Các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trung tâm hỗ trợ đầu tư và phát triển khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 99)

4.4.2.1. Nâng cao kết quả quản lý thu tại Trung tâm

Huy động nguồn thu là một trong những nội dung quan trọng nhất mà các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung và Trung tâm hỗ trợ đầu tư và phát triển khu

công nghiệp tỉnh Bắc Ninh nói riêng quan tâm. Nguồn thu sự nghiệp càng lớn, mức độ đảm bảo chi thường xuyên càng cao, mức độ tự chủ tài chính của Trung tâm sẽ tăng lên. Như trên đã trình bày nguồn tài chính của Trung tâm chủ yếu được hình thành từ hai nguồn thu chính đó là thu do NSNN cấp và thu sự nghiệp. Trong khi nguồn thu từ ngân sách nhà nước càng giảm dần khi mức độ tự chủ tài chính của Trung tâm tăng lên thì Trung tâm cần tập trung phát triển nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp. Cụ thể Trung tâm cần triển khai các biện pháp như sau:

Một là, tiếp tục đa dạng hóa nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp. Trong đó

duy trì sự tăng trưởng đối với nguồn thu từ hoạt động tư vấn, thi công, quản lý dự án. Ưu thế là Trung tâm là một đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh.

Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng của đồng bằng Bắc Bộ, và tam giác tăng trưởng kinh tế của Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Bắc Ninh với đặc thù kinh tế phát triển nhanh, có địa hình thuận lợi và tiếp giáp nhiều khu trung tâm của phía Bắc. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây giáp Hà Nội.

Dân số của tỉnh là 1.050.000 người, trong đó 700.000 người đang ở độ tuổi lao động. Lực lượng lao động của tỉnh Bắc Ninh tương đối trẻ, 47,5% đã được đào tạo và có thể tiếp thu công nghệ tiên tiến cũng như quản lý theo yêu cầu của nhà đầu tư. Tỉnh có 15 khu công nghiệp tập trung được Chính phủ phê duyệt với diện tích 7.831 ha, trong đó diện tích quy hoạch cho KCN là 6.847 ha, khu đô thị và dịch vụ kết hợp với KCN là 984 ha; 28 cụm công nghiệp với tổng diện tích 863,9 ha. Như vậy tiềm năng của Tỉnh về phát triển công nghiệp là rất lớn. Hiện nay, Bắc Ninh là tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp nên thu hút nhiều nhà đầu tư tong cũng như ngoài nước, tại Bắc Ninh có nhiều công ty lớn có uy tín trên thế giới như Foxconn, Mictac (Đài Loan Trung Quốc); Tyco Electronics (Hoa Kỳ); ABB (Thụy Điển), Canon, Sumitomo (Nhật Bản); SamSung, Orion (Hàn Quốc).

Nhu cầu mở rộng và phát triển của các công ty trong các khu công nghiệp này là rất lớn, đặt biệt các Công ty mới thành lập. Đây là một điều kiện vô cùng thuận lợi cho Trung tâm. Trung tâm cần tiếp tục phát huy vai trò, uy tín của mình trong việc hỗ trợ phát triển bền vững các KCN tập trung trên địa bàn Tỉnh.

Nguồn thu từ công tác đào tạo và giới thiệu việc làm đang dần trở thành nguồn thu chủ lực tại Trung tâm. Hoạt động này là một hoạt động có vai trò ngày

càng quan trọng với người lao động và với các công ty trong KCN tỉnh Bắc Ninh. Với vai trò kết nối, hỗ trợ các công ty trong các khu công nghiệp Bắc Ninh, Trung tâm cần tận dụng điều kiện thuận lợi là đơn vị hành chính sự nghiệp khi đóng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tỉnh đứng thứ hai cả nước về tốc độ phát triển công nghiệp để đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là hỗ trợ các công ty trong các KCN, đồng thời đem lại nguồn thu lớn cho Trung tâm.

Bên cạnh những lĩnh vực mới, Trung tâm cũng cần quan tâm đúng mức tới các hoạt động truyền thống của Trung tâm như công tác dịch vụ và công tác tư vấn và xúc tiến đầu tư. Từ đó góp phần tăng nguồn thu cho Trung tâm đáng kể.

