Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm
4.1.2.1. Tăng kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng
a. Tăng số lượng khách hàng
Cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân nên nhận thức ngân hàng cũng giống như một doanh nghiệp, cần phải bán được sản phẩm của mình cho khách hàng. Do vậy phải chú trọng quảng bá sản phẩm, hình ảnh ngân hàng tới khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân.
Trong 3 năm qua, ngân hàng xác định nhóm khách hàng tiềm năng cần phải phát triển đó là những khách hàng có thu nhập không cao nhưng ổn định, có nhu cầu tiêu dùng lớn…Đó là những cán bộ công nhân viên nhà nước có thu nhập ổn định, muốn nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, đầu tư vào học hành cho con cái. Những nhân viên văn phòng trẻ có thu nhập cao muốn thỏa mãn nhu cầu mua sắm của mình…Chính vì ngân hàng đã xác định được nhóm khách hàng này theo đúng xu hướng thị trường trong thời gian qua và marketing sản phẩm tới họ thì nên CVTD những năm qua đang dần phát triển tốt.
Ngân hàng đã phân loại đối tượng khách hàng. Đối với những khách hàng có thu nhập lớn và uy tín cao, ngân hàng đã chủ động cử cán bộ tới giới thiệu sản phẩm cùng những tiện ích của ngân hàng. Bởi vì nhóm khách hàng này tuy không nhiều nhưng là những khách hàng quan trọng, mang lại nhu nhập cao cho ngân hàng. Không chỉ thế, nhóm khách hàng này thường có quan hệ rộng nên thông qua đối tượng này ngân hàng đã được giới thiệu đến với những khách hàng khác.
Bảng 4.4. Thông tin khách hàng vay vốn tiêu dùng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm
Chỉ tiêu
2013 2014 2015 Tốc độ phát triển (%)
SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 14/13 15/14 BQ
Tổng 722 794 869 109,97 109,45 109,71
1. Phân theo trình độ
Đại học, trên đại học 369 51,11 417 52,52 489 56,27 113,01 117,27 115,12
Cao đẳng, trung cấp 224 31,02 253 31,86 268 30,84 112,95 105,93 109,38
Tốt nghiệp THPT 129 17,87 124 15,62 112 12,89 96,12 90,32 93,18
2. Phân theo nghề nghiệp
Viên chức 138 19,11 168 21,16 184 21,17 121,74 109,52 115,47
Kỹ sư 151 20,91 168 21,16 184 21,17 111,26 109,52 110,39
Công chức 238 32,96 223 28,09 244 28,08 93,70 109,42 101,25
Khác 193 26,73 232 29,22 254 29,23 120,21 109,48 114,72
3. Phân theo thu nhập
Dưới 5 triệu 141 19,53 226 28,46 269 30,96 160,28 119,03 138,12
Từ 5-10 triệu 230 31,86 289 36,40 335 38,55 125,65 115,92 120,69
Trên 10 triệu 351 48,61 279 35,14 265 30,49 79,49 94,98 86,89
Tăng trưởng quy mô khách hàng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi nhánh Gia Lâm ngày càng tăng dần qua các năm do Chi nhánh đã có những chính sách thu hút khách hàng mới, giữ chân các khách hàng cũ và truyền thống.
Qua bảng 4.4 cho thấy, trong những năm qua, ngân hàng đã dần nới lỏng về đối tượng cho vay. Trước đây chủ yếu cho những người là công chức, viên chức tức là những người có lương nhà nước và yêu cầu thu nhập cũng trên 10 triệu đồng/tháng. Nhưng 2 năm trở lại đây ngân hàng đã điều chỉnh lại để nắm lấy khối lượng khách hàng lớn đang nằm ở mức dưới điều kiện trước đây của ngân hàng. Cho đến hiện nay ngân hàng đã cho những khách hàng là công nhân vay nhiều hơn, kể cả những đối tượng khách hàng có thu nhập dưới 5 triệu cũng đã được ngân hàng tạo điều kiện cho vay. Như vậy sẽ giúp cho ngân hàng tăng được số lượng người, cung như tổng khoản vay tiêu dùng của ngân hàng, nâng cao được thu nhập cho ngân hàng. Đi đôi với việc đó thì rủi ro sẽ lớn hơn, khi nới lỏng đối tượng khách hàng cho vay và nới lỏng điều kiện để được vay. Chính vì vậy cần phải có biện pháp quản lý thông tin khách hàng tốt, nhanh để đảm bảo kịp thời xử lý, giảm xảy ra tình trạng nợ xấu
Như vậy, trong những năm qua ngân hàng đã xác định đúng đối tượng khách hàng để triển khai các gói cho vay tiêu dùng. Chính vì vậy, đã làm tăng được số lượng lượng khách hàng vay tiêu dùng bình quân qua 3 năm là 109,71%.
