Trong giai đoạn hiện nay đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang được các doanh nghiệp KCN đặc biệt quan tâm. Đây cũng là điều kiện để giữ chân người giỏi cho doanh nghiệp.
“ Đào tạo”: Là một quá trình có hệ thống nhằm nuôi dưỡng việc tích lũy các kỹ năng, những qui tắc, hành vi hay thái độ dẫn đến sự tương xứng tốt hơn giữa những đặc điểm của nhân viên và yêu cầu của công việc.
“ Phát triển”: Là quá trình lâu dài nhằm nâng cao năng lực và động cơ của nhân viên để biến họ thành những thành viên tương lai quý báu của tổ chức. Phát triển không chỉ gồm đào tạo mà còn cả sự nghiệp và những kinh nghiệm khác nữa. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những biện pháp tích cực của doanh nghiệp làm tăng khả năng thích ứng của doanh nghiệp với sự thay đổi của môi trường. Đào tạo và phát triển còn cung cấp cho doanh nghiệp nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh. Đào tạo được coi là vũ khí chiến lược của tổ chức nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trước các đối thủ.
Ngày nay đào tạo và phát triển được coi như một khoản đầu tư vào nguồn vốn nhân lực của tổ chức. Hiệu quả của những nhân viên mới được đào tạo ngang bằng những nhân viên có kinh nghiệm. Việc đào tạo và phát triển gắn liền khả năng sinh lợi lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp.
4.4MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG KCN
Qua phân tích thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao tại các doanh nghiệp, ta thấy các doanh nghiệp tại KCN đã ý thức rất rõ “ Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao” là nhân tố tiên quyết của sự phát triển. Tuy nhiên tùy vào quy mô, lĩnh vực hoạt động của mỗi doanh nghiệp, họ đã xác định được tiêu chí “ nhân lực cao” của đơn vị mình:
- Đối với những doanh nghiệp sản xuất, chăn nuôi: nhân lực chất lượng cao là những cán bộ lãnh đạo có tầm nhìn, có chiến lược sản xuất kinh doanh tốt, có phẩm chất chính trị tốt, những cán bộ kỹ thuật giỏi. Ngoài ra thì đội ngũ công nhân lành nghề là rất quan trọng. Họ là những công nhân chuyên cần, am hiểu tinh tường sản phẩm của mình, có những nhận xét tích cực để sản xuất ra những sản phẩm chất lượng. Ví dụ công nhân sản xuất: họ không đơn thuần là hoạt động một cách máy móc, mà họ là những người nhận xét rõ nhất được sản phẩm họ làm ra xem có đạt chất lượng không. Hay những lao động chăn nuôi, người lao động là người hiểu rõ nhất về con giống của mình, tình trạng sức khoẻ, tốc độ tăng trưởng, cân nặng …để từ đó đưa ra những đóng góp để nâng cao năng suất lao động.
- Đối với những doanh nghiệp chuyên về công nghệ cao, lĩnh vực công nghệ điện tử Nhân lực chất lượng cao phải là những người tốt nghiệp những trường đại học chuyên ngành như bách khoa, chế tạo máy, những kỹ sư lành nghề, am hiểu được những công nghệ tiên tiến nhất của thế giới, giỏi về ngoại ngữ (vì thông thường những máy móc, công nghệ hiện đại nhất đều được chuẩn hoá bằng tiếng nước ngoài), giỏi về tin học, kỹ thuật. Ngoài ra còn chịu được cường độ lao động tốc độ cao. Nguồn nhân lực này là nhân tố quyết định thành công của mỗi doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực thông tin: sáng tạo, lập trình phần mềm, chế tạo ra vật dụng thông minh …nhân lực chất lượng lượng cao là đội ngũ giáo sư, kỹ sư, lập trình viên, nhà nghiên cứu . Họ là nguồn lực chủ yếu để sáng tạo ra sản phẩm, cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, đội ngũ marketing, dự báo thị trường, nhà hoạch định chiến lược cũng rất quan trọng.
