nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm trong thời gian qua
4.1.3.1. Những kết quả đạt được
Thông qua việc tăng trưởng của hoạt động cho vay tiêu dùng trong những năm qua, ta thấy rằng tiềm năng phát triển của hoạt động này trong tương lai rất to lớn với một thị trường khá mới mẻ và lượng khách hàng đông đảo, hứa hẹn đây sẽ là một nguồn thu quan trọng của Ngân hàng.
Ngoài ra, dư nợ cá nhân tăng trưởng trong khi nợ xấu của khách hàng cá nhân trong tổng nợ xấu của chi nhánh lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Điều này chứng tỏ chất lượng của các khoản vay tiêu dùng tại Chi nhánh là rất tốt. Việc đánh giá, thẩm định khách hàng, tài sản đảm bảo... đạt hiệu suất cao. Việc đôn đốc, quản lý và thu hồi nợ, nhắc nợ kịp thời. Các nguồn thu của khách hàng được kiểm soát tốt, qua đó hạn chế được nhiều rủi ro.
kịp thời nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần triển khai thêm một số sản phẩm mới để đáp úng nhu cầu của thị trường như: Thẻ tín dụng, cho vay theo thỏa thuận ký kết với công ty, với doanh nghiệp, cho vay theo hạn mức thấu chi tại tài khoản trả lương... điều này góp phần rất lớn vào việc tăng trưởng CVTD trong những năm qua của Chi nhánh.
Quy trình cho vay dù còn nhiều hạn chế tuy nhiên cũng đã được cải thiện nhiều, thời gian xử lý một khách hàng chỉ còn 5 ngày (trước đây có thể lên đến 2 tuần). Các giấy tờ xác nhận của đơn vị chủ quản, của địa phương liên quan đến khách hàng cũng đã được giảm bớt.
Trình độ nhân viên ngày càng được ngày càng được cải thiện thông qua các lớp đào tạo, tập huấn. Mặc dù còn thiếu về số lượng và chưa hoàn thiện về nghiệp vụ Ngân hàng, tuy nhiên, các cán bộ đã tự trao đổi, nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình, góp phần tăng hiệu quả công việc, đóng góp không nhỏ vào hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Trong các năm qua, cùng với việc tìm kiếm những khách hàng ngân hàng đang mở rộng dần mạng lưới cho vay tiêu dùng, nhưng còn hạn chế mới đạt được 9 phòng giao dịch cho 20 xã và 2 thị trấn trên địa bàn huyên Gia Lâm,...Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Gia Lâm đang dần triển khai một số các hoạt động tiếp thị, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng: Hội thảo chuyên đề thanh toán trong nước, chuyển tiền giới thiệu về các loại hình tín dụng và các điều kiện để cấp tín dụng,... thông qua các hoạt động nói trên, Ngân hàng đã xây dựng, tạo lập được hình ảnh của NHNo&PTNT Gia Lâm trên địa bàn Huyện Gia Lâm cũng như trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4.1.3.2. Những hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm
Thực hiện định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam, trong mấy năm vừa qua Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT, chi nhánh Gia Lâm đã có nhiều cố gắng mở rộng đầu tư vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế, đa dạng hoá các hình thức tín dụng nhất là đối với kinh tế hộ sản xuất, và CVTD. Tuy vậy trong hoạt động CVTD của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Gia Lâm vẫn còn một số mặt hạn chế sau:
Thứ nhất: CVTD tại Chi nhánh NHNo&PTNT, sự thâm nhập thị trường cạnh tranh chưa nhanh, nên doanh số CVTD, doanh số thu nợ cũng như dư nợ tín dụng còn chưa cao, bên cạnh đó địa bàn hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT,
chi nhánh Gia Lâm có nhiều Ngân hàng thương mại cùng kinh doanh vì vậy Chi nhánh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng đối tượng cho vay.
Thứ hai: Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng của Chi nhánh còn chưa cao, các sản phẩm cho vay tiêu dùng đã đang dần được đa dạng hóa nhưng chưa triển khai được nhiều đến khach hàng. Đối tượng cho vay còn hạn chế, vì mang tính nhà nước nên chưa linh động trong lúc xử lý hồ sơ giúp cho khách hàng vay vốn.