b. Tăng quy mô món vay
Cho vay tiêu dùng bùng nổ trong trong những năm qua đặc biệt năm 2015, theo phân tích của đơn vị này, bắt nguồn từ những thay đổi lớn trong thói quen của người tiêu dùng và nhu cầu cao về tín dụng bất động sản của tầng lớp thu nhập trung bình. Theo đó, thói quen vay mượn từ người thân bạn bè hoặc thị trường tài chính không chính thống đã dần chuyển dịch sang vay mượn từ các công ty tài chính.
Ta thấy được quy mô cho vay tiêu dùng của ngân hàng ngày càng được rộng, năm 2013 chỉ giới hạn gói vay dưới 300 triệu đồng/người. Nhưng đến năm 2014 tung thêm một mức cho vay dưới 500 triệu đồng. Đặc biệt năm 2015 nhằm đáp ứng nhu cầu mua nhà ở xã hội của khách hàng, ngân hàng đã triển khai mở rộng gói vay dưới 1 tỷ đồng nhằm thỏa mãn được nhu cầu cho vay của khách hàng. Theo quy định nhà nước, những nhà có giá trị dưới 1,05 tỷ đồng sẽ được hưởng gói vay ưu đãi với lãi suất 5%/năm. Ngân hàng đã nhanh chóng thấy được sự nóng lên của thị trường nhà đất, nhất là nhà ở xã hội, đã mở rộng cho khách hàng vay gói dưới 1 tỷ
đồng. Đây là quyết định rất tốt, giúp cho ngân hàng thu được doanh số khá lớn, vì những khoản ngày càng lớn hơn, ngược lại thì rủi ro sẽ lớn hơn, chính vì vậy ngân hàng cần có sự kiểm soát chặt chẽ khi thực hiện cho vay tiêu dùng ở mức gói lớn.
Bảng. 4.5. Số lượng khách hàng theo quy mô món vay của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm
(ĐVT: Người)
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1. Dưới 50 triệu 304 294 245
2. Từ 50 triệu đến dưới 100 triệu 273 265 278
3. Từ 100 triệu đến dưới 300 triệu 145 170 195
4. Từ 300 triệu đến dưới 500 triệu 0 65 94
5. Từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ 0 0 57
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh, chi nhánh Gia Lâm (2013 – 2015)
c. Tăng thời hạn cho vay
Người tiêu dùng khi tìm đến nơi để vay tiền, ngoài việc quan tâm lớn nhất của họ là lãi suất như thế nào so với thị trường, vấn đề quan trọng tiếp theo mà họ quan tâm đó là thời hạn gói vay được bao lâu. Đối với khách hàng luôn có mong muốn được thời hạn vay dài hạn. Chính vì nắm được nhu cầu này của khách hàng nên Ngân hàng đang ngày càng nới rộng thời hạn cho vay đối với các gọi CVTD, điều này được thể hiện rõ qua bảng 4.6.
Bảng 4.6. Thời hạn các gói cho vay tiêu dùng ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm qua 3 năm
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tốc độ phát triển (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 14/13 15/14 BQ Ngắn hạn 528 73,13 557 70,15 585 67,32 105,49 105,03 105,26 Trung hạn 136 18,84 170 21,41 193 22,21 125,00 113,53 119,13 Dài hạn 58 8,03 67 8,44 91 10,47 115,52 135,82 125,26
Trình duyệt hồ sơ khoản vay Giải ngân
Quản lý khoản vay và thu hồi nợ Khách hàng
Đơn xin vay vốn
Thẩm định khoản vay
Trình hồ sơ xét duyệt Đàm phán, ký kết các hợp đồng (2) (3) (4) (5) (6) (7) d. Tăng chất lượng dịch vụ
Quy trình cho vay và hồ sơ vay của ngân hàng
- Giai đoạn 1: Khách hàng lập đơn xin vay (theo mẫu của Ngân hàng) nộp cho phòng Kế hoạch – Kinh doanh.
- Giai đoạn 2: Dựa vào đơn xin vay, hộ khẩu thường trú của khách hàng, đơn sẽ được chuyển cho CBTD phụ trách theo địa bàn thẩm định. CBTD sẽ tiến hành thẩm định về lịch sử, nhân thân, tình trạng kinh tế, tài sản bảo đảm, phương án kinh doanh... của khách hàng. Quá trình này thực hiện không quá thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn xin vay.