Đội ngũ công nhân đơn vị này là những lao động có trình độ, có hiểu biết về máy móc thiết bị, chịu được cường độ lao động cao, có tính kỷ luật tốt, khả năng làm việc theo nhóm…
- Đối với doanh nghiệp chuyên về kinh doanh - thương mại - dịch vụ: Nhân lực chất lượng cao là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, có phẩm chất đạo đức tốt, am hiểu pháp luật, am hiểu kinh tế, chính trị, có khả năng đàm phán tốt, ngoài ra giỏi về tin học, ngoại ngữ cũng là nhân tố rất quan trọng. Họ là những người vạch được ra chiến lược kinh doanh, marketing, bán hàng. Họ là lực lượng chủ yếu đem lại doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
* Với đội ngũ công nhân lành nghề trong doanh nghiệp
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một nguồn nhân lực thật tốt. Đối với các doanh nghiệp có số lượng lao động đông đảo như các khu công nghiệp thì bài toán công nhân lành nghề luôn được các lãnh đạo quan tâm.
Lý do thì rất đơn giản, các công nhân lành nghề năng suất lao động tốt, phong cách làm việc chuyên nghiệp, tính kỷ luật cao. Có rất nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp so với tuyển công nhân mới, tay nghề kém và nhất là họ thường làm việc không ổn định, dễ thay đổi nơi làm việc chỉ vì một vài lí do nhỏ. Tất nhiên thật khó để hàng ngàn công nhân trong một công ty đều có tay nghề cao, nhưng việc có một đội ngũ công nhân lành nghề hùng hậu là bước quan trọng để các doanh nghiệp phát triển tốt.
Dĩ nhiên với năng lực làm việc tốt, để tuyển được nhiều công nhân lành nghề và giữ chân được họ cũng là một điều không dễ dàng. Họ đủ kinh nghiệm và thông minh để cân nhắc cho mình nhưng điều kiện làm việc cùng với mức lương thưởng, chế độ dành cho người lao động tốt nhất có thể. Doanh nghiệp dĩ nhiên không thể cho họ quá nhiều, nhưng lại cần đủ sức để lôi kéo nhân lực. Vì vậy các doanh nghiệp cũng đang trong cuộc đua giành công nhân lành nghề cho mình.
Các doanh nghiệp có chính sách giữ chân ngƣời lao động lành nghề:
Tuyển vào vị trí tốt hơn
Một số doanh nghiệp không cần lượng lớn công nhân lành nghề nhưng họ vẫn cần những người dẫn dắt những công nhân mới. Vì vậyhọtuyển công nhân
lànhnghềvào những vị trí tốt như tổ trưởng, nhóm trưởng…để thu hút những lao động chất lượng, có thể giúp họ đào tạo ra nhiều công nhân có tay nghề khá. Dĩ nhiên khi có một vị trí tốt, có tương lai thì công nhân có tay nghề tốt sẽ sàng cống hiến nhiều hơn và gắn bó hơn với doanh nghiệp.
Chế độ lương thưởng, đãi ngộ tốt
Đây có lẽ là một trong những phương pháp thu hút lao động tốt nhất. Các doanh nghiệp nên có chế độ riêng cho các công nhân lành nghề khi vào làm nếu họ vượt qua được những kỳ kiểm tra mà doanh nghiệp đề ra. Bởi bất cứ ai, khi họ đã có kinh nghiệm làm việc dù là công nhân, kỹ sư, giáo viên hay bác sĩ họ đều rất ngại bắt đầu công việc lại từ vạch xuất phát. Họ luôn tìm kiếm những vị trí xứng đáng hoặc gần xứng đáng với trình độ và năng lực của họ. Thậm chí nếu chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp bạn quá kém, các công nhân lành nghề có thể rời bỏ bạn mà đến các đơn vị có chế độ tốt hơn khi mà họ không cần bắt đầu từ con số không và không bị thiệt hại lợi ích.
Lợi ích doanh nghiệp cần song hành với lợi ích của công nhân
Công nhân và doanh nghiệp như mối quan hệ cộng sinh, vì vậy lợi ích phải cùng chia sẻ và có sự cân bằng nhất định. Không tự nhiên và các công ty, doanh nghiệp nước ngoài có chế độ ưu đãi, chăm sóc rất tốt cho nhân lực của họ cho dù họ phải bỏ ra một khoản chi phí không hề nhỏ hàng tháng, hàng năm.. Bởi vì họ biết họ cho công nhân nhiều ưu đãi thì doanh nghiệp chính là bên được lợi về lâu dài.
