Ngày nay móc móc thiết bị hiện đại đều được chuẩn hoá bằng tiếng nước người. Vì vậy thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành là vô cùng quan trọng, nó giúp chuyên viên tại các doanh nghiệp tự học hỏi không phải thông qua phiên dịch. Mặt khác, tại các KCN Bắc Ninh có rất nhiều các công ty nước ngoài, ông chủ là người nước ngoài, vì vậy biết ngoại ngữ là một lợi thế vô cùng lớn, nhân viên doanh nghiệp có thể trực tiếp trao đổi công việc với ông chủ. Hiện nay, tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh, khi tuyển chọn nhân sự thì bao giờ thông thạo ngoại ngữ cũng là một lợi thế.
2.1.5 Vai trò nhân lực chất lượng cao trong phát triển kinh tế khu công nghiệp nghiệp
Nguồn nhân lực chất lượng cao có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020, được thông qua đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng CSVN khẳng định: “ Phát triển và nâng cao nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững”.
Nguồn lực con người được coi là nguồn lực quan trọng nhất, “quí báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”.
Nó là yếu tố quyết định cho sự thành công của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vấn đề đặt ra là, cần phải hiểu như thế nào luận điểm coi nguồn lực con người là yếu tố quyết định nhất cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá?
Nguồn lực con người là yếu tố quyết định quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong lịch sử Kinh tế học, một số nhà kinh tế học tư sản trước Mác, như Adam Smít, đã coi lao động là nguồn gốc của mọi của cải vật chất. Trong biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen khẳng định rằng, lao động đúng là như vậy, nhưng nếu chỉ một mình lao động thì chưa đủ để sản sinh ra mọi của cải vật chất. Lao động trong sự kết hợp với giới tự nhiên, cái cung cấp những vật liệu cho lao động, mới tạo ra của cải vật chất.
Vì vậy, khi nói nguồn lực con người có vai trò quyết định, thì điều đó hoàn toàn không có nghĩa là tách nguồn lực con người một cách biệt lập với nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác. Trái lại, cần phải đặt nguồn lực con người trong mối quan hệ với các nguồn lực hiện có. Theo đó, vai trò của nguồn lực con người được thể hiện vừa với tư cách là chủ thể vừa với tư cách là khách thể của các quá trình kinh tế- xã hội. Trong quan hệ với nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác, nguồn lực con người thể hiện với tư cách là chủ thể của sự khai thác, sử dụng. Nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác tự chúng không thể tham gia vào các quá trình kinh tế- xã hội, do đó cũng không thể trở thành động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội. Vai trò động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội luôn thuộc về con người. Chính con người với sức lực và trí tuệ của mình mới là nhân tố quyết định hiệu quả của việc khai thác, sử dụng nguồn tự nhiên và các nguồn lực khác. Đồng thời, việc khai thác và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả sẽ đem lại, nhân lên sức mạnh của nguồn lực con người. Đây chính là biện chứng của mối quạn hệ qiữa các nguồn lực.
Thực tế cho thấy, nhờ có lợi thế về vị trí địa lý, nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đồng thời do biết cách khai thác thế mạnh đó mà một số nuớc trong khu vực và trên thế giới đã trở thành những nước giàu có và có nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao. Nhưng con người không chỉ quyết định hiệu quả của việc khai thác, sử dụng nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác hiện có, mà còn góp phần tạo ra các nguồn lực mới. Điều đó có liên quan tới sự kế thừa giữa các thế hệ trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Mỗi thế hệ đều được thừa hưởng các nguồn lực do thế hệ truớc để lại, đồng thời tạo ra các nguồn lực mới cho thế hệ con cháu mai sau. Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định:” Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện. Văn hoá là kết quả của kinh tế, đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, luật pháp, kỷ cương…biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển”.
Với tư cách là chủ thể, con người không chỉ quyết định hiệu quả của việc khai thác, sử dụng nguồn lực tự nhiên vá các nguồn lực khác hiện có, mà góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững trong tương tai.
sử dụng đầu tư và phát triển. Khi nói đến vai trò của nguồn lực con người với tư cách đối tượng của sự khai thác, sử dụng, người ta thường nói đến tính chất không bị cạn kiệt của nguồn lực con người. Cho tới vài thập kỷ gần đây, các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách, chiến lược của tất cả các quốc gia trên thế giới đều nhận ra rằng, nguồn lực tự nhiên dù có phong phú và giàu có đến mấy cũng sẽ bị cạn kiệt trước sự khai thác của con người và chỉ có nguồn lực con người mới là nguồn tài nguyên vô tận và khai thác không bao giờ hết.