- Giai đoạn 3: CBTD lập báo cáo thẩm định, trình lãnh đạo phòng (Trưởng hoặc phó phòng phụ trách) xét duyệt.
- Giai đoạn 4: CBTD lập hồ sơ, giấy tờ có liên quan như: Hợp đồng thế chấp, hợp đồng tín dụng...
- Giai đoạn 5: Trình hồ sơ qua trưởng, phó phòng phụ trách, sau đó là qua Giám đốc (phó Giám đốc phụ trách) ký duyệt hồ sơ.
- Giai đoạn 6: Tiến hành giải ngân, CBTD lập hồ sơ trên hệ thống: Đơn xin vay, hợp đồng tín dụng và tiến hành giải ngân. Sau khi giải ngân trên hệ thống, giấy lĩnh tiền mặt sẽ chuyển cho phòng kế toán thực hiện chi tiền mặt cho khách hàng.
- Giai đoạn 7: Lưu hồ sơ, theo dõi, quản lý khoản vay và thu hồi nợ. CBTD thực hiện lưu hồ sơ theo quy định, vào sổ sách và tự quản lý khoản vay, đôn đốc thu hồi lãi, nợ gốc
đến hạn.
Sơ đồ 4.1. Quy trình cho vay của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm
* Hồ sơ vay tiêu dùng Hồ sơ vay TD gồm:
- Đơn xin vay vốn (theo mẫu của chi nhánh): Đơn xin vay cần có xác nhận của cơ quan nơi đang công tác. Nếu không tham gia công tác tại đơn vị nào thì xin xác nhận của địa phương nơi khách hàng đang cư trú.
- Phương án vay vốn: Do khách hàng tự lập.
- Cam kết trả nợ từ lương được thủ trưởng cơ quan, đơn vị xác nhận và đóng dấu hoặc hợp đồng thế chấp, cầm cố và đăng ký thế chấp, cầm cố, đăng ký giao dịch đảm bảo, các hóa đơn, chứng từ đi kèm phương án vay vốn...
- Hợp đồng tín dụng: Do Ngân hàng soạn thảo.
Qua quy trình trên của Chi nhánh có thể thấy đối với một khoản vay tiêu dùng, CBTD phụ trách sẽ phải thực hiện toàn bộ quy trình, kể cả việc hồ sơ khoản vay như đánh giá tài sản bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, giải ngân và thu hồi nợ. Hoàn toàn không có bộ phận khác hỗ trợ. Điều này sẽ tạo ra một khối lượng công việc lớn cho CBTD, đồng thời làm giảm chất lượng các khâu, đặc biệt là khâu đánh giá, thẩm định tình hình khách hàng. Đây là khâu quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của khoản vay. Ngoài ra, việc đánh giá tài sản đảm bảo, đăng ký giao dịch đảm bảo là khâu rất mất thời gian, tuy nhiên CBTD phụ trách vẫn phải tự thực hiện khâu này. Việc theo dõi, lưu hồ sơ, đôn đốc nợ còng do CBTD tự thực hiện, điều này sẽ làm giảm hiệu quả của các khoản vay khác, công tác khác của cán bộ tín dụng. Đồng thời còng làm tăng rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng.
Như vậy có thể thấy quy trình CVTD của Chi nhánh còn nhiều hạn chế, chưa chuyên môn hóa, thời gian từ lúc nhận hồ sơ đến lúc giải ngân khá lâu. Chưa có các bộ phận chuyên trách, xử lý các khâu hỗ trợ tín dụng và sau giải ngân.
Như vậy, quy trình cho vay vốn so với những năm trước đã được đơn giản hóa dần, nhưng vẫn đang còn nhiều thủ tục, cần phải lược bỏ những thủ tục không cần thiết và cần phải tối thiểu hóa thời gian giao dịch.
Lãi suất và thời hạn cho vay
Về lãi suất cho vay, Chi nhánh thực hiện cho vay theo lãi suất thả nổi, có áp dụng mức tối đa, tối thiểu. Lãi suất quá hạn áp dụng cho các khoản vay tiêu dùng là không quá 150% lãi suất cho vay. Lãi suất của ngân hàng cho lĩnh vực
cho vay tiêu dùng, đã có nhiều thay đổi, có những sản phẩm còn thấp hơn so với ngân hàng khác. Xu hướng trong những năm tới lãi suất cho vay tiêu dùng của Ngân hàng sẽ được điều tiết thấp hơn, vì đang ngày càng gia nhập thị trường tốt hơn.
