Tình hình chung của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi gà trong hộ gia đình heo hướng bền vững tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 65 - 67)

Bảng 4.4 cho thấy, diện tích đất nông nghiệp của nhóm hộ chăn nuôi ở quy mô vừa là thấp nhất, của nhóm hộ chăn nuôi ở quy mô nhỏ là cao nhất, cao hơn bình quân chung của các hộ điều tra, nhưng bình quân thì diện tích này đều khá rộng, khoảng trên 3 sào/hộ (sào bắc bộ 360m2). Ngoài chăn nuôi gà, các hộ chăn nuôi ở quy mô nhỏ thường sản xuất trồng trọt trên diện tích đất nông nghiệp bình quân/khẩu khá lớn là 286,9 m2, hơn nhóm hộ chăn nuôi ở quy mô vừa với diện tích bình quân/khẩu là 276,3 m2. Điều này cho thấy khả năng tập trung đầu tư cho chăn nuôi gà trong các hộ gia đình của nhóm hộ chăn nuôi ở quy mô vừa lớn hơn, vì ngoài thời gian chăn nuôi gà, họ mất ít thời gian và công sức cho sản xuất trồng trọt hơn so với các nhóm hộ chăn nuôi ở quy mô nhỏ.

Bảng 4.4. Điều kiện sản xuất của các nhóm hộ chăn nuôi gà

STT Diễn giải ĐVT QB

chung

Theo quy mô chăn nuôi Quy mô nhỏ Quy mô vừa 1 Tổng số hộ điều tra hộ 36 24

2 Bình quân nhân khấu/hộ khẩu 4,2 4,2 4,3

3 Số lao động/hộ người 2,7 2,6 2,5

4 Diện tích đất NN/hộ m2 1.234,6 1.458,3 1.211,6

5 Diện tích đất NN/khẩu m2 267,3 286,9 276,3

6 DT đất vườn, đồi có thể CN gà/hộ m2 2.556,3 2.156,7 2.358,7

7 Thu nhập BQ của hộ/năm tr.đ 756,31 569,78 6.964,75

8 Thu nhập từ CN gà/năm tr.đ 676,32 482,67 6.214,33

9 Tỷ lệ thu nhập từ CN gà % 89,42 84,71 89,23

Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát (2018)

Diện tích đất vườn, đồi có thể dùng cho chăn nuôi gà của nhóm hộ chăn nuôi ở quy mô vừa cũng lớn hơn so với hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, diện tích vườn đồi có thể sử dụng cho chăn nuôi gà bình quân/hộ là 2.556,3 m2. Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi ở quy mô nhỏ thường không sử dụng hết diện tích vườn đồi để chăn nuôi gà mà chỉ quây lại một phần diện tích trong tổng diện tích vườn đồi để chăn nuôi nên phần diện tích sử dụng cho chăn nuôi gà trung bình không lớn hơn so với các hộ chăn nuôi ở quy mô vừa; mặt khác nhóm hộ này còn có hộ nuôi cả gà đẻ trứng giống nên phần diện tích đó không chỉ đơn thuần nuôi gà thịt mà còn phải chia lô để nuôi gà đẻ riêng biệt.

Các hộ chăn nuôi gà ở quy mô vừa diện tích đất vườn đồi có lớn hơn không đáng kể, nhưng hầu hết các diện tích này được họ sử dụng triệt để. Phần đất vườn đồi có khả năng chăn nuôi gà thường được các hộ này chia làm nhiều ô khác nhau để luân phiên nuôi gà trong các lứa, tránh để tình trạng ô nhiễm môi trường do nuôi quá nhiều lứa gà với thời gian nối tiếp nhau trên cùng một diện tích chăn thả.

Tỷ lệ thu nhập bình quân từ chăn nuôi gà của nhóm hộ nuôi quy mô vừa là 89,23 % với các hộ nuôi ở quy mô nhỏ là 84,71%. Qua đó cũng có thể thấy vai trò khá quan trọng của ngành chăn nuôi gà đối với việc nâng cao thu nhập của các hộ và mức độ đầu tư lao động và cơ sở vật chất cho chăn nuôi gà tại huyện Yên Thế, vì chăn nuôi gà là nguồn sinh kế chính của người dân nơi đây.

Bảng 4.5. Tài sản, công dụng cụ phục vụ chính cho chăn nuôi gà

(Tính bình quân cho 1 hộ chăn nuôi)

STT Loại tài sản

BQ chung Quy mô nhỏ Quy mô vừa

Tỷ lệ (%) Giá trị (1.000 đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (1.000 đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (1.000 đồng) 1 Chuồng trại 100,0 4.625,45 100,0 4.568,23 100,0 3.698,75

2 Máy nghiền TĂ 82,65 1.634,58 62,48 1.568,12 81,23 1.356,47

3 Dụng cụ

chăn nuôi 100,0 1.689,56 100,0 1.236,98 100,0 2.236,78

4 Lưới quây 100,0 3.689,67 100,0 2.896,32 100,0 4.268,71

Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát (2018)

Tài sản phục vụ cho nuôi gà trong hộ gia đình không quá phức tạp vì hộ gia đình có thể lợi dụng được diện tích vườn đồi để chăn thả. Chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ công dụng cụ cho chăn nuôi gà bình quân cho 1 hộ chăn nuôi khoảng 810,74 đồng/một con gà 2,4 kg. Chuồng trại, máng ăn máng uống, lưới quây là tài sản cần thiết nhất cho chăn nuôi gà nên 100% các hộ chăn nuôi đều có. Tài sản sử dụng cho chăn nuôi có giá trị lớn hơn như máy nghiền thức ăn chăn nuôi chủ yếu được các hộ chăn nuôi với quy mô vừa sử dụng để tiết kiệm chi phí, chủ động hơn trong cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. Có 81,23% hộ chăn nuôi quy mô vừa có máy nghiền, trong đó chỉ có 62,48% hộ thuộc nhóm chăn nuôi quy mô nhỏ có loại tài sản này.

Tài sản, công dụng cụ sử dụng cho chăn nuôi gà được sử dụng trong nhiều năm nên trong bảng 4.5 bao gồm cả giá trị cho mỗi công cụ, dụng cụ phục vụ chăn nuôi gà trong các hộ gia đình. Có thể thấy, hộ càng chăn nuôi với quy mô lớn thì giá trị đầu tư về chuồng trại, máy móc… phục vụ chăn nuôi gà càng lớn. Điều này cho thấy mức độ đầu tư của hộ trong đầu tư cho chăn nuôi gà có sự khác biệt giữa các nhóm hộ theo quy mô chăn nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi gà trong hộ gia đình heo hướng bền vững tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)