Thứ ba: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng còn ở chưa thỏa đáng với khả năng của Chi nhánh, số lượng khách hàng đến với Ngân hàng thì rất nhiều, mà cá nhân vay tiêu dùng thường là những món vay manh mún, nhỏ lẻ, nhưng khả năng trả nợ của họ lại không đảm bảo cao, hiện tại có nhiều khách hàng muốn vay để cải thiện cuộc sống của mình như sửa chữa nhà cửa, mua sắm hàng hoá có giá trị nhưng qua thẩm định của CBTD thì khả năng trả nợ của họ là thấp, họ không có tài sản để thế chấp... Vì vậy CBTD không thể đáp ứng những yêu cầu của họ.
Thứ tư: Hạn mức cho vay tiêu dùng của chi nhánh còn chưa linh động. Theo quy chế thì mỗi khoản vay không được vựơt quá 70% tổng chi phí của phương án mua sắm, tiêu dùng và không vượt quá phần trăm của tài sản đảm bảo (thường là 70%). Khoản vay này không tạo ra được động lực khuyến khích cũng như thu hút đối với khách hàng có thu nhập cao (> 10 triệu đồng/tháng), có tài sản đảm bảo tốt, có uy tín trong xã hội và có nhu cầu vay một khoản tiền lớn. Nếu quy định này được sử dụng linh động hơn có thể làm tăng thu nhập cho chi nhánh mà không tăng mức rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu.
Thứ năm: Các quy định về phương pháp cho vay, quy trình thủ tục hồ sơ cho vay còn những điều chưa phù hợp, chưa đáp ứng được các yêu cầu chính đáng của người vay như hồ sơ vay vốn còn quá nhiều giấy tờ, mỗi lần vay hồ sơ gần như làm lại từ đầu dẫn đến khách hàng cảm thấy phiền hà... Chính những điều này làm cho Chi nhánh tăng trưởng chậm, không mở rộng được được đối tượng khách hàng vay, dẫn đến tỷ trọng cho vay thấp.
Thứ sáu: Số lượng cán bộ CVTD đang dần tăng lên, nhưng hoạt động chưa thực sự có hiệu quả. Số lượng cán bộ chưa bao phủ hết được cả địa bàn, nên chưa tạo được sức cạnh tranh mạnh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Chất lượng của cán bộ ngân hàng, trong đó có nhóm cán bộ phục vụ công tác cho vay tiêu dùng một số còn hạn chế. Trình độ của một số cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng được công việc, hoặc bị phân trái ngành nghề.
4.1.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế cho vay tiêu dùng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm
Nguyên nhân chủ quan
Tuy đã được quan tâm, nhưng còn hạn chế vì đây đang là hoạt động mới của Chi nhánh. Điều này được thể hiện không chỉ qua chính sách của Chi nhánh nói chung mà còn thể hiện qua cả tâm lý chung của các CBTD.
Chi nhánh đã xây dựng được kế hoạch mở rộng tín dụng, nhưng chưa bao phủ hết thị trường của Chi nhánh. Hoạt động tín dụng tại Chi nhánh đã có sự tăng trưởng là do Chi nhánh Gia Lâm chưa thoản mãn được so với nhu cầu vay tiêu dùng trên địa bàn.
Biểu đồ 4.1. Đánh giá của khách hàng về lãi suất món vay tiêu dùng ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm (%)
Nguồn: Phiếu điều tra (2016)
Lãi suất cho vay tiêu dùng: Hiện nay ngoài gói vay tiêu dùng cho vay mua nhà xã hội có mức chung cho tất cả các ngân hàng, thì lãi suất các gói CVTD còn lại có lãi suất khác với các ngân hàng khác. Ngân hàng nào có mức lãi suất tốt hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến vay vốn hơn. Vì đây là tiêu chí hàng đầu với bất cứ một khách hàng nào khi đi vay vốn.
