Kháng nguyên (Antigen)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tạo kháng thể đơn dòng kháng progesterone (Trang 27 - 28)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Một số hiểu biết về miễn dịch học

2.3.3. Kháng nguyên (Antigen)

Kháng nguyên là những chất lạ khi xâm nhập vào cơ thể gây ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, tức là một quá trình sinh học phức tạp dẫn đến sự tổng hợp những phân tử nhận diện, những phân tử nhận diện là kháng thể dịch thể hay kháng thể tế bào và chúng có đặc tính liên kết đặc hiệu với kháng nguyên đó (Nguyễn Như Thanh, 1996).

Đặc tính của kháng nguyên:

- Có khả năng kích thích cơ thể sinh ra đáp ứng miễn dịch (tính kích thích sinh miễn dịch của kháng nguyên hay hoạt tính sinh miễn dịch của kháng nguyên).

- Có khả năng kết hợp đặc hiệu với kháng thể tương ứng trong trường hơp đáp ứng miễn dịch dịch thể và có khả năng kết hợp đặc hiệu với các thụ thể bề mặt của lymphoT trong trường hợp miễn dịch tế bào (tính đặc hiệu của kháng nguyên).

Các loại kháng nguyên:

- Kháng nguyên hoàn tồn (antigen): là loại kháng ngun mà bản thân nó có đầy đủ hai tính năng là tính kích thích cơ thể sản sinh kháng thể và sự kết hợp

đặc hiệu với kháng thể đó. Hầu hết kháng ngun hồn tồn có bản chất protein như các cấu phần của cơ thể động vật, thực vật, vi sinh vật,...

- Kháng ngun khơng hồn tồn (hapten): còn gọi là bán kháng nguyên là những chất có trọng lượng phân tử nhỏ như peptit, steroid,... và bản thân khơng có khả năng kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể. Vì chỉ có những chất lạ có kích cỡ ít nhất là bằng một kích cỡ của một epitop (nhóm quyết định kháng nguyên) mới vó thể đáp ứng miễn dịch, kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể. Muốn trở thành kháng nguyên hoàn toàn chúng phải được gắn với một loại protein gọi là protein mang (carrier protein) tạo thành phức hợp kháng nguyên - protein mang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tạo kháng thể đơn dòng kháng progesterone (Trang 27 - 28)