Phương pháp lên men làm giàu protein của bột và bã sắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu làm giàu protein bột và bã sắn bằng phương pháp lên men rắn với nấm men saccharomyces cerevisiae (Trang 42 - 43)

a. Phương pháp lên men rắn

Bước 1: Chuẩn bị giống nấm men.

Chọn 02 chủng giống có tốc độ sinh trưởng tốt nhất được lựa chọn ở nội dung 2 sẽ được nuôi cấy nhân giống sản xuất trên môi trường Hansen dịch thể với tỷ lệ 1:1 ở 30oC/48h. Sau đó tiến hành đánh giá chất lượng giống qua các chỉ tiêu:

Kiểm tra tạp nhiễm: sử dụng phương pháp nhuộm Gram và quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng đại 1000x

Đếm số lượng TB: giống phải có số lượng TB tối thiểu ≥108/ml

Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu và môi trường lên men

 Bột sắn: sử dụng loại bột Sắn thương mại.

 Bã sắn được sấy khô ở 60oC/48h, sau đó được nghiền nhỏ (1-2mm).

 Môi trường: chuẩn bị môi trường lên men rắn.

 Chuẩn bị thùng ủ: Mỗi thùng ủ 3kg, có nắp đậy.

Môi trường lên men bề mặt và nguyên liệu (cơ chất) để lên men được chuẩn bị như ở mục 2.3.3

Môi trường được khử trùng ở 121oC/1atm/15 phút. Sau đó được chia vào thùng ủ, mỗi thùng có khối lượng 3kg. Mỗi một công thức ủ 9 thùng.

Bước 3:Lên men

Tiếp giống với tỷ lệ được lựa chọn ở nội dung 2. Dung dịch nuôi cấy giống được trộn đều với nguyên liệu lên men, đảm bảo độ ẩm từ 45-55%. Tiến hành nuôi cấy ở nhiệt độ phòng với nhiệt độ dao động từ 25-30oC.

Đánh giá kết quả ở các thời điểm: 1, 3, 5 và 7 ngày.

Các chỉ tiêu đánh giá gồm: đánh giá cảm quan, xác định pH, phân tích hàm lượng protein thô, protein thuần, N- phi protein và đếm số lượng TB nấm men.

b. Đánh giá cảm quan

Đánh giá chất lượng lên men thông qua các chỉ tiêu cảm quan như màu sắc, mùi, trạng thái, nhiệt độ, độ mốc hỏng, hơi nước trên nắp thùng.

c. Phương pháp xác định pH

Giá trị pH của thức ăn lên men được xác định theo phương pháp Hristov và Jones (2000) với máy đo pH (máy đo Mettler ToleDo) tại phòng Thí nghiệm trung tâm Khoa Chăn nuôi, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Lấy giá trị trung bình của 3 lần đo.

d. Phân tích một số chỉ tiêu thành phần hóa học

Lấy mẫu để phân tích hàm lượng protein ở các thời điểm 0, 1, 3, 5, 7 ngày sau khi ủ theo TCVN 4325:2007(2007).

Hàm lượng VCK được xác định theo TCVN 4326-2001.

Hàm lượng protein thô xác định bằng phương pháp Kjeldahl theo TCVN 4328:2007. Lượng protein thô = N tổng số (%) × 6,25.

Phân tích hàm lượng protein thuần bằng phương pháp Kjeldahl sử dụng với trichloroacetic acid (CCl3COOH) để tạo kết tủa.

Lượng protein thuần = N thực (%) × 6,25. Phân tích N phi protein:

bằng hiệu số giữa N tổng (%) với N thực (%) × 6,25. e. Đếm số lượng tế bào nấm men

Tiến hành: số lượng tế bào nấm men được đếm ở các thời điểm 0, 1, 3, 5, 7 ngày sau khi ủ. Cách lấy mẫu, lấy 10g mẫu ở nhiều vị trị khác nhau trong thùng ủ. Sau đó trộn đều các mẫu với nhau và pha loãng với nước cất rồi lọc lấy dung dịch.

Phương pháp đếm số lượng: sử dụng phương pháp đếm trực tiếp dưới kính hiển vi, bằng buồng đếm hồng cầu Neubauer.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu làm giàu protein bột và bã sắn bằng phương pháp lên men rắn với nấm men saccharomyces cerevisiae (Trang 42 - 43)