Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhành gia lâm (Trang 49 - 55)

thôn, chi nhánh Gia Lâm

Tình hình lao động của chi nhánh NHNo&PTNT Gia Lâm được thể hiện ở bảng 3.1. Năm 2013 chi nhánh có 114 cán bộ công nhân viên, năm 2014 có 130 cán bộ công nhân viên, năm 2015 số lượng là 155 hoạt động ở tất cả các phòng ban. Chi nhánh luôn chú trọng tuyển dụng nguồn nhân lực có trình độ để đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa ngân hàng. Trong năm 2015, 118 người có trình độ đại học và sau đại học (chiếm hơn 76% trên tổng số cán bộ), lao động có trình độ cao đẳng và trung học chiếm 20% tổng số cán bộ. Lao động có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm gần 4% tổng số cán bộ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại hội sở chính. Còn lực lượng bảo vệ tại các phòng giao dịch được ký theo hợp đồng mùa vụ. Năm 2011-2013 trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn chi nhánh NHNo&PTNT Gia Lâm đã kiện toàn lại bộ máy tổ chức, sắp xếp bố trí nguồn nhân lực cho phù hợp nên việc tăng nhân sự cũng rất hạn chế, năm 2014 tăng 14,04% so với năm 2013, năm 2015 tăng 19,23% so với năm 2014. Cán bộ công nhân viên nam chiếm 23,87% tổng số cán bộ, tỷ lệ còn lại là cán bộ công nhân viên nữ.

3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi nhánh Gia Lâm triển nông thôn, chi nhánh Gia Lâm

3.1.4.1. Công tác huy động vốn ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi nhánh Gia Lâm

Để tăng trưởng nguồn vốn, đòi hỏi ngân hàng phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp huy động vốn như: đa dạng hóa sản phẩm, lãi suất huy động linh hoạt; cung cấp sản phẩm trọn gói; tăng cường công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng…Hiểu rõ tầm quan trọng sống còn đối với hoạt động huy động vốn trên địa bàn Huyện Gia Lâm nhằm đảm bảo an toàn tính thanh khoản và tăng trưởng có chiều sâu tại chi nhánh. Agribank Gia Lâm rất coi trọng nghiệp vụ huy động vốn. Trong thời gian vừa qua chi nhánh tập trung chủ yếu là công tác huy động vốn, luôn chủ trương mở rộng các hình thức huy động vốn, và coi trọng việc tăng trưởng nguồn vốn là nhiệm vụ hàng đầu. Đây là hoạt động chủ đạo, có ý nghĩa then chốt và luôn được đặt lên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của mỗi Ngân hàng. Khi có nguồn vốn ổn định, dồi dào, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mới có thể diễn ra một cách bình thường, tăng tính chủ động của Ngân hàng trong các chính sách kinh doanh của mình. Với các chính sách linh hoạt về lãi

suất, phí, thời hạn, đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn, cùng với những chương trình ưu đãi, khuyến mại, dự thưởng trong các thời kỳ, hiệu quả của công tác huy động vốn tăng rõ rệt qua các năm. Điều này được thể hiện qua biểu đồ huy động vốn sau:

Biểu đồ 3.1. Tình hình huy động vốn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi nhánh Gia Lâm

(Nguồn: Phòng Kế toán, ngân hàng Nông nghiệp và PTNT 2013-2015)

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của NHNo&PTNT Gia Lâm tương đối nhanh. Năm 2015 huy đông được gần 3000 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân về doanh số huy động vốn là 103,91%. Trong năm 2014 và 2015, hàng loạt các Ngân hàng Cổ phần, NHTM Nhà nước đã mở các phòng Giao dịch trên địa bàn Quận Long Biên và Huyện Gia Lâm, huyện Đông Anh tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng trên địa bàn Chi nhánh hoạt động. Trước khó khăn đó, ban lãnh đạo Chi nhánh đã có những chính sách kịp thời, phù hợp theo từng thời kỳ trong công tác huy động vốn. Kết quả, đến hết 2015, Chi nhánh đã huy động vượt chỉ tiêu được giao tạo ra sự chủ động về nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh..

