3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu đã được công bố qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng, đề tài khoa học, công trình nghiên cứu. Nguồn số liệu thu thập từ các phòng, các đơn vị, các bộ phận tại NHNo&PTNT VN, chi nhánh Gia Lâm.
Ngoài ra, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu thứ cấp qua các tạp chí chuyên ngành, các nghiên cứu trước có liên quan, báo điện tử, các Websites. Đây là nguồn thông tin phong phú làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở lý luận, rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn.
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp tiến hành theo các bước: - Liệt kê các thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung. - Liên hệ với cơ quan cung cấp thông tin
- Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp
Bảng 3.5. Thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập PP thu thập
Cơ sở lý luận của đề tài, các dữ liệu
+ Các loại sách và bài giảng về ngân hàng, cho vay tiêu dùng
+ Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu. + Các bài báo từ các tạp chí có liên quan tới đề tài
+ Các tài liệu từ các website.
- Thư viện HV Nông Nghiệp Việt Nam; - Thư viện khoa Kinh tế&PTNT, HV Nông Nghiệp Việt Nam; - Internet
…
Tham khảo, tổng hợp tài liệu
Số liệu về tình hoạt động chung của Ngân hàng và hoạt động CVTD
+ Sự hình thành và phát triển của ngân hàng
+ Báo cáo thực trạng của ngân hàng qua 3 năm 2013 - 2015.
+ Báo cáo và thống kê về cho vay tiêu dùng của ngân hàng qua 3 năm 2013 -2015.
- NHNo&PTNT VN, chi nhánh Gia Lâm
3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là thông tin thu thập được qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp khách hàng đã và đang sử dụng các sản phẩm CVTD của Agribank chi nhánh Gia Lâm. Dung lượng mẫu điều tra được tính toán theo công thức:
n = Z2 pq/e2
Trong đó: Z là mức ý nghĩa thống kê cần đạt được, p và q là xác suất thành công hay thất bại, e là sai số điều tra. Với mức ý nghĩa thống kê là 95%, xác xuất thành công và thất bại là 0,5, sai số là 10%. Dung lượng mẫu tối thiểu cần thiết là 103 khách hàng. Để đảm bảo độ tin cậy, nghiên cứu chọn điều tra 120 khách hàng có sử dụng vốn CVTD của Chi nhánh.
Cuộc điều tra được tiến hành tại Hội sở chi nhánh và các phòng giao dịch ở các xã, thị trấn, do địa bàn các thị trấn này có tình hình kinh tế xã hội phát triển, các Phòng giao dịch (PGD) đặt tại các địa phương này đều có kết quả kinh doanh tốt qua các năm, cá nhân đã sử dụng các sản phẩm vay tiêu dùng có nhu cầu vay tiêu dùng ngày một tăng.
Nội dung điều tra gồm: hình thức vay như thế nào? Sử dụng vốn vay vào mục đích gì? Cách thức biết sản phẩm vay thông qua phương tiện gì? Mức độ hài lòng về các tiêu thức: thủ tục xin vay, mức lãi suất, thời hạn vay, cách thức trả nợ, mức độ an toàn, phong cách phục vụ của nhân viên, thời gian thực hiện các giao dịch, các chính sách ưu đãi khi vay.
3.2.1.3. Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả các thông tin sau khi thu thập được sẽ được xử lý bằng phương pháp phân tổ thống kê với sự hỗ trợ của phần mềm Excel.
3.2.2. Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng số bình quân phản ánh thực trạng công tác cho vay tiêu dùng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Gia Lâm, nghiên cứu và mô tả hiệu quả của việc cho vay qua các năm nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: So sánh dùng số tuyệt đối và số tương đối. So sánh tuyệt đối biểu hiện quy mô giá trị của một số chỉ tiêu trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. So sánh tương đối biểu hiện quan hệ so sánh trong mức độ của đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến các chuyên gia tài chính, ngân hàng để nắm bắt được cơ chế chính sách liên quan đến tổ chức hoạt động của ngân hàng những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng nhất là về tín dụng tiêu dùng. Từ những đánh giá nhận xét của các chuyên gia là cơ sở rút ra phương hướng nghiên cứu và kết luận có tính khoa học
3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Số lượng, cơ cấu, tốc độ phát triển lao động của ngân hàng qua 3 năm: theo giới tính, theo trình độ
- Số lượng, cơ cấu, tốc độ phát triển vốn huy động qua 3 năm: theo thành phần kinh tế, theo kỳ hạn
- Số lượng, cơ cấu, tốc độ phát triển vốn cho vay theo thời hạn - Doanh số, cơ cấu, tốc độ phát triển qua 3 năm
- Chi phí, cơ cấu, tốc độ phát triển qua 3 năm
- Số lượng, cơ cấu, tốc độ phát triển PGD qua các năm - Số lượng các hình thức CVTD qua các năm
- Quy mô vốn vay qua 3 năm
- Số đối tượng, cơ cấu được vay vốn qua 3 năm
- Số lượng các nhóm khách hàng được vay vốn qua 3 năm
- Tổng dư nợ CVTD các gói vay tiêu dùng của ngân hàng qua 3 năm - Tỷ lệ nợ xấu CVTD các gói vay tiêu dùng của ngân hàng qua 3 năm - Cơ cấu dư nợ các gói vay tiêu dùng của ngân hàng qua 3 năm
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm
4.1.1. Phát triển theo chiều rộng ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm
4.1.1.1. Mở rộng mạng lưới hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm
Để có thể tiếp cận với đông đảo các khách hàng cá nhân, tạo điều kiện dễ dàng cho khách hàng thì Chi nhánh Gia Lâm cần phải phát triển mạng lưới Phòng giao dịch đến tất cả các vùng của Chi nhánh quản lý. Tuy nhiên với áp lực cạnh tranh hiện nay và việc gia nhập vào sân chơi của các ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng đông đảo. Vì vậy, Chi nhánh Gia Lâm phải không ngừng đẩy mạnh phát triển số lượng Phòng giao dịch, lựa chọn vị trí thuận lợi sao cho khách hàng có thể tiếp cận ngân hàng một dễ dàng nhất, những vị trí có đông dân cư, xí nghiệp, công ty bởi vì ở đó sẽ tập trung nhiều cán bộ, công nhân viên là những khách hàng tiềm năng của mảng cho vay tiêu dùng. Bảng 4.1 thể hiện về số lượng Phòng giao dịch của Chi Nhánh Gia Lâm..
