gà

- Tăng cường mối liên kết giữa 4 nhà (nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp), nhất là trong việc liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gà thịt và trứng.

- Có những chính sách và hỗ trợ kịp thời khi có biến động (giá, dịch bệnh, thiên tai...) thì cùng chia sẻ rủi ro của doanh nghiệp, các cơ sở liên kết khác với người chăn nuôi, điều đó sẽ giúp mối liên kết chăn nuôi gà trên địa bàn huyện mới phát triển chăn nuôi gà theo hướng bền vững .

- Xây dựng hệ thống chính sách liên kết các Nhà cụ thể với từng nội dung liên kết về giống, cung ứng thức ăn, chuyển giao kỹ thuật, tiêu thụ.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

1. Phát triển chăn nuôi gà trong hộ gia đình theo hướng bền vững có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng mà còn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của toàn địa phương nói chung. Phát triển chăn nuôi gà tại hộ gia đình theo hướng bền vững bao gồm các nội dung sau:

- Phát triển chăn nuôi gà quy mô phù hợp trong hộ gia đình cho phù hợp với điều kiện chăn nuôi của hộ và địa phương, qua đó sẽ làm thay đổi tổng số đàn gà trong vùng, phương thức chăn nuôi, áp dụng các hình thức tổ chức chăn nuôi phù hợp đảm bảo phát triển ổn định, mang lại kết quả và hiệu quả kinh tế cao.

- Phát triển chăn nuôi gà phù hợp với định hướng sản xuất kinh doanh của hộ gia đình bao gồm hộ thuần nông và hộ kiêm ngành nghề. Mỗi hướng sản xuất kinh doanh của hộ chăn nuôi gà sẽ có quy mô, phương thức chăn nuôi khác nhau do đó kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà của từng nhóm hộ theo hướng kết quả sản xuất kinh doanh sẽ khác nhau.

- Tổ chức sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện chăn nuôi gà của hộ và địa phương bao gồm: cung cấp giống; cung thức ăn, thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ về thú y, dịch vụ hỗ trợ về tín dụng, hỗ trợ kỹ thuật.

2. Thực trạng phát triển chăn nuôi gà tại hộ gia đình theo hướng bền vững tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang cho thấy:

- Các hộ chăn nuôi đều có số lứa và thời gian nuôi như nhau với 3 lứa/năm và 4 tháng/lứa nuôi, khối lượng bình quân khi xuất bán là 2,4 kg/con;

- Phát triển chăn nuôi theo quy mô; bình quân/lứa là 595 con trong đó nhóm hộ chăn nuôi với quy mô vừa là 812,2 con, quy mô nhỏ là 445,1 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân/lứa là 1.068,24 kg đối với quy mô nhỏ; 1.949,28 kg đối với nhóm hộ chăn nuôi quy mô vừa. Các hộ quy mô nhỏ có chi phí cao hơn hộ chăn nuôi quy mô vừa với 118.835,22 đồng/con gà thịt xuất bán 2,4kg, hộ chăn nuôi quy mô vừa là 72.500,35 đồng. Chi phí trung gian của nhóm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ cũng cao hơn những hộ chăn nuôi quy mô vừa. Về kết quả và hiệu quả kinh tế cho thấy: GO bình quân của 1 con gà thịt xuất bán trong hộ chăn nuôi 93.525,05 nghìn đồng. Quy mô nhỏ là 124.555,69 đồng; quy mô vừa là

74.383.29 đồng, giá trị gia tăng (VA) bình quân của các hộ chăn nuôi là 40.783,17 đồng, thu nhập hỗn hợp (MI) bình quân là 39.972,43 đồng.

- Phát triển chăn nuôi phù hợp với định hướng sản xuất kinh doanh của hộ gia đình cho thấy, chi phí của hộ thuần nông là 85.920,57 đồng/con gà 2,4kg cao hơn hộ kiêm ngành nghề chỉ có 92.328,39 đồng. Tuy nhiên, công lao động gia đình của hộ kiêm ngành nghề lại cao hơn hộ thuần nông. Những hộ thuần nông có lợi nhuận đạt 25.403,21 đồng/1 con gà 2,4 kg xuất bán, trong khi đó những hộ kiêm ngành nghề không đạt được lợi nhuận khi tính cả công lao động gia đình. Các chỉ tiêu như: GO chăn nuôi gà tính cho 1 con gà xuất bán với trọng lượng là 2,4 kg của hộ thuần nông là 111.323,78 đồng; nhóm hộ kiêm ngành nghề là 84.534,08 đồng. Giá trị gia tăng (VA), thu nhập hỗn hợp (MI) và lợi nhuận của nhóm hộ thuần nông lần lượt là 59.784,44 đồng; 59.118,64 đồng; hộ kiêm ngành nghề là 31.185,87 đồng; và 30.301,93 đồng. Về hiệu quả kinh tế của các hộ thuần nông đều cao hơn hộ kiêm ngành nghề.

- Tổ chức sản xuất hợp lý, phù hợp điều kiện chăn nuôi của hộ và địa phương cho thấy: có đến 57,62% các hộ nuôi gà lai và tập trung chủ yếu ở quy mô vừa với tỷ lệ 58,34% với nguồn cung cấp giống từ nhiều nơi không cố định chiếm tỷ lệ 53,33%. Các hộ chăn nuôi quy mô vừa có tỷ lệ về nguồn cung cấp thức ăn và thuốc thú y cố định từ các đại lý trong xã và huyện cao hơn so với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ với 79,17% và 91,67%. Thị trường tiêu thụ qua kênh thương lái vẫn chiếm tỷ lệ trên 90% với giá bán thịt gà hơi bình quân 73.000 đồng - 75.000 đồng/kg. Trong hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi gà các hộ chăn nuôi quy mô vừa thường xuyên được hỗ trợ hơn các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ như tập huấn về kỹ thuật từ các khuyến nông, các doanh nghiệp, công ty.

3. Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển đàn gà tại địa phương bao gồm: a) Nâng cao chất lượng con giống; b) Nâng cao chất lượng thức ăn; c) Phòng trừ dịch bệnh trong chăn nuôi gà; d) Nâng cao trình độ kỹ thuật của hộ chăn nuôi gà; e) Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; f) Có các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi gà và f) Tăng cường liên kết và hài hòa lợi chính giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm trong chăn nuôi gà.

5.2. KIẾN NGHỊ

Phát triển chăn nuôi gà trong hộ gia đình theo hướng bền vững là vấn đề tất yếu của sản xuất nông nghiệp liên quan, gắn kết chặt chẽ đến các mặt kinh tế, xã

hội và môi trường. Để thực hiện các giải pháp trên nhằm thát triển chăn nuôi gà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi gà trong hộ gia đình heo hướng bền vững tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 98 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)