Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường của Công ty TNHH Một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phòng cháy chữa cháy tại công ty TNHH một thành viên điện cơ hóa chất 15, tổng cục công nghiệp quốc phòng (Trang 34 - 37)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường của Công ty TNHH Một

Một thành viên Điện cơ- Hóa chất 15

2.1.7.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô cũng tác động đến thị trường KD của Công ty như: chính trị, luật pháp rồi các yếu tố văn hoá xã hội, khoa học công nghệ...

a. Chính trị và luật pháp

Các yếu tố thuộc lĩnh vực chính trị và pháp luật chi phối mạnh mẽ đến thị trường và công tác phát triển thị trường của Công ty. Đây là những yếu tố nằm ngoài sự điều khiển, tác động của Công ty. Vì vậy, Công ty cần phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ để tuân theo và thích ứng. Sự ổn định của môi trường chính trị, pháp luật là một trong những tiền đề quan trọng cho sự hình thành và phát triển thị trường của Công ty. Sự thay đổi điều kiện chính trị có thể tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn đến hoạt động kinh doanh trên thị trường của Công ty. Mức độ hoàn thiện cà hiệu lực thực thi pháp luật trong nền kinh tế cso ảnh hưởng lớn tới việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thị trường của Công ty. Các yếu tố cơ bản thuộc môi trường chính trị- pháp luật thường xuyên ảnh hưởng tới thị trường của Công ty gồm:

+ Quan điểm, mục tiêu định hướng phát triển xã hội và nền kinh tế của nhà nước.

+ Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu của Chính phủ và khả năng điều hành của Chính phủ.

+ Mức độ ổn định chính trị- xã hội

b. Yếu tố văn hoá xã hội

Yếu tố văn hóa- xã hội luôn bao quanh Công ty và có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty. Các thông tin về về môi trường này cho phép Công ty có thể hiểu biết ở những mức độ khác nhau, từ khái quát đến cụ thể về đối tượng phục vụ của mình. Qua đó có thể đưa ra một cách chính xác sản phẩm và cách thức phục vụ khách hàng. Những nội dung cần quan tâm khi nghiên cứu môi trường văn hóa- xã hội cùng những ảnh hưởng của nó đối với thị trường và phát triển thị trường của Công ty.

c. Kỹ thuật và công nghệ

Các yếu tố này nói lên mức độ tiên tiến, trung bình hay lạc hậu của công nghệ và trang thiết bị được sử dụng trong nền kinh tế nói chung và trong ngành kinh doanh sản phẩm PCCC nói riêng. Việc đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ được quan tâm phát triển trong thời gian gần đây khi đất nước ta đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá, do được Nhà nước quan tâm thúc đẩy phát triển nên công nghệ sản xuất đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá cho thị trường.

Ngoài các yếu tố kể trên còn có yếu tố môi trường, tự nhiên cùng với cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

2.1.7.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô

Các yếu tố thuộc môi trường vi mô tác động đến thị trường KD của Công ty như: khách hàng, mục tiêu của Công ty, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh ...

a. Khách hàng

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm PCCC cùng loại với sản phẩm của Công ty sản xuất. Sản phẩm của mỗi Công ty có đặc điểm và giá thành khác nhau phù hợp với điều kiện người tiêu dùng lựa chọn.

Càng ngày, người tiêu dùng càng có cơ hội để lựa chọn sản phẩm thích hợp thông qua các đại lý, các Công ty thương mại. Tại đây, khách hàng có thể lựa chọn nhiều sản phẩm, giá cả hợp lý,…

b. Tiềm năng và các mục tiêu của Công ty

Mỗi một Công ty có một số tiềm năng phản ánh thực lực của Công ty trên thị trường. Đánh giá đúng đắn, chính xác các tiềm năng của Công ty cho phép xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh; tận dụng tối đa thời cơ với chi phí thấp để mang lại hiệu quả trong kinh doanh. Các nhân tố quan trọng để đánh giá tiềm năng của Công ty so với đối thủ cạnh tranh phải kể đến như: Sức mạnh về tài chính; trình độ quản lý và kỹ năng của con người trong kinh doanh, tình trạng trang thiết bị công nghệ; nhãn hiệu hàng hoá; uy tín của DN...