Bảng 4.1. Tình hình mở rộng mạng lưới cho vay tiêu dùng của Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%) 14/13 15/14 BQ Số Phòng giao dịch Phòng 7 9 11 128,57 122,22 125,36 Số nhân viên chính thức Người 40 44 51 110,00 115,91 112,92 Cộng tác viên Người 32 47 60 146,88 127,66 136,93 Số xã được tiếp cận bởi mạng lưới Xã 14 16 19 114,29 118,75 116,50 Sổ hộ được tiếp cận bởi mạng lưới Hộ 1250 1864 2379 149,12 127,63 137,96
Như vậy ngân hàng đã dần mở rộng được địa bàn hoạt động nhằm ngày càng bảo phủ được khách hàng. Để đáp ứng được nhu cầu của người dân Chi nhánh cũng ngày càng tăng số lượng nhân viên chuyên phụ trách công tác cho vay tiêu dùng, tính đến năm 2015 có 51 người, tăng so với năm 2013 là 11 người. Vì số lượng nhân viên chính thức có hạn, mà địa bàn hoạt động lại rộng nên ngân hàng tuyển rất nhiều cộng tác viên nhằm để mở rộng được hoạt động cho vay tiêu dùng trên địa bàn Chi nhánh phục vụ.
4.1.1.2. Tăng số lượng các loại hình/hình thức cho vay tiêu dùng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm
Để phát triển được hoạt động cho vay tiêu dùng thì tăng số lượng các loại hình CVTD là một nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Một ngân hàng sẽ bị hạn chế trong mở rộng cho vay tiêu dùng nếu các sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng mà nó cung cấp cho khách hàng quá đơn điệu, thêm vào đó là chất lượng không cao, đáp ứng không tốt nhu cầu của khách hàng.
Trong điều kiện nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nhiều ngân hàng thương mại đẩy mạnh dịch vụ cho vay tiêu dùng với nhiều sản phẩm hấp dẫn cả về chất lượng lẫn chủng loại, hạn mức cho vay cũng được nâng lên từ vài chục triệu đến gần tỷ đồng.
Khách hàng tiềm năng của cho vay tiêu dùng rất đông đảo, vì thế nhu cầu của họ cũng rất phong phú, cho nên việc đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu khác nhau là cần thiết để phát triển hoạt độngcho vay tiêu dùng của ngân hàng. Việc cung cấp được nhiều sản phẩm mới thông qua sự đa dạng hóa các kênh phẩn phối sẽ giúp ngân hàng sử dụng tối ưu những thuận lợi mà cuộc cách mạng trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ mang lại tại các thành phố đô thị, khu trung tâm. Chi nháng Gia Lâm cần hoàn thiện các sản phẩm, dịch vu hiện có, nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới tiện ích để đáp ứng những nhu cầu mới như:
Phát triển các sản phẩm cho vay thấu chi tín chấp: có thể nói thị trường nước ta là một thị trường đầy tiềm năng cho sản phẩm thẻ và trong những năm gần đây số lượng thẻ và ATM phát triển chóng mặt. Hiện tại, việc dùng tiền mặt trong các hoạt động mua sắm trong quá trình giao dịch đang là chủ yếu, với việc phát triển công nghệ trong tương lai thì các giao dịch thanh toán không dùng tiền
mặt sẽ tăng nhanh chóng. Ngân hàng là một ngân hàng lớn với hàng trăm chi nhánh phủ khắp cả nước nên rất thuận lợi trong việc phát triển các sản phẩm cho vay thấu chi tín chấp thông qua thẻ. Đối với việc cho vay cho vay thấu chi thì các khoản cho vay bằng thẻ không cần nhiều nhưng thủ tục phải đơn giản, nhanh chóng. Nhóm khách hàng của dịch vụ này thường là những khách hàng bình dân, có thu nhập thấp, nhưng ổn định. Mặc dù khoản vay của nhóm khách hàng này không nhiều và chứa nhiều rủi ro nhưng đây là nhóm khách hàng đông đảo nhất. Biết tận dụng điều này thì ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận xứng đáng.