Về thời hạn cho vay: Tùy thuộc vào số tiền vay vốn, mục đích vay vốn, thu nhập của người vay... Chi nhánh tính toán, lập lịch trả nợ gốc và thời hạn vay vốn. Hiện tại chi nhánh cho vay thời hạn tối thiểu là 12 tháng và tối đa là 60 tháng đối với khách hàng vay tiêu dùng, chưa áp dụng các khoản vay dài hạn. Như vậy, thời hạn vay của ngân hàng đã kịp thời điều chỉnh theo thì trường, tức theo những ngân hàng TM trên địa bàn huyện Gia Lâm. Trong nhưng năm tới, xu hướng của ngân hàng sẽ tăng thời hạn cho vay đối với những gói vay có khoản tiền lớn.
Tăng chất lượng đội ngũ cán bộ
Ngân hàng đã thường xuyên tổ chức có lớp tập huấn cho các cán bộ chuyên phụ trách các mảng của cho vay tiêu dùng, để nhằm nâng cao được hiệu quả cho vay tiêu dùng cho của ngân hàng. Các phòng ban thường xuyên tổ chức các cuộc họp hàng tuần để giải quyết những vẫn đề còn tồn đọng, vướng mắc, nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất mà vẫn đảm bảo được sự an toàn của khoản vay.
Bảng 4.7. Nâng cao chất lượng cho cán bộ phục vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số lớp (lớp) Số người (lượt người) Số lớp (lớp) Số người (lượt người) Số lớp (lớp) Số người (lượt người) Tập huấn nghiệp vụ 2 80 2 88 3 102 Tập huấn luật 1 40 1 44 2 51 Tập huấn thái độ phục vụ khách hàng 1 32 2 42 2 85
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh, chi nhánh Gia Lâm (2013 – 2015)
Tuy nhiên, còn có một số hạn chế về cán bộ trong ngân hàng. Do chính sách của ngân hàng ưu tiên người làm trong ngành được ít nhất 1 người con mình được làm trong ngân hàng. Chính vì vậy dẫn đến trường hợp người làm chưa được sắp xếp đúng chuyên ngành học hoặc trình độ còn hạn chế. Dẫn đến chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng bị ảnh hưởng. Mặt khác, còn có một số
cán bộ trước đây hiện giờ đang làm việc, có tư tưởng xem mình là ngân hàng nhà nước và tư tưởng như trước đây tính cạnh tranh còn thấp. Họ đang xem cho khách hàng vay và là đang giúp đỡ cho khách hàng. Nhưng với thời kinh tế hiện nay, các ngân hàng đều phải có tính cạnh tranh cao, khách hàng chính là nguồn để phát triển cho ngân hàng nói chung và cho nhân viên ngân hàng nói riêng. Ai chăm sóc khách hàng càng nhiệt tình và chu đáo thì ngân hàng ngày càng phát triển nói chung và thu nhập của họ sẽ ngày càng cao hơn.
4.1.2.2. Tăng hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm
a. Doanh số cho vay tiêu dùng của ngân hàng
Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn
Để đánh giá số lượng doanh số hoạt động cho vay tiêu dùng, chúng tôi tiến hành phân tích số tiền hoạt động cho vay và cho vay tiêu dùng. Khoảng thời gian vay tiêu dùng gồm vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Tùy theo mục đích vay và gói sản phẩm của ngân hàng, thời gian của gói vay sẽ khác nhau. Thời gian của gói vay được ngân hàng tính vừa đáp ứng được lượng tiền mà khách khàng cần, đồng thời đảm bảo được khả năng trả nợ của khách hàng.
Bảng 4.8. Doanh số cho vay tiêu dùng của ngân hàng
(ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%) 14/13 15/14 BQ
1. Doanh số cho vay 1.714,00 1.879,00 2.087,00 109,63 111,07 110,35 2. Doanh số CVTD 369,91 432,16 520,84 116,83 120,52 118,66 - Ngắn hạn 325,13 338,48 376,06 104,11 111,10 107,55 - Trung, dài hạn 44,78 93,68 144,78 209,20 154,55 179,81 3. Tỷ trọng của doanh số CVTD trong tổng doanh số từ hoạt động cho vay (%) 21,58 23,00 24,96
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh, chi nhánh Gia Lâm (2013 – 2015)