Căn cứ bảng số liệu 3.2 cho thấy tỷ trọng tiền gửi dân cư ngày càng tăng luôn chiếm trên 83% trong tổng nguồn vốn huy động. Điều này thể hiện uy tín của Chi nhánh đối với dân cư trên địa bàn ngày càng lớn. Tạo sự ổn định về cơ cấu nguồn vốn cho công tác sử dụng vốn của Chi nhánh. Nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng qua các năm.

Bảng 3.2. Cơ cấu huy động vốn của NHNo&PTNT Gia Lâm từ 2013 - 2015 (Đơn vị: tỷ VNĐ) Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tốc độ phát triển (%) GT (tỷ đồng) CC (%) GT (tỷ đồng) CC (%) GT (tỷ đồng) CC (%) 14/13 15/14 BQ I. Theo thành phần kinh tế:

1. Tiền gửi của TCKT 375 13,89 453 15,79 485 16,64 120,80 107,06 113,72

2. Tiền gửi dân cư 2325 86,11 2415 84,21 2430 83,36 103,87 100,62 102,23

II. Theo kỳ hạn: 2700 100,00 2868 100,00 2915 100,00 106,22 101,64 103,91

1. Tiền gửi KKH 261 9,67 253 8,82 264 9,06 96,93 104,35 100,57

2. Tiền gửi có KH dưới 12 tháng 2112 78,22 2206 76,92 2187 75,03 104,45 99,14 101,76

3. Tiền gửi KH từ 12 tháng đến 24 tháng 148 5,48 164 5,72 176 6,04 110,81 107,32 109,05

4. Tiền gửi KH trên 24 tháng 179 6,63 245 8,54 288 9,88 136,87 117,55 126,84

Theo kỳ hạn huy động thì nguồn tiền gửi không kỳ hạn (KKH) tương đối thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn và đang có xu hướng giảm dần (tổng nguồn vốn, năm 2015 tỷ lệ này chưa đến 10%). Sự đa dạng về cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn giúp tạo sự ổn định cho công tác sử dụng vốn trong ngắn, trung và dài hạn, qua đó giúp Chi nhánh dễ dàng hơn trong việc đưa ra các chính sách, chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Nguồn tiền gửi có kỳ hạn là tương đối lớn kéo theo chi phí huy động vốn sẽ nhiều hơn, tạo sức ép lên chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh cuối năm. Qua đó đòi hỏi Chi nhánh phải có những chính sách kinh doanh hiệu quả, đem lại lợi nhuận lớn, bù đắp lại những chi phí huy động vốn đã phải bỏ ra.

3.1.4.2. Công tác sử dụng vốn

Agribank Gia Lâm là một ngân hàng có truyền thống lâu đời tại địa bàn Huyện Gia Lâm, là một ngân hàng được thành lập trên 25 năm.Trong hoạt động Ngân hàng, ngoài công tác huy động vốn thì công tác sử dụng vốn được chi nhánh coi trọng. Sử dụng vốn là nghiệp vụ hết sức quan trọng, nó quyết định đến sự sống còn của Ngân hàng. Ngân hàng huy động vốn để cho vay nên nếu huy động nhiều mà không cho vay được thì sẽ đưa ngân hàng tới chỗ thua lỗ, thậm chí phá sản. Sử dụng vốn có hiệu quả sẽ bù đắp được chi phí huy động vốn và đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Do vậy bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng phải hết sức được quan tâm. Trong hoạt động Ngân hàng, nếu như huy động vốn là điều kiện cần thì sử dụng vốn là điều kiện đủ. Sử dụng vốn là nghiệp vụ hết sức quan trọng, nó quyết định đến sự sống còn của Ngân hàng. Ngân hàng huy động vốn để cho vay nên nếu huy động nhiều mà không cho vay được thì sẽ đưa ngân hàng tới chỗ thua lỗ, thậm chí phá sản. Sử dụng vốn có hiệu quả sẽ bù đắp được chi phí huy động vốn và đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Do vậy bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng phải hết sức được quan tâm. Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, NHNo&PTNT Gia Lâm đã đầu tư kịp thời cho các nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn. Và đến cuối năm 2015, hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Gia Lâm đứng thứ 3 trên địa bàn, sau Ngân hàng TMCP Công thương Chương Dương và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội. Công tác sử dụng vốn của Ngân hàng được thể hiện trong bảng 3.3.