c. Nguồn cung ứng

hoá, dịch vụ để Công ty tiến hành SXKD. Đối với một Công ty hay bất kỳ một Công ty nào thì nguyên vật liệu là một bộ phận trọng yếu của tư liệu sản xuất, là yếu tố trực tiếp cấu thành thực thể của sản phẩm; chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm và khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Nguồn nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm PCCC của Công ty là các loại gang, nhôm nhập từ các tổ chức hoặc các Công ty trong nước như Doanh nghiệp tư nhân cơ khí Công Sơn; Xí nghiệp 59 – Công ty TNHH Một thành viên Cơ khí 27; Công ty Gang thép Thái Nguyên;…

d. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh hiện tại là yếu tố tác động trực tiếp tới khả năng duy trì vị thế của Công ty trên thị trường. Đó là lực lượng đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển của Công ty. Mỗi quyết định, hành động của đối thủ đều có những tác động nhất định đến hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Công ty luôn phải dự đoán hành động của đối thủ để làm chủ những chiến lược đối phó nhằm củng cố và nâng cao vị thế của Công ty trên thị trường.

Đối thủ cạnh tranh tiềm năng: Đó là các đối thủ mới xuất hiện, tham gia và thị trường, các Công ty cần có dự đoán chính xác để có chiến lược phù hợp.

Đối thủ cạnh tranh ngẫu nhiên: Đó là sự xuất hiện các sản phẩm mới có tính năng thay thế từ các ngành nghề khác do thành tựu khoa học công nghệ đem lại. Đây là đối thủ bất ngờ và rất khó đối phó mà Công ty cần phải lường trước

e. Các yếu tố -tiềm lực công ty

Biết cách kết hợp giữa các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong một cách hài hoà để đưa ra chiến lược kế hoạch kinh doanh hợp lý là cả một nghệ thuật của mỗi công ty trong hoạt động SXKD. Các yếu tố bên trong đóng vai trò chủ chốt trong việc lập và thực hiện hoạt động phát triển thị trường. Các yếu tố cơ bản đó là:

- Tiềm lực về tài chính: Tiềm lực tài chính đó là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của công ty thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà công ty có thể huy động vào kinh doanh. Tiềm lực tài chính càng lớn càng giúp cho hoạt động kinh doanh thuận lợi và chống đỡ được những rủi ro biến động của thị trường. Tiềm lực tài chính là một yếu tố đảm bảo sự cạnh tranh thành công nó chính là một lợi thế của công ty. Muốn có được tiềm lực tài chính vững mạnh công ty

phải biết tích luỹ thường xuyên như nâng cao doanh số bán, đi vay, liên doanh liên kết...

- Tiềm lực lao động - cơ sở vật chất: Muốn thực hiện được hoạt động phát triển thị trường tất yếu phải có đội ngũ lao động đủ theo yêu cầu (cả về chất lượng và số lượng) và một cơ sở vật chất đảm bảo hiệu suất và công suất công việc. Đội ngũ lao động phải được đào tạo thường xuyên về năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ về các mặt quản lý và các chức năng công việc...

- Tiềm lực vô hình: Tiềm lực vô hình là một điều kiện rất thuận lợi cho công ty tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường. Nó là giấy thông hành cho hàng hoá công ty đến với khách hàng. Tiềm lực vô hình là hình ảnh uy tín của công ty trên thương trường, mức độ nổi tiếng của sản phẩm nhãn hiệu hàng hoá, uy tín của công ty trong quan hệ xã hội...tất cả các tiềm lực đó ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế của công ty trên thị trường.

- Yếu tố sản phẩm và kênh phân phối của công ty: Sản phẩm là một hệ thống các yếu tố thoả mãn đồng bộ nhu cầu của khách hàng bao gồm mẫu mã, chất lượng công dụng giá cả của sản phẩm... mỗi loại hàng hoá có tính chất và đặc điểm riêng do vậy chỉ phù hợp với yêu cầu của một số khách hàng nhất định. Nếu hàng hoá càng thích ứng với khách hàng nhiều thì uy tín của công ty và độ tin cậy của sản phẩm đôí với khách hàng càng cao - dễ chiếm lĩnh thị trường. Và ngược lại thì sẽ gây khó khăn để công ty chiếm lĩnh được thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phòng cháy chữa cháy tại công ty TNHH một thành viên điện cơ hóa chất 15, tổng cục công nghiệp quốc phòng (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)