Hiện tại nhiều doanh nghiệp tại khu công nghiệp Bắc Ninh song song với việc tuyển công nhân lành nghềthì đã rất chú trọng những ưu đãi dành cho họ. Chế độ tăng lương, thưởng, chế độ bảo hiểm và nhiều chế độ khác đều rất tốt. Họ còn chú trọng từng bữa ăn và môi trường làm việc an toàn cho công nhân. Như vậy có lẽ công nhân không bao giờ có ý định rời bỏ họ. Họ cũng không lo mất đi những lao động giúp họ kiếm ra nhiều tiền nhất cũng không mất nhiều thời gian và chi phí để tuyển và đào tạo lao động mới. Đây là tín hiệu rất đáng mừng cho những công nhân lao động có tay nghề tốt, muốn làm việc hết mình để công hiến cho xã hội cũng như giúp bản thân có một cuộc sống tốt hơn.
4.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI MỘT SỐ KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI MỘT SỐ KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
4.5.1. Sự hài lòng về công việc hiện tại
Bảng 4.15: Đánh giá mức độ không hài lòng công việc hiện tại ĐVT: Người
TT Nguyên nhân Số ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Rất hài lòng 15 25,00
2 Hài lòng 28 46,66
3 Không hài lòng, rất đơn điệu nhàm chán 17 28,34
4 Không có ý kiến 0
Tổng 60 100
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Qua tìm hiểu trực tiếp nguồn nhân lực chất lượng cao trong doanh nghiệp, điều khiến họ hài lòng là mức lương doanh nghiệp trả cho họ tương đối cao so với mặt bằng chung trong tỉnh. Tại Dabaco mức lương bình quân cho người làm quản lý như trưởng phòng từ 15-18 triệu đồng/tháng, phó giám đốc các đơn vị thành viên 22-25 triệu đồng/tháng, giám đốc các đơn vị thành viên 25-30 triệu đồng/tháng, ban lãnh đạo Tập đoàn như Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc …lương từ 60-80 triệu đồng/tháng.
Bảng 4.16 Ý kiến ngƣời lao động chất lƣợng cao trong doanh nghiệp
ĐVT: Người Diễn giải Số ý kiến Tỷ lệ (%) Diễn giải Số ý kiến Tỷ lệ (%) Thích làm công việc hiện tại 28 46,66
Thường xuyên được học tập nâng cao trình độ
25 41,66 Mức lương phù hợp với công việc 34 56,66 áp lực công việc 45 75,00
Chế độ đãi ngộ tốt 20 33,33
Trình độ học vấn có phù hợp với công việc hiện tại
32 53,33
Điều kiện làm việc tốt 18 30 Lý do khác 4 6.67
Có mối quan hệ tốt trong DN 8 13.33
Tại Sam Sung mức lương còn cao hơn nhiều, lương trưởng phòng kiến trúc, xây dựng, cơ khí...60 triệu đồng/tháng, lương kỹ sư 50 triêụ đồng/tháng, giám đốc dự án: 80 triệu đồng/tháng.
Theo kết quả điều tra đến 46,66% số người được hỏi hài lòng với công việc hiện tại, một trong những lý do dẫn đến việc họ hài lòng chính là môi trường làm việc tốt, chế độ đãi ngộ tốt, 56,66% nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp hài lòng với mức lương mà doanh nghiệp trả cho họ. Trình độ học vấn phù hợp với công việc hiện tại chiếm 53,33%. Tuy nhiện, điều mà người lao động không hài lòng đó chính là áp lực công việc mà họ phải đảm nhiệm chiếm tới 75% số người được hỏi.
4.5.2 Thu nhập của nhân lực chất lƣợng cao trong doanh nghiệp
Mức độ hoàn thành công việc là yếu tố chiếm tỷ lệ cao 36,67% (bảng 4.14) ảnh hưởng đến thu nhập người lao động. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp sản xuất và chế biến thì đa số các doanh nghiệp này là trả lương cho người lao động trực tiếp và dựa vào sản phẩm, vì thế mà mức độ hoàn thành công việc chiếm tỷ lệ cao trong số những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động trực tiếp.