Căn cứ theo số liệu bảng 3.3, có thể thấy chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu dư nợ là cho vay ngắn hạn, bình quân các năm chiếm tỷ trọng trên 67% tổng dư nợ, còn lại là dư nợ trung và dài hạn. Dư nợ trung và dài hạn hầu như ít biến động. Cơ cấu dư nợ như trên cũng hợp lý so với có cấu nguồn vốn của Chi nhánh chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Tuy nhiên, Chi nhánh nên chú trọng hơn tới chất lượng thẩm định dự án đầu tư để phát triển loại hình cho vay theo dự án đầu tư, tuy thời hạn cho vay dài gắn với rủi ro cao nhưng lại đem lại lợi nhuận cao và lâu dài cho Chi nhánh. Nguồn vốn huy động được của Chi nhánh cao, Chi nhánh Gia Lâm nên tận dụng nguồn vốn đã huy động để sinh lời, tối đa hóa lợi nhuận của Ngân hàng. Việc mở rộng hoạt động cho vay phải kết hợp với nâng cao chất lượng cho vay để ra quyết định đầu tư vốn hiệu quả.

Bảng 3.3. Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm từ 2013 đến 2015

(Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2013 2014 2015 SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) - Ngắn hạn 1200,3 70,03 1275,3 67,87 1379,1 66,08 - Trung hạn 276,0 16,10 332,0 17,67 382,3 18,32 - Dài hạn 213,6 12,46 246,9 13,14 300,5 14,40

- Cho vay ủy thác đầu tư 24,2 1,41 24,8 1,32 25,0 1,20

Tổng dư nợ:

1.714 100,00 1.879 100,00 2.087 100,00

3.1.4.3. Kết quả kinh doanh của Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm

Qua bảng 3.4 ta thấy: Kết quả kinh doanh tăng đều qua các năm. Về cơ cấu trong tổng thu nhập thì thu từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ lệ lớn, năm 2013 chiếm hơn 95%, năm 2014 chiếm trên 94% và năm 2015 chiếm trên 93%. Đây còn là xu thế chung của phần lớn các NHTM hoạt động tại Việt Nam hiện nay. Hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng, còn lại hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác đóng góp vào lợi nhuận chung không đáng kể. Tuy nhiên, lại chứa đựng rất nhiều rủi ro cho Ngân hàng, điều này đã được chứng minh trong năm 2015, Chi nhánh đã phải tăng quỹ dự phòng rủi ro, làm tổng chi phí của Chi nhánh tăng.

Bảng 3.4. Kết quả kinh doanh của Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm từ 2013 đến 2015

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 GT (tỷ đồng) CC (%) GT (tỷ đồng) CC (%) GT (tỷ đồng) CC (%) I. Tổng thu nhập 436,42 100,00 484,74 100,00 533,50 100,00 1. Thu từ tín dụng 416,19 95,36 456,38 94,15 498,58 93,45 2. Thu ngoài tín dụng 20,23 4,86 28,36 5,85 34,92 6,55 II. Tổng chi phí 279,32 100,00 309,40 100,00 339,86 100,00 1. Hoạt động tín dụng 249,72 89,40 265,61 85,85 280,64 82,58 2. Lương và phụ cấp 19,1 6,84 24,16 7,81 28,01 8,24 3. Chi dự phòng RRTD 3,60 1,29 11,08 3,58 19,54 5,75

4. Các khỏan chi thường

xuyên khác 5,14 1,84 6,05 1,96 10,14 2,98

5. Chi thường xuyên khác 1,76 0,63 2,50 0,81 1,53 0,45

III. Kết quả tài chính 157,1 175,34 193,64

Thu từ dịch vụ và thu khác của chi nhánh còn được cải thiện đáng kể, năm 2014 và 2015, thu từ dịch vụ của chi nhánh đạt 28,36 tỷ và 34,92 tỷ đồng. Đây là bước tiến quan trọng trong việc đưa Chi nhánh phấn đấu thành ngân hàng bán lẻ uy tín trên địa bàn. Đồng thời, Chi nhánh cũng đang phấn đấu nâng tỷ trọng các khoản thu từ hoạt động dịch vụ và hoạt động khác, biến nó thành một trong những nguồn thu chính, nguồn thu chủ yếu của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhành gia lâm (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)