4.4.2.2. Nâng cao kết quả quản lý chi tại Trung tâm

Trung tâm cần rà soát lại quy trình quản lý và hoạt động chuyên môn, trên cơ sở đó cắt giảm các chi phí không cần thiết. Quản lý chi tiêu nhằm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả là một trong những mục tiêu quan trọng của tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công. Hiệu quả quản lý chi tiêu ở Trung tâm thể hiện số kinh phí tiết kiệm được sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về các khoản phải nộp khác theo quy định. Để nâng cao hiệu quả quản lý các khoản chi, tăng tỷ lệ tiết kiệm chi Trung tâm cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Rà soát, hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ phải có tầm nhìn xa, bao quát hết các nội dung, định mức chi. Nguồn chi và định mức chi phải được xây dựng cụ thể phù hợp với thực tế của Trung tâm. Ngoài định mức chi thì Quy chế chi tiêu nội bộ cũng cần phải xây dựng được mức khoán chi quản lý hành chính, định mức tiêu hao vật tư của các loại máy móc hoạt động. Quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm càng cụ thể, chi tiết và bao quát được toàn bộ các chi tiêu thì quá trình quản lý chi tiêu càng dễ dàng, thuận lợi góp phần đảm bảo tiết kiệm chi của Trung tâm.

- Công tác lập dự toán chi phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các phòng, ban chuyên môn. Có như vậy dự toán của đơn vị mới phản ánh đầy đủ nhiệm vụ chi và phù hợp với thực tế việc cấp phát, thanh toán phải có sự kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo đúng dự toán, đúng nguyên tắc và đúng mục đích.

- Tăng cường tính công khai, minh bạch tại Trung tâm. Quyền tự chủ tài chính cho Trung tâm cần đi đôi với việc phát huy dân chủ, thực hiện tốt Quy chế dân chủ để tăng cường việc giám sát, chất vấn của chính cán bộ Trung tâm đối với

lãnh đạo Trung tâm. Trung tâm cần thực hiện tốt Quy chế dân chủ, Quy chế chi tiêu nội bộ. Việc thực hiện công khai tài chính trong đơn vị bao gồm các nội dung sau: Công khai dự toán, quyết toán hàng năm của đơn vị; công khai tiêu chuẩn định mức, chế độ chi tiêu để cán bộ, viên chức nắm bắt kịp thời và thực hiện; công khai việc trích lập và sử dụng các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, dự phòng ổn định thu nhập và quỹ phát triển HĐSN; công khai phương án chi trả thu nhập tăng thêm và khen thưởng cho cán bộ, viên chức trong Trung tâm.

Tuy nhiên, Trung tâm tùy vào đặc điểm từng hoạt động của Trung tâm mà có thể thực hiện hình thức khoán công việc. Điều này giúp nâng cao trách nhiệm mỗi cán bộ, công nhân viên đối với công việc, từ đó nâng cao năng suất lao động tại Trung tâm, gia tăng việc mang lại thu nhập cho Trung tâm. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Trung tâm.

4.4.2.3. Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính

Nội dung của giải pháp này bao gồm: tăng cường quản lý và kiểm soát quá trình chi tiêu Ngân sách theo Luật Ngân sách và đảm bảo chấp hành nghiêm kỷ luật tài chính tại Trung tâm, tăng cường công tác kiểm toán nội bộ tại Trung tâm.

Thứ nhất, tăng cường quản lý và kiểm soát quá trình chi tiêu Ngân sách theo Luật Ngân sách

Để công tác kiểm soát quá trình chi tiêu ngân sách theo Luật Ngân sách được thực hiện có hiệu quả và chất lượng cao thì Trung tâm phải tiến hành kiểm soát chi một cách liên tục từ khâu lập dự toán ngân sách, chấp hành ngân sách đến khâu quyết toán ngân sách.