Yếu tố chiếm tỷ lệ cao thứ hai đó là trình độ tay nghề, bằng cấp của lao động trực tiếp, chiếm tới (30%). Trình độ tay nghề của người lao động trực tiếp rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động, mức độ hoàn thành công việc và từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của họ. Tuy nhiên, với yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập thì yếu tố “trình độ” còn được đề cao hơn yếu tố “tính chất công việc”.
Bảng 4.17: Yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập nguồn nhân lực chât lƣợng cao trong DN
ĐVT: Người
Yếu tố Số ý kiến Tỷ lệ (%)
Mức độ hoàn thành công việc 22 36,67
Trình độ tay nghề, bằng cấp 18 30,00
Tính chất công việc 12 20,00
Thời gian làm việc 7 11,67
Lý do khác 1 1,67
Điều này cũng kích thích lao động trực tiếp vừa làm, vừa học tập nâng cao tay nghề. Tuy vậy, các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải bố trí ngưòi lao động, bố trí công việc theo chuyên môn và tay nghề của lao động trực tiếp sản xuất thì mới thực sự phát huy được năng lực của họ trong công việc và không gây ra việc sử dụng lãng phí quỹ tiền lương của doanh nghiệp. Hơn nữa việc nhấn mạnh yếu tố “tính chất công việc” trong trả công sẽ bảo đảm tính công bằng hơn trong trả công để khuyến khích người lao động chấp nhận đảm nhận những công việc khó trong hệ thống công việc của doanh nghiệp.
4.5.3 Công tác đào tạo, bồi dƣỡng đối với lao động
Bảng 4.18 Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong DN
Nhu cầu đào tạo NNL Tỷ lệ (%)
Rất cần thiết 85
Cần thiết 15
Không cần thiết 0
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Theo phiếu điều tra hầu hết người lao động, cán bộ quản lý được hỏi thì đều trả lời nâng cao tay nghề là rất cần thiết. Tuy vậy, hiệu quả của các chương trình đào tạo là chưa cao, còn 32,52% số người được điều tra cho rằng chương trình chưa hiệu quả nguyên nhân chủ yếu được thể hiện trong bảng
4.6 ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TẠI MỘT SỐ KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH CHẤT LƢỢNG CAO TẠI MỘT SỐ KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH 4.6.1. Kết quả đạt đƣợc
Là tỉnh có diện tích nhỏ nhất trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Bắc Ninh hầu như không giàu có về tài nguyên như một số địa phương khác. Hơn nữa, điểm xuất phát thấp về kinh tế, xã hội cùng với sức ép lớn về kinh tế, xã hội đã khiến Bắc Ninh gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển. Vượt lên những khó khăn đó, đưa Bắc Ninh phát triển như ngày hôm nay là kết quả của sự đổi mới tư duy, của những nỗ lực lớn trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tham gia của cả hệ thống chính trị, sự năng động cần cù, sáng tạo trong lao động của các tầng lớp nhân dân. Việc phát huy những lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng, lợi thế về truyền thông văn hiến, làng nghề để có thành tựu phát triển kinh tế, xã hội sau hơn 10 năm (kể từ khi tái lập đến nay) có dấu ấn đậm nét của việc phát triển nguồn nhân lực.
KCN Bắc Ninh thu hút được khá lớn nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc.
Từ khi tái lập đến nay Bắc Ninh đã có đội ngũ nhân lực hơn 204.873 người tại các khu công nghiệp, trong đó nguồn nhân lực đã qua đào tạo hơn 43.884 người , với trình độ chuyên môn kỹ thuật đa dạng, chủ yếu tập trung vào các ngành có yêu cầu cao về khoa học, công nghệ, sản xuất tiên tiến như điện, điện tử, cơ khí, vật liệu mới…
Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao trong doanh nghiệp
- Nguồn nhân lực chất lượng cao có một vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành công của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Nếu như trước kia, quá trình phát triển chủ yếu là dựa vào tích lũy vốn vật chất (tài nguyên, đất đai…), thì