Khi đề cập tới nguồn lực con người, người ta thường tới mặt số lượng và mặt chất lượng của nó. Số lượng nguồn lực con người chính là lực lượng lao động và khả năng cung cấp lực lượng lao động cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Các chỉ số về số lượng của nguồn lực con nguời của một quốc gia là dân số, tốc độ tăng dân số, tuổi thọ trung bình, cấu trúc của dân số: số dân ở độ tuổi lao động, số người ăn theo,vv... Số lượng nguồn lực con người đóng vai trò quan trộng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội. Số lượng nguồn lực con người không tương xứng với sự phát triển (hoặc thừa hoặc thiếu) sẽ có tác động không tốt đối với sự phát triển kinh tế- xã hội. Đối với một số nước, nhất là các nước đang phát triển thường có tình trạng thừa nhân lực, thừa lao động, do đó vấn đề việc làm trở thành một nhu cầu cấp bách của xã hội. Nạn thiếu việc làm đã gây nhiều hậu quả và là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng phạm tội trong xã hội. Trái lại, một số nước do tốc độ phát triển cao có nhu cầu lớn về lao động, đặc biệt là lao động có tính chất thời vụ, lao động không cần tay nghề cao với mức lương thấp hoặc lao dộng trong những ngành nghề mà bản thân người lao động trong nước không muốn làm. Điều đó buộc các nước này phải nhập khẩu lao động từ các nước khác, nhất là từ các nước đang phát triển. Việc nhập khẩu lao động đã giúp các nước thiếu lao động giải quyết được nhu cầu lao động, song lại tạo ra những xáo trộn nhất định về mặt xã hội.
Nhưng yếu tố quan trọng nhất trong nguồn lực con người không phải là số lượng, mà là chất lượng nguồn lực con người. Đây mới chính là yếu tố quyết định đối với phát triển kinh tế- xã hội, cũng như đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nói đến chất lượng của nguồn lực con người là nói đến hàm lượng trí tuệ ở trong đó, nói tới “ người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học, công nghệ hiện đại”
2.2KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TẠI MỘT SỐ NƢỚC VÀ VIỆT NAM
2.2.1 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao tại một số nƣớc trên thế giới
2.2.1.1 Kinh nghiệm từ Mỹ
Mỹ xác định phương châm “ Nguồn lực là trung tâm của mọi sự phát triển”. Để giữ vị trí siêu cường về mặt kinh tế và khoa học, công nghệ, chiến lược nguồn nhân lực tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực và thu hút nhân tài. Trong đào tạo nguồn nhân lực, hệ thống giáo dục Mỹ rất coi trọng giáo dục đại học.
Ở Mỹ có 4.200 trường đại học, cao đẳng, đảm bảo cho mọi người dân có nhu cầu đều có thể tham gia vào các chương trình đào tạo cao đẳng, đại học. Ở Mỹ, hệ thống các trường các trường cao đẳng, đại học cộng đồng phát triển mạnh đảm bảo tính đại chúng trong giáo dục đại học, các trường này hướng vào đào tạo kỹ năng làm việc cho người lao động, hiện ở Mỹ 78% dân số tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.
Trong giáo dục Mỹ, tính cạnh tranh các trường rất khốc liệt. Các trường đại học tự khẳng định mình bằng chất lượng giảng dạy và tự xây dựng thương hiệu cho mình. Nếu sinh viên vào được các trường đại học tốt, nổi tiếng và học giỏi thì cơ hội việc làm sẽ tăng lên rất nhiều.
Các công ty ở Mỹ cũng rất chú ý đến phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân công. Năm 1992 chi phí đào tạo nhân công ở các công ty là 210 tỷ USD, năm 1995 là 600 tỷ USD, năm 2000 là 800 tỷ USD và đến nay là gần 1000 tỷ USD .
2.2.1.2 Kinh nghiệm của Singapore
Các nhà lãnh đạo Singapore quan niệm thắng trong cuộc đua về giáo dục sẽ thắng trong cuộc đua về phát triển kinh tế. Chính phủ đã dành một khoản đầu tư lớn để phát triển giáo dục, từ 3% GDP lên 5% GDP trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, đến nay đầu tư cho giáo dục và đào tạo chiếm khoảng 10% GDP của Singapore.
Đào tạo kỹ thuật và đào tạo nghề đóng một vai trò quan trọng trong nền giáo dục của Singapore, kỹ thuật và công nghệ cao luôn là ưu tiên hàng đầu trong đào tạo, tiếng Anh, toán và các môn khoa học là những môn học bắt buộc
chiếm 1/3 thời lượng chương trình và nhà nước đầu tư xây dựng các học viện kỹ thuật và dạy nghề.
Singapore cũng khuyến khích các công ty tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Nhà nước áp dụng nhiều chính sách khuyến khích các công ty tự tổ chức các khoá đào tạo và dạy nghề cho nhân viên và công nhân trong quá trình làm việc. Việc giáo dục kỹ thuật kết hợp với các công ty thực hiện học và hành nghề song song, các học viên được học nghề và được trả lương ngay tại các công ty, trong khi quá trình lý thuyết diễn ra tại các học viện dạy nghề. Nhà nước Singapore đầu tư rất ít vào trường công lập để có chất lượng mẫu mực, còn những trường liên doanh liên kết thì mời gọi những trường có uy tín ..để đào tạo những nhân lực có chất lượng cao cho đất nước.