* Khâu lập dự toán ngân sách

Luật Ngân sách quy định: “Dự toán được duyệt là điều kiện đầu tiên để thực hiện chi ngân sách Nhà nước”. Dự toán ngân sách được duyệt thực chất là kế hoạch chi ngân sách Nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cần phải nhận thức rằng kế hoạch hoá là yêu cầu có tính khách quan, là phương thức quản lý kinh tế - xã hội nói chung và lĩnh vực quản lý tài chính nói riêng. Công tác kế hoạch hoá thực hiện tốt sẽ là cơ sở cho việc giám sát, kiểm soát trước khi chi ngân sách, đảm bảo phân phối ngân sách một cách hợp lý cho các đơn vị dự toán. Để công tác lập dự toán ngân sách thực hiện được chức năng giám sát trước khi chi ngân sách, làm cơ sở cho quá trình chấp hành và quyết toán ngân sách, Trung tâm cần phải thực hiện các biện pháp sau đây:

- Thực hiện đúng quy trình xây dựng dự toán ngân sách. Quy định một cách cụ thể và chấp hành nghiêm ngặt thời gian lập dự toán ở Trung tâm với các biểu mẫu thống nhất và các định mức, tiêu chuẩn rõ ràng, biên chế định biên phù hợp với nhiệm vụ được giao.

- Dự toán ngân sách của Trung tâm phải thể hiện được đầy đủ chi tiết nội dung thu - chi (kể cả thường xuyên và không thường xuyên) vì trên cơ sở đó mới có thể xác định được kế hoạch Ngân sách tương đối chính xác và tạo cơ sở cho việc kiểm soát chi tiêu ở các khâu tiếp theo.

* Khâu chấp hành ngân sách

Kiểm soát chi trong quá trình chấp hành ngân sách thực chất là việc kiểm soát trong quá trình cấp phát kinh phí và sử dụng kinh phí. Đối với quá trình cấp phát kinh phí của Phòng Kế toán - Tài chính cần được đổi mới theo hướng:

- Cấp phát theo quý để Trung tâm tự chủ tài chính trong các khoản chi tiêu của mình;

- Mua vật tư phục vụ công tác chuyên môn hay kinh phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định nên cấp đều theo quý trong năm, không nên để dồn vào quý cuối năm.

Tuy nhiên để làm được như vậy thì Phòng Kế toán - Tài chính phải cập nhật số liệu thường xuyên, rà soát các khoản chi, bố trí lại bộ máy tổ chức của phòng và phân công công việc phù hợp với trình độ năng lực của từng cán bộ.

* Kế toán, quyết toán Ngân sách

Công tác hạch toán kế toán là công cụ quan trọng hàng đầu đối với công tác tài chính. Nội dung giai đoạn này của chu trình ngân sách là phản ánh, đánh giá và kiểm tra lại quá trình lập và chấp hành ngân sách.

Với trình độ cán bộ làm công tác kế toán của Trung tâm như hiện nay, bên cạnh việc rà soát, sắp xếp lại tổ chức, đào tạo, tập huấn... cần thiết phải nghiên cứu lựa chọn phương pháp hạch toán và hệ thống sổ sách kế toán phù hợp với đặc điểm của ngành, đơn giản tiện lợi, không đòi hỏi quá nhiều biểu mẫu, các biểu mẫu trùng lắp, khó thực hiện.

Trung tâm phải thực sự coi trọng công tác quyết toán ngân sách, đánh giá đúng công tác quyết toán là hoạt động kiểm soát sau khi chi ngân sách.

chính - Kế toán nhằm sớm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi tiêu cực, gian lận trong quản lý và điều hành hoạt động tài chính góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nhân lực, tiền vốn, hạn chế lãng phí, tham nhũng, góp phần hoàn thiện công tác tự chủ tài chính.

Thứ hai, Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán và kiểm toán nội bộ trong Trung tâm hỗ trợ đầu tư và phát triển khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Bên cạnh việc kiểm tra, kiểm soát tài chính của các cơ quan chức năng thì việc thực hiện công tác tự kiểm tra trong nội bộ Trung tâm là rất cần thiết. Để thực hiện tốt quyền tự chủ tài chính, Trung tâm cần tạo ra một cơ chế giám sát các khoản thu và các khoản chi. Trước hết là việc hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với thực tế, đây sẽ là khung pháp lý cho công tác chi tiêu tài chính và là căn cứ để giám sát trở lại đối với các hoạt động thu chi trong đơn vị. Công khai tài chính cũng là một biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, viên chức nhà nước trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn NSNN, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí.