Qua điều tra cho thấy, khách hàng chưa hoàn toàn đánh giá cao về chính sách lãi suất CVTD của ngân hàng, các gói vay khác nhau có mức lãi suất so với
thị trường khác nhau, ngân hàng vẫn đang ưu tiên đối với gói vay ngắn hạn, chưa tập trung vào trung hạn và dài hạn, đang còn hơn 60% số khách hàng đang cho lãi suất của ngân hàng chưa hợp lý đối với gói vay dài hạn.
Biểu đồ 4.2. Đánh giá của khách hàng về món vay tiêu dùng ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm (%)
Nguồn: Phiếu điều tra (2016)
Thực tế là các khoản CVTD đang có giá trị nhỏ, số lượng món vay chưa đáp ứng hết được với nhu cầu của thị trường. Hơn nữa, xem xét dưới góc độ một Ngân hàng, hoạt động CVTD làm phát sinh nhiều chi phí hơn là tín dụng tài trợ sản xuất kinh doanh, đồng thời hoạt động CVTD cũng đã để lại nhiều rủi ro hơn. Đó là những yếu tố chính khiến cho Ngân hàng nói chung và các CBTD nói riêng không mặn mà lắm với hoạt động này.
Đối với gói vay ngắn hạn khoản tiền cho vay hơn 17,5% số ý kiến cho rằng đã thoả mãn. Còn đối với gói vay dài hạn ngân hàng đang cho vay số lượng ít. Ta thấy được hơn 72% khách hàng chưa thỏa mãn với khoản tiền mà họ được vay, họ mong muốn được vay số tiền lớn hơn để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của họ. Nguyên nhân, những đối tượng này không vay được nhiều là do họ chưa đáp ứng được yêu cầu về thủ tục mà ngân hàng yêu cầu, chủ yếu là yêu cầu về mức thu nhập hàng tháng hoặc tài sản thế chấp chưa đảm bảo được để được vay gói lớn hơn.
Các khách hàng giao dịch với Ngân hàng thường là theo mối quan hệ lâu dài nên rất khó có thêm một khách hàng mới. Trong xu thế đó, điều cần thiết đối với các Ngân hàng là tăng cường và củng cố vị trí của mình trên thị trường CVTD mới càng sớm càng tốt.
Biểu đồ 4.3. Đánh giá thủ tục vay vốn tiêu dùng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm (%)
Nguồn: Phiếu điều tra (2016)
Quy trình cho vay của hoạt động CVTD: Quy trình nghiệp vụ này còn khá rườm rà và mất nhiều thời gian. Quy trình tín dụng, chính sách về tài sản đảm bảo chưa được cụ thể nên việc thực hiện theo quy trình tín dụng chung của NHNo&PTNT Việt Nam dẫn đến hồ sơ vẫn còn nhiều thiết sót. Các văn bản hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam còn chồng chéo nên CBTD khó nắm bắt hết để thực hiện. Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, khách hàng sẽ gặp gỡ cán bộ tín dụng và cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng lập bộ hồ sơ vay vốn. Ngoài ra, hồ sơ vay tiêu dùng còn phức tạp, để hoàn thành bộ hồ sơ này, khách hàng gặp không ít khó khăn. Có những khách hàng không được sự xác nhận, ủng hộ của cơ quan công tác và cũng có những khách hàng không được sự xác nhận của chính quyền địa phương về sở hữu nhà ở hay quyền sử dụng đất. Đó là một trong rất nhiều những khó khăn mà khách hàng gặp phải khi hoàn thành bộ hồ sơ vay vốn, cụ thể được thể hiện qua đồ thị 4.3
Nhân lực: Đây là tồn tại lớn, không chỉ của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi nhánh Gia Lâm nói riêng mà còn của cả hệ thống ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói chung.
Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam từ trước 2008 có chính sách khuyến khích, ưu tiên con em cán bộ nhân viên Ngân hàng vào làm việc. Những cán bộ cũ, lâu năm, có cống hiến nhiều được Ngân hàng ưu tiên xét tuyển thằng cho một con vào làm mà không cần qua thi tuyển, chỉ cần có đủ điều kiện là đã tốt nghiệp chuyên ngành có liên quan đến tài chính, ngân hàng – kể cả trung cấp hay tại chức. Chính sách này có ưu điểm là tạo tâm lý cho cán bộ nhân viên yên tâm công tác, cống hiến hết mình cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi mình công tác. Tuy nhiên, nhược điểm của nó lại vô cùng lớn đó là sự trì trệ, đầu vào có chất lượng thấp của nhân viên. Nó kéo theo năng suất lao động của nhân viên không cao. Chất lượng công việc thấp dẫn đến hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh không được như ý muốn, được thể hiện ở biều đồ 4.4 và 4.5.