2.2.2Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao tại Việt Nam
Theo tiêu chí đánh giá về nguồn nhân lực chất lượng cao và so sánh các chỉ tiêu cơ bản theo thang điểm 10 của Việt Nam và một số nước châu Á như sau:
Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực tại một số nƣớc và Việt Nam
Tiêu chí Hàn Quốc Trung Quốc Indon esia Philip in Malai sia Thái Lan Việt Nam Hệ thống giáo dục 8.0 5.12 0.5 3.8 4.5 2.64 3.25 Lao động chất lượng cao 7.0 7.12 2.0 5.8 4.5 4.0 3.25 Trình độ Tiếng Anh 4.0 3.62 3.0 5.4 4.0 2.82 2.62 Sự thành thạo công nghệ cao 7.0 4.37 2.5 5.0 5.5 3.27 2.5
Nguồn: đánh giá chương trình phát triển LHQ-UNDP
Theo đánh giá thế giới nguồn nhân lực Việt Nam được đánh giá có nhiều tư chất thông minh sáng tạo, nhạy bén trong tiếp thu và tiếp cận tri thức. Đây là điểm nổi trội của nguồn nhân lực nước ta. Theo Báo cáo phát triển con người của Liên Hợp Quốc, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam có sự tăng trưởng nhanh và liên tục: năm 1995 Việt Nam mới chỉ đứng thứ 7/10 trong khu vực Đông Nam Á, 35/50 của châu Á và 122/175 trên thế giới đã được xếp hạng theo chỉ số HDI, năm 2001 đã vượt lên 6/7 Đông Nam Á, 28/36 châu Á, 109/130
thế giới, năm 2012 Việt Nam đứng thứ 127/187 quốc gia.
Tuy nhiên, xét về nguồn nhân lực chất lượng của nước ta so với các nước trong khu vực đứng ở mức thấp. Nguồn nhân lực chất lượng cao đứng thứ 6, cao hơn so với Indonesia. Trình độ ngoại ngữ (tiếng anh) đứng ở mức thấp nhất trong bảng xếp hạng. Trình độ sử dụng thành thạo công nghệ cao cũng đứng ở mức thấp nhất so với bảng xếp hang. Sự phát triển CNH-HĐH và phát triển nền kinh tế tri thức đặt ra những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực. Điều đó buộc chúng ta phải áp dụng nhiều biện pháp tích cực, đồng bộ nhằm nhanh chóng xây dựng và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao.
* Kinh nghiệm tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là tỉnh đại diện phía bắc phát triển công nghiệp khá điển hình và hiệu quả. Tỉnh tái lập cùng thời điểm của tỉnh Bắc Ninh, song đã đạt nhiều thành tích đáng kể. Hiện nay toàn tỉnh có gần 200 doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Các KCN đã sử dụng hơn 86.000 lao động. Nhu cầu tuyển dụng lao động của các dự án khoảng trên 15.000 lao động trên năm.
Theo số liệu báo cáo nhu cầu tuyển dụng năm 2016 của các doanh nghiệp cần khoảng 16.0000 lao động, trong đó: khoảng 15% lao động có trình độ lành nghề.
Để phát triển công nghiệp bền vững, ổn định Vĩnh Phúc đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có giải pháp về đáp ứng nguồn nhân lực và hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng được lao động đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng, cụ thể như:
Tỉnh Vĩnh phúc có chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo lao động trực tiếp và hỗ trợ các chương trình đào tạo có địa chỉ tại các cơ sở dạy nghề cung cấp lao động cho các Khu công nghiệp của tỉnh như: thông qua các hợp đồng liên kết đào tạo - tuyển dụng giữa cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp dưới sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.
Tĩnh Vĩnh phúc đã quy hoạch quỹ đất và hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội theo phương thức nhà nước và doanh nghiệp cùng làm như: xây dựng nhà ở cho người lao động, các dịch vụ y tế, trường học… phục vụ KCN.
Ngoài ra, tỉnh đã xây dựng chính sách thu hút lao động là người địa phương đang làm việc ở tỉnh ngoài về làm việc tại các doanh nghiệp khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh như: ưu tiên trong tuyển dụng, trợ cấp có thời hạn nhà ở và học nghề … khoảng 70% lao động tại các khu công nghiệp là dân địa phương. Việc tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp khi tuyển dụng đã đảm bảo công khai, minh bạch các tiêu chí tuyển dụng cũng như quyền lợi, chế độ người lao động được hưởng. Chấp hành và tuân thủ đúng pháp luật lao động Việt Nam. Các