Tình hình tài sản cố định và nguồn vốn của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phòng cháy chữa cháy tại công ty TNHH một thành viên điện cơ hóa chất 15, tổng cục công nghiệp quốc phòng (Trang 52)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.6. Tình hình tài sản cố định và nguồn vốn của Công ty

3.1.6.1. Tình hình tài sản cố định của Công ty

Tài sản cố định là chỉ tiêu đánh giá năng lực phát triển của Công ty, nó là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh và mỗi Công ty có cơ cấu tài sản khác nhau. Tình hình tài sản cố định của Công ty TNHH Một thành viên Điện cơ-Hoá Chất 15 được thể hiện ở bảng 3.2:

Bảng 3.2. Tình hình tài sản cố định của Công ty giai đoạn 2014-2016

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 BQC Tài sản cố định 187,8 189,6 220,1 100,9 116,1 108,26 1. Nguyên giá TSCĐ 602,0 607,6 705,6 100,9 116,1 108,26 Nhà cửa vật kiến trúc 70,0 84,0 98,0 120,0 116,7 118,32 Máy móc thiết bị 532,0 523,6 607,6 98,4 116,0 106,87 2. Giá trị còn lại TSCĐ 171,5 212,8 233,1 124,1 109,5 116,58 Nhà cửa vật kiến trúc 14,0 35,0 44,1 250,0 126,0 177,48 Máy móc thiết bị 157,5 177,8 189,0 112,9 106,3 109,54 3. Tình hình sử dụng TSCĐ 283,5 285,6 342,2 100,7 119,8 109,86 - TSCĐ đang dùng 266,8 268,7 324,4 100,7 120,7 110,27 - TSCĐ chờ xử lý 16,7 16,8 17,8 100,7 105,6 103,14

Nguồn: Công ty TNHH Một thành viên Điện cơ- Hóa chất 15

Qua 3.2 cho thấy rõ đặc thù của ngành cơ khí hóa nổ là máy móc thiết bị, giá trị TSCĐ là máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng tỷ trọng giảm dần qua các năm, vì nhà cửa kiến trúc được tu sửa và xây thêm, tỷ trọng giá trị của máy móc thiết thị năm 2014 là 88,37%; năm 2015 chiếm 86,18% và năm

2016 chỉ chiếm 86,11%. Tỷ trọng của nguyên giá nhà cửa kiến trúc được tăng qua các năm nhưng chiếm tỷ lệ thấp, năm 2014 chiếm 11,63% đến năm 2016 chiếm 13,89% nhưng điều đó không có ảnh hưởng nhiều đến tình hình KD nói chung của Công ty. Nhìn chung cơ cấu TSCĐ của Công ty là tương đối ổn định, so với năm 2014 thì việc thay đổi cơ cấu TSCĐ trong năm 2016 đều có xu hướng tăng. Xu hướng tốt là tỷ lệ tăng tỷ trọng của các TSCĐ phục vụ hoạt động SXKD chính lớn hơn tỷ trọng tăng của các TSCĐ dùng cho các mục đích khác. Trong năm 2016 Công ty đã đầu tư thêm một số máy móc thiết bị, sự tăng lên đó là hợp lý vì cả 2 loại đó đều để phục vụ cho hoạt động SXKD chính trong Công ty. Điều đó đặt ra 1 yêu cầu đối với Công ty là cần phải có sự đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc như nâng cấp nhà cửa, máy móc thiết bị hiện đại…. Trong năm 2016, Công ty đã đầu tư, mua sắm thêm một số thiết bị như máy Xoay để kiểm tra vết nứt tế vi của sản phẩm, máy mài tròn vạn năng và thay mới toàn bộ hệ thống máy tính cho phòng tài chính- kế toán, phòng vật tư để phục vụ cho công tác quản lý được tốt hơn …

Hệ số hao mòn TSCĐ của Công ty tương đối lớn nhưng có xu hướng giảm giần theo thời gian điều đó cho thấy máy móc thiết bị thuộc TSCĐ trong Công ty là tương đối mới nên hệ số hao mòn giảm. Năm 2014 là năm có nguyên giá lớn nhất đồng thời cũng có giá trị hao mòn lớn nhất nhưng lại có hệ số hao mòn nhỏ nhất chứng tỏ TSCĐ trong Công ty là tương đối mới cụ thể năm 2014 giá trị còn lại của TSCĐ là 28,49% nhưng năm 2015 là 35,02%, năm 2016 là 33,04% vì được đầu tư thêm về TSCĐ nên giá trị còn lại tăng lên, đặc biệt đầu tư chủ yếu vào máy móc thiết bị, giá trị còn lại của TSCĐ bình quân chung tăng 16,58%/năm thể hiện sự đầu tư vào TSCĐ tương đối lớn.