Bảng 4.2. Các hình thức cho vay tiêu dùng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm qua 3 năm
Các hình thức CVTD 2013 2014 2015
1. Cho vay mua nhà, xây dựng và sữa chữa nhà x x x
2. Cho vay cán bộ công nhân viên 3. Cho vay tiêu dùng khác
x x x
- Cho vay chứng minh tài chính x x x
- Cho vay mua ô tô x x
- Cho vay bằng giấy tờ có giá trị x x
- Cho vay xây nhà cho thuê x
- Cho vay du học x
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh, chi nhánh Gia Lâm (2013 – 2015)
Phát triển sản phẩm cho vay bảo đảm bằng Sổ tiết kiệm, Giấy tờ có giá: đây là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân sở hữu sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá và có nhu cầu cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá để vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng. Phát triển sản phẩm này nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng cá nhân. Một trong những yếu tố làm người dân ngại gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng hoặc gửi với thời hạn dài đó là thanh khoản. Nghĩa là khi cần tiền để tiêu dùng hoặc cho những tình huống bất ngờ như chữa bệnh, đầu cơ…khách hàng khó có thể rút tiền hoặc nếu rút tiền được thì chỉ hưởng khoản lãi không kỳ hạn. Ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm kết hợp với sản phẩm cho vay đảm bảo bằng Sổ tiết kiệm hoặc Giấy tờ
có giá. Khách hàng có thể thắc mắc rằng tại sao họ lại gửi tiền vào ngân hàng để rồi đi vay với lãi suất cao hơn? Ngân hàng có thể giải thích rằng: mục đích gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng nhằm mục đích an toàn, đồng thời hưởng tiền lãi hợp lý. Còn mục đích vay cầm cố nhằm mục đích cho những khoản tiêu dùng bất ngờ không dự đoán trước được. Và việc trả lãi cho khoản vay này chỉ trong một thời gian ngắn (hai, ba tháng chẳng hạn) nên chi phí này nhỏ hơn so với khách hàng rút tiền tiết kiệm trước hạn và bị mất khoản lãi đã gửi từ trước tới giờ. Như vậy phát triển sản phẩm này ngân hàng đồng thời cũng phát triển được việc huy động vốn của mình. Thực hiện thăm dò và đo lường sự hài lòng của khách hàng theo định kỳ: Hàng kỳ 6 tháng lập phiếu thăm dò ý kiến khách hàng để thu thập được thông tin khách hàng có phản ứng như thế nào đối với những sản phẩm dịch vụ bán lẻ của Ngân hàng, qua đó có những điều chỉnh thích hợp như về phí dịch vụ, chất lượng sản phẩm, chất lượng giao dịch.
Cho vay mua nhà, xây dựng và sữa chữa nhà: Khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình có hộ khẩu thường trú tại Huyện Gia Lâm. Thời hạn cho vay: Không vượt quá 15 năm. Mức cho vay: tối đa 85% tổng nhu cầu vốn theo dự toán hoặc tổng giá trị hợp đồng mua bán nhà. Bảo đảm tiền vay: có đảm bảo bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Giải ngân: một lần hoặc nhiều lần. Trả nợ gốc và lãi vốn vay: trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng hoặc định kỳ theo thỏa thuận. Mức lãi suất: 11,5-12%/năm tính theo dư nợ giảm dần. Mức lãi suất chính xác phụ thuộc vào khoản vay, đối tượng và lãi suất thị trường. Mức phí trả trễ hạn: 150% lãi suất vay vốn/khoản tiền trả trễ hạn Trường hợp khách hàng đến hạn mà không thanh toán nợ:
Khách hàng không hợp tác với Ngân hàng: Ngân hàng có quyền khởi kiện tại tòa án theo quy định của pháp luật.
Khách hàng hợp tác với Ngân hàng: Nếu khách hàng vẫn còn khả năng và phương án trả nợ: Ngân hàng có quyền yêu cầu khách hàng tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Phương án, thời hạn trả nợ theo quy định của Ngân hàng và thỏa thuận giữa 2 bên.
Nếu khách hàng mất hoàn toàn khả năng trả nợ: Ngân hàng sẽ tịch thu và phát mại tài sản theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.
Điều kiện vay vốn: Có độ tuổi từ 21-55 đối với Nữ và 60 đối với Nam; Có hộ khẩu/KT3 tại nơi vay vốn; Có TSBĐ đầy đủ cho khoản vay; Có nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn vay; Có vốn tự có tham gia
tối thiểu 15-30% nhu cầu vốn;
Thủ tục vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ (theo mẫu của agribank); CMND/ hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, Hộ khẩu hoặc KT3 của người vay (Bản sao); Giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà ở; Giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập trả nợ Các tài liệu khác nếu có.