4.2.1.1. Định hướng phát triển ngân hàng
Định hướng kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Gia Lâm
- Nhận thức đầy đủ, bám sát và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam. Quán triệt đến từng cán bộ và đảm bảo sự chấp hành tuân thủ. Tuyệt đối không vi phạm kỷ luật quản trị điều hành.
- Thực hiện xếp loại khách hàng nghiêm túc, chính xác theo định hạng nội bộ, phân loại nợ theo Điều 7- Quyết định 493/QĐ-NHNN làm cơ sở xác định và trích dự phòng rủi ro. Xử lý nợ xấu hạch toán ngoại bảng kịp thời.
- Tích cực thu nợ và lãi quá hạn, nợ và lãi hạch toán ngoại bảng thông qua đôn đốc khách hàng trả nợ, cưỡng chế xử lý phát mại tài sản kết hợp với bán nợ. Tiến hành khởi kiện đối với khách hàng có biểu hiện chây ỳ, không hợp tác với Ngân hàng trong việc trả nợ.
- Tăng trưởng tín dụng theo đúng mục tiêu đề ra (tối đa 17%), đảm bảo tăng trưởng gắn với chuyển dịch cơ cấu tín dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh và an toàn tín dụng. Tăng trưởng phải gắn với chuyển dịch cơ cấu dư nợ của từng ngành kinh tế và nâng tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo, và đảm bảo tỷ lệ dư nợ trung dài hạn theo đúng mục tiêu định hướng đề ra.
+ Ưu tiên cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, cho vay mục đích xuất nhập khẩu.
+ Kiểm soát chặt chẽ cho vay khách hàng thuộc các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro lớn như bất động sản, xây lắp, nuôi trồng thuỷ sản, kinh doanh bất đống sản… Thực hiện nghiêm túc lộ trình giảm thấp dư nợ cho vay ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản.
- Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu khách hàng, mở rộng được khách hàng thuộc ngành kinh tế ưu tiên, hướng mạnh vào các khách hàng là các hộ sản xuất, cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ; thu hút khách hàng có năng lực tài chính, trình độ quản trị kinh doanh đáp ứng yêu cầu hội nhập.
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh tín dụng: Đảm bảo tăng trưởng doanh thu từ hoạt động tín dụng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Hạ thấp tỷ lệ nợ xấu
để giảm gánh nặng trích dự phòng rủi ro.
Định hướng về phát triển CVTD của Chi nhánh NHNo&PTNT Gia Lâm
trong những năm tới.
Chi nhánh NHNo&PTNT Gia Lâm đã đưa ra mô hình phát triển chung của khối khách hàng cá nhân trong những năm tới với các nhiệm vụ cơ bản như: Duy trì, phát triển sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân; Đảm bảo chất lượng và hiệu quả; Tham gia xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh để đáp ứng được mục tiêu về doanh số sản phẩm; Thúc đẩy doanh số CVTD trong toàn hệ thống; Đảm bảo quy trình tín dụng phù hợp với các chính sách của Hệ thống; Thực hiện tối đa hóa lợi nhuận. Ngoài ra, Chi nhánh cần nghiên cứu, phát triển các sản phẩm cho khách hàng cá nhân có tính cạnh tranh cao, tăng khả năng bán chéo sản phẩm.
Sự thay đổi trong các chính sách khuyến khích sự phát triển của khối khách hàng cá nhân cho thấy sự biến chuyển lớn trong nhận thức tầm quan trọng của đối tượng khách hàng cá nhân đối với sự phát triển của Hệ thống. Đây là cơ sở thúc đẩy NHNo&PTNT Gia Lâm có những thay đổi tích cực nhằm phát triển các sản phẩm phục vụ khách hàng cá nhân nói chung và các sản phẩm phục vụ cho hoạt động CVTD nói riêng. Điều này thể hiện qua phương hướng hoạt động cụ thể trong những năm tới của Chi nhánh:
Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ CVTD đến tận các cơ quan, đơn vị kinh tế trong địa bàn, gửi tờ rơi, thông báo cho người dân, tuyên truyền trên đài phát thanh của các xã, thị trấn, phường để cho người dân có nhu cầu hiểu rõ, tìm đến với Ngân hàng và thực hiện các thủ tục vay, nợ đúng hạn.
