Kết quả phân tích một số thành phần hóa học của bột và bã sắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu làm giàu protein bột và bã sắn bằng phương pháp lên men rắn với nấm men saccharomyces cerevisiae (Trang 44 - 45)

Phần 4 Kết quả thảo luận

4.1. Kết quả phân tích một số thành phần hóa học của bột và bã sắn

BỘT VÀ BÃ SẮN

Kết quả phân tích vật chất khô, protein thô, nitơ phi protein, protein thuần của bã sắn và bột sắn khô trước khi ủ được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1 Hàm lương protein của bột sắn và bã sắn trước khi lên men Nguyên Nguyên liệu VCK (%) Protein thô (%VCK) N- phi protein (% VCK) Protein thuần (%VCK) Xơ thô (% VCK) Bã sắn (n=3) 85,52 ± 0,3 2,58± 0,2 0,35± 0,04 2,23± 0,2 14,06 ± 0,2 Bột sắn (n=3) 90,84 ± 0,2 2,75± 0,1 0,20± 0,02 2,55± 0,1 2,08 ± 0,1

Qua kết quả ở bảng 4.1 chúng tôi có nhận xét:

Hàm lượng vật chất khô của bột và bã sắn khá cao. Ở bột sắn hàm lượng VCK là 90,84; của bã sắn là 85,52. Kết quả phân tích hàm lượng protein thô của bột và bã sắn cho thấy cả hai loại nguyên liệu này đều có hàm lượng protein thô rất thấp. Hàm lượng protein thô ở bã sắn chiếm 2,58%, trong đó N phi protein chiếm 0,35%; Ở bột sắn hàm lượng protein cao hơn, chiếm 2,75% với hàm lượng N phi protein là 0,20%.

Theo Nguyễn Văn Phú và cs. (2015), hàm lượng protein của bã sắn rất thấp chiếm 1,87% VCK. Đặng Thị Thu (1995), bã sắn thu từ nhà máy sản xuất tinh bột có hàm lượng protein rất thấp là 1,50%.

Trong khi đó, Nguyễn Hữu Văn và cs. (2008) cho biết hàm lượng protein thô của bã sắn tươi chỉ chiếm 3,6% VCK nhưng giá trị năng lượng tương đối cao 4198 kcal/kg VCK. Trong thực tế phân tích tại nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi CP Việt nam cho thấy VCK của Bã sắn khoảng 87% và hàm lượng protein thô khoảng 1,50% VCK. Theo các tác giả nếu sử dụng làm thức ăn cho gia súc nhai lại thì cần phải bổ sung thêm nguồn thức ăn giàu protein để cân đối năng lượng và protein trong khẩu phần.

Theo Hoàng Kim và Phạm Văn Biên (1995), Bột sắn nghiền thủ công có vật chất khô khoảng 87,56%, đạm thô 3,52%, dẫn xuất không đạm 83,89%. Nghiên cứu của Uchegbu et al. (2011) cũng cho thấy, hàm lượng VCK ở bột sắn chiếm 87,75% , protein thô chiếm 3,59%.

Theo Đặng Hoàng Lâm (2013) cho biết các giống sắn ở Việt Nam có tỷ lệ protein từ 2,44 đến 4,13%. Các giống sắn có tỷ lệ protein cao thì hàm lượng protein thường từ 3,78 - 4,61%, còn các giống có tỷ lệ protein thấp thì hàm lượng protein chỉ từ 2,4% đến 2,75%.

Ngoài hàm lượng protein thô thấp < 4%, thì bột và bã sắn còn có thể chứa các thành phần gây độc cho vật nuôi như HCN (McDonald et al., 1988; Igwebuike and Okonkwo, 1993).

Như vậy việc lên men bột và bã sắn với vi sinh vật như nấm men Saccharomycesserevisiae và nấm sợi là một trong những biện pháp vừa giúp cải thiện hàm lượng protein và vừa làm giảm hàm lượng HCN trong bột, bã sắn (Araujo et al., 2008; Hong and Ca, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu làm giàu protein bột và bã sắn bằng phương pháp lên men rắn với nấm men saccharomyces cerevisiae (Trang 44 - 45)