Nguyên tắc tự kiểm tra, kiểm soát của hệ thống thông tin kế toán cũng như việc tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ các đơn vị có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết. Nó đảm bảo thông tin kế toán được cung cấp kịp thời, chính xác, đúng với chính sách, chế độ quản lý kinh tế - tài chính nói chung và chế độ thể lệ kế toán quy định nói riêng phù hợp với yêu cầu quản lý vĩ mô, vi mô nền kinh tế.

Giải pháp cơ bản hoàn thiện hệ thống kiểm tra kế toán và kiểm toán nội bộ:

Một là, xây dựng kế hoạch kiểm tra tài chính nội bộ. Trong kế hoạch

phảixây dựng hình thức kiểm tra, xác định rõ người chịu trách nhiệm khi kiểm tra ở từng khâu công việc, đối tượng nội dung, thời gian kiểm tra. Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra phải được thực hiện ngay từ đầu năm.

Ha là, xác định đối tượng của công tác kiểm tra và địa điểm tiến hành

kiểm tra. Đối tượng chính của kiểm tra nội bộ là báo cáo kế toán, sổ sách kế toán, chứng từ kế toán, tài sản và tình hình sử dụng tài sản. Căn cứ quá trình kiểm tra để đánh giá đúng tình hình quản lý vốn và sử dụng tài sản của ngân sách đồng thời xác định hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Trong công tác kiểm tra kế toán thường sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh là chủ

yếu. Cần tiến hành đối chiếu giữa các chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán với nhau, đối chiếu số liệu kế toán với các đơn vị liên quan, đối chiếu số liệu kế toán với thực tế hoạt động, đối chiếu số liệu trên cơ sở căn cứ vào chế độ tài chính kế toán hiện hành.

Ba là, Đổi mới công tác quản lý gắn liền với tăng cường trách nhiệm trong

Trung tâm

Hiện nay, hệ thống kiểm soát tài chính ở nước ta vẫn thực hiện theo mô hình truyền thống, kiểm soát chi tiêu chủ yếu tập trung ở các yếu tố đầu vào như chi lương, mua sắm thiết bị, điện nước. Các thông tin về kết quả hoạt động hầu như vắng bóng. Theo tinh thần của cải cách tài chính công, thì việc trao quyền tự chủ tài chính cho thủ trưởng và tập thể người lao động tại đơn vị quyết định những đầu vào chủ yếu để sản xuất đầu ra là rất cần thiết. Nhưng khác với nguồn tiền tư nhân bỏ ra, nguồn tiền công nếu được phép sử dụng linh hoạt mà thiếu đi trách nhiệm giải trình thì chắc chắn sẽ là mảnh đất tốt để tham nhũng phát sinh. Vì vậy, sự tự chủ tài chính này cần phải đi kèm với sự gia tăng trách nhiệm đối với việc cung ứng các đầu ra và kết quả cuối cùng.

4.4.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện thu nhập tăng thêm của người lao động

Một là, Nâng cao nhận thức về tự chủ tài chính

Tự chủ tài chính đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung, Trung tâm hỗ trợ đầu tư và phát triển khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh nói riêng là một chủ trương lớn của Nhà nước, nhằm thay đổi cơ chế bao cấp, tăng cường hiệu quả hoạt động của các ĐVHCSN. Để tự chủ tài chính đối với các ĐVSNCL thực sự phát huy hết tác dụng và thiết thực trong mỗi đơn vị sự nghiệp thì đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động cần thiết phải nắm được lợi ích của cơ chế mới cũng như sự tác động của nó tới bản thân mỗi người lao động và toàn đơn vị. Từ đó tạo môi trường và động lực khuyến khích đơn vị và người lao động phát huy tài năng, trí tuệ của mình để cung cấp các dịch vụ công này ngày càng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trung tâm hỗ trợ đầu tư và phát triển khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)