Sở dĩ năm 2014 có giá trị hao mòn lớn là do đối với TSCĐ mua sắm mới (một số năm gần đây, có nhiều máy vi tính và thiết bị văn phòng khác, loại tài sản có tốc độ đổi mới chưa cao và vì vậy giá trị hao mòn cũng lớn). Với giá trị còn lại thấp nhưng Công ty vẫn sử dụng TSCĐ ở mức giá trị rất cao lên gần gấp 3 lần so với giá trị còn lại của TSCĐ.

3.1.6.2. Tình hình vốn của Công ty

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì vốn là một yếu tố rất quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty. Mỗi Công ty tuỳ vào nhiệm vụ

sản xuất kinh doanh của mình mà phải có một số vốn nhất định phù hợp, đồng thời Công ty phải phân bổ vốn cho hợp lý để đồng vốn mang lại hiệu quả cao. Trong điều hành quản lý sử dụng vốn, nếu ta để khoản phải thu quá cao, hàng tồn kho quá nhiều đều không tốt, lúc này vốn của ta ứ đọng, gây ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Trong cơ cấu vốn từ các nguồn hình thành thì trong đó các nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay cũng cần có một tỷ lệ hợp lý. Để biết được tình hình phân bổ và quản lý sử dụng vốn của Công ty TNHH Một thành viên Điện cơ- Hoá Chất 15 có hợp lý không, ta đi sâu vào nghiên cứu bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tình hình vốn của Công ty giai đoạn 2014-2016

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQC 1. Tổng số vốn 263.590 265.874 258.108 100,87 97,08 98,95 - Vốn cố định 153.840 155.373 157.073 101,00 101,09 101,05 - Vốn lưu động 109.750 110.501 101.035 100,68 91,43 95,95 2. Nguồn vốn ngân sách 153.840 155.373 157.073 101,00 101,09 101,05 3. Tỷ lệ vốn ngân sách / tổng vốn (%) 58,36 58,44 60,86 - - -

Nguồn: Công ty TNHH Một thành viên Điện cơ- Hóa chất 15

- Tổng số vốn qua các năm biến động không đều, năm 2015 so với năm 2014 tăng lên 2.284 triệu đồng, tức tăng 0,87%, nhưng năm 2016 giảm hơn so với năm 2015 là 7.766 triệu đồng tức giảm 2,92%. Nguyên nhân giảm chủ yếu là vốn lưu động là do nguồn vốn ngân sách đầu tư càng ngày càng thắt chặt hơn, còn Công ty vẫn đầu tư vào TSCĐ qua 3 năm tăng 1,05%/năm tương ứng tăng 1.617 triệu đồng; bình quân trong 3 năm tăng 1,05%/năm tương ứng tăng 2.741 triệu đồng.

- Tổng nguồn vốn của Công ty qua các năm đều tăng, năm 2015 so với năm 2014 tăng lên 1.533 triệu đồng, tức tăng 1%; năm 2016 tăng hơn so với năm 2015 là 1.700 triệu đồng tức tăng 1,09%. Tổng nguồn vốn của Công ty toàn nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp.

- Tỷ lệ vốn ngân sách / tổng vốn qua 3 năm đều tăng, năm 2014 tổng vốn ngân sách nhà nước chiếm 58,36% nhưng năm 2016 tỷ lệ chiếm 60,86% tức là tăng 2,49%.

Như vậy, cơ cấu về nguồn vốn của Công ty tương đối hợp lý và đã có sự quan tâm đúng mức. Tình hình này phản ánh khả năng tự chủ tài chính của Công ty tương đối tốt và hiệu quả SXKD thể hiện không phụ thuộc với nguồn vốn bên ngoài. 3.1.7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Trong những năm qua tình hình kinh tế trong nước có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ phát triển kinh tế xã hội giữ ở mức khá. Do vậy ảnh hưởng không ít đến tình hình kết quả SXKD của Công ty. Cụ thể kết quả SXKD của Công ty được thể hiện qua bảng 3.4.

Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2014-2016

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQC

Doanh thu thuần 604.455 650.812 691.849 107,67 106,31 106,99 Giá vốn hàng bán 496.948 535.736 570.436 107,81 106,48 107,14 Lợi nhuận gộp 107.507 115.076 121.413 107,04 105,51 106,27 Doanh thu hđ tài chính 970 1.129 1.520 116,39 134,63 125,18 Chi phí bán hàng 15.740 16.791 18.016 106,68 107,30 106,99 Chi phí quản lý DN 47.960 50.874 54.585 106,08 107,29 106,68 Lợi nhuận thuần từ hđ KD 43.807 47.411 48.812 108,23 102,96 105,56 Lợi nhuận khác 970 1.129 1.520 116,39 134,63 125,18 Tổng lợi nhuận trước thuế 44.777 48.540 50.332 108,40 103,69 106,02 Thuế thu nhập 9.851 9.708 10.066 98,55 103,69 101,09 Lợi nhuận sau thuế 34.926 38.832 40.266 111,18 103,69 107,37 Nguồn: Công ty TNHH Một thành viên Điện cơ- Hóa chất 15

Nhìn tổng thể các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2014 - 2016 là khá tốt. Điều này được thể hiện:

Doanh thu thuần của Công ty tăng qua các năm như năm 2015 so với năm 2014 tổng doanh thu tăng 7,67% tức là tăng 46.357 triệu đồng; năm 2016 so với năm 2015 doanh thu tăng 6,31% tương ứng tăng 41.037 triệu đồng, bình quân chung tăng 7%/năm, cụ thể tăng 43,7 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên sự tăng của doanh thu tỉ lệ thuận với sự biến động của giá vốn hàng bán.

Lợi nhuận sau thuế và thu nhập Công ty tăng dần qua các năm, năm 2015 tăng so với 2014 là 3,9 tỷ đồng tương ứng với 11,18% và năm 2016 tăng so với 2015 là 1,44 tỷ đồng tương ứng với 3,7%; bình quân chung tăng 2,7 tỷ đồng/năm tức là tăng 7,37%/năm. Kết quả này chứng tỏ khả năng KD và khai thác các nguồn lực của Công ty đạt kết quả tốt.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các sách lý luận chuyên đề về phát triển thị trường tiêu thụ; các chủ trương quy định của Nhà nước thông qua các văn bản, quyết định của bộ ngành; các tạp chí, báo chuyên ngành và liên quan; các luận văn tốt nghiệp có liên quan đến chi phí; các trang web có liên quan trên mạng, …

Thông qua việc thu thập tài liệu thứ cấp ta chắt lọc những ý có liên quan cần thiết cho mục đích nghiên cứu qua tài liệu lý luận chuyên đề và có liên quan tới phát triển thị trường tiêu thụ, thu thập các số liệu về hoạt động SXKD của công ty trong 3 năm 2014 - 2016.

3.2.1.2. Thu thập tài liệu sơ cấp

Để phục vụ cho đề tài, chúng tôi tiến hành điều tra một số khách hàng, bạn hàng là những đại lý tiêu thụ và người tiêu dùng theo phương thức chọn ngẫu nhiên. Nhằm đảm bảo tính khách quan của mẫu. Tổng số mẫu tiến hành điều tra là 100 mẫu. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có định hướng, trong danh sách khách hàng ở các thị trường tác giả lựa chọn lấy mẫu ngẫu nhiên trong danh sách và phân chia theo thị trường để gửi thông tin. Sau khi lựa chọn mẫu chúng tôi gửi phiếu điều tra đến từng đối tượng theo mẫu phiếu đánh giá của khách hàng về Công ty.

Số lượng phiếu điều tra chủ yếu tập trung vào các thị trường cũ, có giá trị doanh thu cao như TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Quảng

Ninh, tỉnh Bắc Ninh nơi có nhiều khu công nghiệp, các nhà xưởng sản xuất, kho tàng, bến bãi,…

Bảng 3.5. Số lượng, địa diểm điều tra Công ty thương mại, đại lý và khách hàng và khách hàng

ĐVT: người

Số lượng

Đối tượng điều tra Số lượng

Công ty TM Đại lý Khách hàng Tổng 100 30 60 10 Hà Nội 18 6 10 2 Quảng Ninh 12 4 8 0 Bắc Ninh 10 3 5 2 Vĩnh Phúc 5 1 4 Đồng Nai 13 4 9 0 Hồ Chí Minh 16 5 11 0 Thái Nguyên 8 1 2 5 Tuyên Quang 5 1 3 1 Nghệ An 6 2 4 0 Thái Bình 7 3 4 0

Nguồn: Lựa chọn của tác giả

Còn các thị trường khác như Nghệ An, Thái Bình, Vĩnh Phúc,… thì số lượng phiếu điều tra ít do tại các thị trường này có ít các đại lý buôn bán sản phẩm PCCC của Công ty.

