Sử dụng bã sắn làm thức ăn chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu làm giàu protein bột và bã sắn bằng phương pháp lên men rắn với nấm men saccharomyces cerevisiae (Trang 32 - 35)

Phần 2 Tổng quan về tài liệu

2.3. Tổng quan về cây sắn và tình hình sử dụng các phụ phẩm từ cây săn làm

2.3.2. Sử dụng bã sắn làm thức ăn chăn nuôi

Để tận dụng tốt nguồn phụ phẩm công, nông nghiệp cho chăn nuôi gia súc nhai lại ở nước ta việc nghiên cứu phương pháp chế biến, bảo quản, mức bổ sung, cách thức bổ sung phù hợp và hiệu quả cần tiếp tục được quan tâm đầu tư. Bã sắn là phụ phẩm của quá trình sản xuất tinh bột sắn, chiếm khoảng 45% khối lượng sắn nguyên củ. Theo các kết quả đã nghiên cứu, có thể sử dụng phương pháp ủ chua bã sắn để dự trữ làm thức ăn cho gia súc nhai lại trong nông hộ. Tuy nhiên, bã sắn có hàm lượng protein thô rất thấp nên khi sử dụng cần bổ sung nguồn thức ăn giàu protein để cân đối dinh dưỡng và mức bổ sung không nên vượt quá 40% so với tổng chất khô trong khẩu phần.

Ủ chua là phương pháp đã được nhiều tác giả nghiên cứu để chế biến và bảo quản bã sắn làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Theo các tác giả Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly, 2001 khi chế biến sắn bằng phương pháp ủ chua đã làm giảm rõ rệt hàm lượng độc tố. bột khô chỉ còn có 90,2 mg/kg VCK. Theo quy định của Cộng đồng Châu Âu (EC) thì hỗn hợp cho gia súc chỉ được phép chứa thấp hơn 60 mg HCN. Như vậy, rõ ràng phương pháp ủ chua đã làm giảm mạnh mẽ lượng HCN. Theo Nguyễn Hữu Văn (2008), khi nghiên cứu ủ chua bã sắn để làm thức ăn cho gia súc nhai lại thì ủ với công thức 0,5% muối + 3% rỉ mật, hoặc 0,5% muối + 3% cám gạo có thể bảo quản bã sắn và làm giảm đáng kể hàm lượng HCN sau 21 ngày ủ nên có thể sử dụng một lượng lớn bã sắn ủ trong khẩu phần mà không gây độc. Tuy nhiên, theo các tác giả do bã sắn tươi có hàm lượng protein thô rất thấp nhưng có giá trị năng lượng tương đối cao, vì vậy khi sử dụng làm thức ăn cho gia súc nhai lại cần thiết phải bổ sung nguồn thức ăn giàu protein để cân đối năng lượng và protein cho nhu cầu dinh dưỡng của vi sinh vật dạ cỏ và cho sản xuất (Theo các tác giả Mai Thị Thơm và Bùi Quang Tuấn, 2006).

Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của bã sắn tươi Thành phần Giá trị Thành phần Giá trị pH 4,21 HCN (mg/kg DM) 240 HCN (mg/kg vật chất tươi) 26,9 DM (% vật chất tươi) 11,2 OM (% DM) 97,2 CP (% DM) 3,6 EE (% DM) 0,3 NDF (% DM) 31,2 Ash (% DM) 2,8 GE (Kcal/kgDM) 4180

Số liệu ở bảng 2.1 cho thấy ẩm độ của bã sắn tươi rất cao nên rất dễ bị hư hỏng. Nếu áp dụng phương pháp phơi khô để bảo quản sẽ mất nhiều thời gian, công lao động và nấm mốc dễ phát triển trong quá trình phơi. Mặt khác, việc phơi khô lại phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Mùa thu hoạch và chế biến sắn thường tiến hành vào mùa mưa ở khu vực miền Trung. Do vậy, việc bảo quản bã sắn bằng cách ủ chua là phù hợp. pH của bã sắn tươi là 4,21, hàm lượng HCN là 26,5 mg/kg. Các chỉ số này thấp hơn nhiều so với công bố của Bùi Quang Tuấn (2005) khi xác định ở bã sắn chế biến thủ công (tương ứng pH = 6, HCN = 162,4 mg/kg). Sự khác biệt này có thể là do bã sắn công nghiệp đã được xử lý hóa chất trong quá trình chế biến. Tỷ lệ NDF là 31,2 %, bã sắn lại được nghiền nhỏ do đó có thể ảnh hưởng tới hoạt động nhai lại của trâu bò. Giá trị protein thô, lipid, khoáng tổng số và năng lượng thô trong bã sắn tương ứng là 3,6%, 0,3%, 2,8% (tính theo DM) và 4198 kcal/kg DM. Kết quả phân tích này cho thấy hàm lượng protein thô trong bã sắn rất thấp và giá trị năng lượng tương đối cao, vì vậy khi làm thức ăn cho gia súc nhai lại cần thiết phải bổ sung nguồn thức ăn giàu protein để cân đối năng lượng và protein cho nhu cầu dinh dưỡng của vi sinh vật dạ cỏ và cho sản xuất.