Tiếp tục thực hiện công tác cho vay theo hình thức tổ nhóm, đến từng cơ quan, đơn vị để vận động và phổ biến cho khách hàng hiểu rõ hơn về phương thức cho vay phục vụ đời sống và tổ chức cho vay theo từng cơ quan, đơn vị với hình thức giải ngân trực tiếp đến từng cá nhân, thu nợ tập trung tại cơ quan đơn vị.
Thực hiện mở rộng CVTD không chỉ tập trung trong địa bàn, mà còn cho vay đối với địa bàn khác.
4.2.1.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng của chi nhánh trong thời gian qua
a. Những kết quả đạt được
Thấy được tiềm năng phát triển của hoạt động này trong tương lai rất to lớn với một thị trường khá rộng và lượng khách hàng lớn, hứa hẹn đây sẽ là một
nguồn thu quan trọng của Ngân hàng.
Ngân hàng đã dần hạn chế tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh. Điều này chứng tỏ chất lượng thẩm định đang dần tốt hơn của các khoản vay tiêu dùng tại Chi nhánh. Nguyên nhân, chi nhánh đã có chính sách đào tạo, tập huấn cho cácn bộ làm trong họa động cho vay tiêu dùng. Việc đôn đốc, quản lý và thu hồi nợ, nhắc nợ kịp thời. Các nguồn thu của khách hàng được kiểm soát tốt, qua đó hạn chế được nhiều rủi ro.
Một số sản phẩm đang dần được triển khai tại Chi nhánh, cơ bản đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng hiện tại của khu vực.
Quy trình cho vay dù cũng đã được cải thiện nhiều, thời gian xử lý một khách hàng chỉ còn 5 ngày (trước đây có thể lên đến 2 tuần). Các giấy tờ xác nhận của đơn vị chủ quản, của địa phương liên quan đến khách hàng cũng đã được giảm bớt.
Trình độ nhân viên ngày càng được ngày càng được cải thiện thông qua các lớp đào tạo, tập huấn. Tạo môi trường cho các cán bộ đã tự trao đổi, nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình, góp phần tăng hiệu quả công việc, đóng góp không nhỏ vào hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Trong các năm qua, cùng với việc tìm kiếm những khách hàng ngân hàng đang mở rộng dần mạng lưới cho vay tiêu dùng, nhưng còn hạn chế mới đạt được 9 phòng giao dịch cho 20 xã và 2 thị trấn trên địa bàn huyên Gia Lâm,...Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Gia Lâm đang dần triển khai một số các hoạt động tiếp thị, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng: Hội thảo chuyên đề thanh toán trong nước, chuyển tiền giới thiệu về các loại hình tín dụng và các điều kiện để cấp tín dụng,... thông qua các hoạt động nói trên, Ngân hàng đã xây dựng, tạo lập được hình ảnh của NHNo&PTNT Gia Lâm trên địa bàn Huyện Gia Lâm cũng như trên địa bàn thành phố Hà Nội.
b. Những hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng
Thứ nhất: CVTD tại Chi nhánh NHNo&PTNT, sự thâm nhập thị trường cạnh tranh chưa nhanh. Chi nhánh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng đối tượng cho vay .
Thứ hai: Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng của Chi nhánh còn chưa cao. Số lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng đến khách hàng còn hạn chế. Đối tượng cho vay còn hạn chế, vì mang tính nhà nước nên chưa linh động trong lúc xử lý hồ sơ
giúp cho khách hàng vay vốn.
Thứ ba: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng còn ở chưa thỏa đáng với khả năng của Chi nhánh, số lượng khách hàng đến với Ngân hàng thì rất nhiều, mà cá nhân vay tiêu dùng thường là những món vay manh mún, nhỏ lẻ, nhưng khả năng trả nợ của họ lại không đảm bảo cao, hiện tại có nhiều khách. Hạn mức cho vay tiêu dùng của chi nhánh còn chưa linh động.
Thứ tư: Các quy định về phương pháp cho vay, quy trình thủ tục hồ sơ cho vay còn những điều chưa phù hợp, chưa đáp ứng được các yêu cầu chính đáng của người vay.
Thứ năm: Số lượng cán bộ CVTD đang dần tăng lên, nhưng hoạt động chưa thực sự có hiệu quả. Số lượng cán bộ chưa bảo phủ hết được cả địa bàn, nên chưa tạo được sức cạnh tranh mạnh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Chất lượng của cán bộ ngân hàng, trong đó có nhóm cán bộ phục vụ công tác cho vay tiêu dùng một số còn hạn chế. Trình độ của một số cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng được công việc, hoặc bị phân trái ngành nghề.