3.2.2. Phương pháp chuyên gia

Trao đổi với cán bộ lãnh đạo Công ty như Giám đốc, phó giám đốc phụ trách kinh doanh, các phòng ban kế toán, ban thiết kế KCS. Đây là những người nắm rất rõ tình hình SXKD của Công ty nên việc tiếp xúc với họ sẽ thu thập nhiều thông tin chính xác hơn.

Tham khảo một số ý kiến của các Thầy cô giáo trong Viện Nông nghiệp Việt Nam.

3.2.3.Phương pháp phân tích

3.2.3.1. Thống kê mô tả

tình hình sản xuất kinh doanh sau khi đã thu thập các tài liệu, chỉnh lý số liệu trên cơ sở đánh giá mức độ của hiện tượng. Tình hình biến động của hiện tượng cũng như mối quan hệ ảnh hưởng đồng thời dự báo xu hướng phát triển của chúng và đi đến tổng hợp lý thuyết để đề xuất các giải pháp có căn cứ khoa học.

Sau khi thu thập được số liệu, thông tin cần thiết thì bước tiếp theo phải phân tích được số liệu đó. Phương pháp thống kê kinh tế giúp chúng tôi nhìn nhận rõ và nhanh hơn về vấn đề bản thân nghiên cứu, cần tìm hiểu. Qua đó, tôi có thể đánh giá sơ bộ tình hình hoạt động của Công ty. Trong quá trình nghên cứu, sau khi có những số liệu về chi phí sản xuất, khối lượng tiêu thụ, khối lượng sản xuất, giá bán,… tôi cần tập hợp lại phân tích tình hình tiêu thụ của công ty.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Chỉ số trong thống kê là một loại số tương đối, dùng để nghiên cứu biến động của hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp được cấu thành bởi nhiều yếu tố, các yếu tố đó có quan hệ tích số. Dùng phương pháp phân tích chỉ số có thể giải thích hiện tượng hai mặt, đó là: Nêu rõ trình độ thay đổi của sự phát triển hiện tượng. Nói rõ trình độ ảnh hưởng dụng phương pháp này ở các chỉ số phát triển bình quân giữa các năm 2009, 2010, 2011 để nói lên tốc độ phát triển của tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty.

3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

Để nghiên cứu phát tình hình phát triển thị trường tiêu thụ SP PCCC của Công ty TNHH Một thành viên Điện cơ- Hóa chất 15, căn cứ vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, tác giả xác định các chỉ tiêu nghiên cứu phù hợp với tình hình SXKD và phát triển thị trường tiêu thụ SP.

3.3.1. Chỉ tiêu phản ánh tình hình kết quả - hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty của Công ty

- Tổng số lao động, cơ cấu và tình độ lao động - Tổng giá trị và cơ cấu sử dụng TSCĐ

- Tổng nguồn vốn + Vốn chủ sở hữu + Vốn nợ phải trả - Giá vốn hàng hóa

- Chi phí SXKD - Lợi nhuận

+ Lợi nhuận trước thuế + Lợi nhuận sau thuế

- Lợi nhuận sau thuế/doanh thu - Lợi nhuận/chi phí

- Lợi nhuận/chi phí biến động - Lợi nhuận/chi phí cố định

3.3.2. Chỉ tiêu phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm - Số lượng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty - Số lượng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty - Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty - Khối lượng sản phẩm tiêu thụ

- Giá trị sản phẩm tiêu thụ

- Chỉ số phát triển bình quân: cho biết tốc độ phát triển của tình hình tiêu thụ SP của Công ty, từ đó dự đoán được xu hướng phát triển của thị trường và khả năng phát triển của thị trường SP của Công ty trong thời gian tới.

- Chỉ số phát triển liên hoàn: Dùng để so sánh sản lượng tiêu thụ qua những khoảng thời gian liền nhau, từ đó biết được xu hướng mục tiêu SP của Công ty thời gian qua.

- Thị phần tiêu thụ sản phẩm: Cho biết vị trí của Công ty trên thị trường:

Thị phần sản phẩm của Công ty trên thị trường

A (%)

=

Giá trị SP hàng hóa của Công ty tiêu thụ tại thị trường A

Tổng giá trị SP hàng hóa cùng loại đã tiêu thụ tại thị trường A

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM PCCC CỦA CÔNG TY PCCC CỦA CÔNG TY

4.1.1. Khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm PCCC của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phòng cháy chữa cháy tại công ty TNHH một thành viên điện cơ hóa chất 15, tổng cục công nghiệp quốc phòng (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)