Theo Bùi Quang Tuấn (2007) cho thấy, bột đen – một loại phụ phẩm của quá trình tinh bột sắn có hàm lượng tinh bột cao nhưng nghèo protein. Khi sử dụng loại phụ phẩm này để nuôi vỗ béo lợn không làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của lợn nhưng làm giảm chi phí thức ăn chăn nuôi là 29,5 VNĐ/con/ngày ở giai đoạn 1 và 729,6 VNĐ/kg tăng trọng ở giai đoạn 2.

Theo Mai Thị Thơm và Bùi Quang Tuấn (2008) ủ chua bã sẵn với 0,5% muối ăn và 3% rỉ mật đường đã làm giảm độc tố HCN trong bã sắn xuống mức thấp hơn mức an tòan cho gia súc. Sử dụng bã sắn ủ chua bổ sung mức 1kg/kg sữa cho bò sữa đã không làm giảm năng suất và tỷ lệ mỡ sữa của bò nhưng làm giảm 300đ/kg thức ăn cho bò.

Theo Nguyễn Hữu Văn và Nguyễn Xuân Bả (2008) cũng cho thấy, ủ chua là biện pháp phù hợp để bảo quản bã sắn làm thức ăn cho gia súc nhai lại trong điều kiện nông hộ. Có thể bảo quản bã sắn với 0,5%, muối 0,5% muối + 3% rỉ mật hoặc 0,5% muối + 3% cám gạo. Giá trị pH của khối ủ giảm nhanh trong 10 ngày đầu và ổn định sau 21 ngày ủ. Hàm lượng HCN giảm đáng kể sau 21 ngày ủ nên có thể sử dụng được một khối lượng lớn bã sắn trong khẩu phần ăn của gia súc nhai lại mà không bị ngộ độc. Bã sắn ủ chua chỉ nên sử dụng từ 25% đến 50% khối lượng thức ăn tinh trong khẩu phần của bò thịt và cần bổ sung thêm protein cho khẩu phần.

Pipat et al. (2011) ủ bã sắn với rỉ mật và ure đã làm giảm HCN sau 14 ngày ủ, HCN giảm về tới mức không nguy hiểm cho động vật sau 21 ngày ủ. pH của khối ủ nằm trong giới hạn cho phép, axit lactic cao nhất ở ở 14 ngày ủ và giảm mạnh ở 21 và 28 ngày ủ.

Ủ chua là biện pháp phù hợp để bảo quản bã sắn làm thức ăn cho gia súc nhai lại trong điều kiện nông hộ. Chất lượng bã sắn sau khi ủ không giảm nhiều so với bã sắn tươi. Có thế bảo quản bã sắn với 0,5% muối hoặc 0,5% muối + 3% rỉ mật hoặc 0,5% muối + 3% cám gạo Giá trị pH của các khối ủ giảm nhanh trong 10 ngày đầu và ổn định ở mức thấp sau 21 ngày sau khi ủ. Hàm lượng HCN giảm đáng kể sau 21 ngày ủ nên có thể sử dụng một lượng lớn bã sắn ủ trong khẩu phần cho gia súc nhai lại.

Ở các nước đang phát triển, cây sắn và các phụ phẩm của ngành chế biến tinh bột sắn cũng được sử dụng như nguồn thức ăn giàu năng lượng trong chăn nuôi gia súc nhai lại do có hàm lượng xơ và tinh bột cao (Moor, 1976; Mailer, 1977; Floukes et al.,1978; Ogutimei, 1988; Sukombat et al., 2015). Tuy nhiên do

hàm lượng protein, vitamin và khoáng thấp cũng như thiếu các axit amin có chứa S (methionine) nên sắn ít được quan tâm hơn so với ngô, lúa mì trong chăn nuôi. Vì vậy, việc cải thiện hàm lượng protein để tăng hiệu quả sử dụng các phụ phẩm của ngành chế biến tinh bột sắn đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu làm giàu protein bột và bã sắn bằng phương pháp lên men rắn với nấm men saccharomyces cerevisiae (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)