Biểu đồ 4.4. Sự phù hợp chuyên ngành của cán bộ, nhân viên ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm (%)
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh, chi nhánh Gia Lâm (2013 – 2015)
Trong thực trạng về tổ chức thực hiện, bộ phận tín dụng tại Chi nhánh không có sự tách biệt với bộ phận tái thẩm định, bộ phận quản lý rủi ro, bộ phận quản lý nợ mà từ khi tiếp xúc với khách hàng đến khi khách hàng trả hết nợ đều do CBTD trực tiếp làm và quản lý nên rủi ro cao. Các hồ sơ vượt quyền phán quyết được tái thẩm định bởi CBTD khác, công việc chồng chéo không chuyên môn hóa nên chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín
dụng. Bên cạnh đó, trong các bước thực hiện quy trình cho vay chưa phân định rõ trách nhiệm pháp lý của các bộ phận tham gia trong hoạt động cấp tín dụng dẫn đến khả năng phát hiện và hạn chế rủi ro không cao. Có thể thấy quy trình và thủ tục của Chi nhánh khá phức tạp, công việc dồn vào CBTD phụ trách. Số lượng CBTD phụ trách lại thiếu. Ở mỗi phòng giao dịch và hội sở chỉ bố trí 1 cán bộ phụ trách CVTD. Như vậy, nếu có nhiều khách hàng có nhu cầu cùng một thời điểm, việc xử lý công việc sẽ gây nhiều khó khăn cho cán bộ tín dụng. Điều này kéo theo chất lượng việc thẩm định, hồ sơ, đôn đốc nợ, lãi không cao. Mặt khác việc quy trình cho vay do cá nhân CBTD làm, dễ gây ra rủi ro đạo đức từ phía cán bộ tín dụng. Việc này đã từng xảy ra ở rất nhiều nơi.
Biểu đồ 4.5. Trình độ của cán bộ, nhân viên dùng ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm (%)
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, chi nhánh Gia Lâm (2016)
Chất lượng công tác thẩm định tín dụng chưa tốt, báo cáo thẩm định sơ sài, tài sản đảm bảo không được đánh giá thường xuyên, việc định giá còn chưa chuyên nghiệp, công tác kiểm tra sau khi cho vay chưa được thực hiện thường xuyên vì vậy CBTD không nắm bắt kịp thời tình hình khách hàng, không phát hiện sớm được những rủi ro của khách hàng đề có những biện pháp xử lý kịp thời hạn chế rủi ro cho ngân hàng từ đó nâng cao chất lượng tín dụng. Thông tin thu thập được chủ yếu được cung cấp bởi khách hàng, chi nhánh chưa khai thác đầy đủ các nguồn thông tin, nhất là các thông tin từ bên ngoài dẫn đến việc phân tích đánh giá khách hàng chưa thật sự sát với thực tế.
Nợ quá hạn vẫn ở mức cao là do khâu thẩm định và giám sát, kiểm tra sau vốn vay của Chi nhánh chưa tốt. Các món vay sau khi giải ngân hầu hết CBTD không có sự kiểm tra thực tế về việc sử dụng tiền vay của khách hàng, thêm vào đó CBTD không theo dõi dòng tiền của KH dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích và không có khả năng trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.
Ngoài ra, chính sách phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng No&PTNT nói chung và của Chi nhánh nói riêng hầu như không có. Cán bộ nhân viên mới vào không được đào tạo lại mà được cho làm việc luôn, điều này rất dễ gây ra rủi ro do thiếu hiểu biết, kinh nghiệm, quy trình... trong công tác.
Nguyên nhân khách quan
Về chính sách của Ngân hàng Nhà nước, của Chính Phủ: Trong những năm đầu khi mới triển khai loại hình CVTD, Ngân hàng Nhà nước chưa có nhiều