Quản lý tài chínhtại Trung tâm Công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trung tâm hỗ trợ đầu tư và phát triển khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 46)

Công nghệ thông tin là một trong những ngành mà Nhà nước ta đặc biệt quan tâm phát triển. Trong lĩnh vực này cũng đã có một số đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động hiệu quả. Trong đó có Trung tâm Công nghệ thông tin. Là một đơn vị trực thuộc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, là một mô hình thí điểm gắn kết nghiên cứu khoa học, đào tạo và sản xuất kinh doanh trong một số Tổng công ty lớn theo Nghị quyết TW 2 Khóa VIII. Chính vì vậy, Trung tâm cũng thực hiện việc thực hiện đồng thời cả ba nhiệm vụ: nghiên cứu, đào tạo và sản xuất. Nguồn thu của Trung tâm được hình thành từ các nguồn: Nguồn ngân sách Nhà nước cấp, nguồn do Tổng công ty Bưu chính viễn thông cấp, nguồn từ hoạt động có thu của đơn vị.

Trong đó, nguồn kinh phí do Tổng công ty cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất. Nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là nguồn thu từ hoạt động có thu của đơn vị. Nguồn thu tại đơn vị có được nhờ hoạt động tư vấn, khảo sát thiết kế, thi công về lĩnh vực viễn thông và hoạt động tài chính. Nguồn thu này cũng có xu hướng tăng dần qua các năm, chứng tỏ được khả năng phát triển các hoạt động có thu của đơn vị. Nguồn thu thứ ba là nguồn từ ngân sách Nhà nước. Đây là nguồn thu

có tỷ trọng thấp nhất (dưới 1% tổng nguồn thu của đơn vị) và không ổn định qua các năm. Nguồn thu này cũng được cấp phát theo các đề tài và các nghiên cứu chiến lược.

Các khoản chi của Trung tâm gồm:

Một là, chi cho cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng: chi tiền công, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành;

Hai là, chi quản lý hành chính: chi tiền điện, nước, nhiên liệu xăng dầu, vệ sinh môi trường, mua vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng thông tin liên lạc, tuyên truyền, công tác phí, hội nghị phí, cước phí điện thoại, Fax…;

Ba là, chi nghiệp vụ chuyên môn trực tiếp cho hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

Bốn là, chi nghiên cứu khoa học và công nghệ thường xuyên theo chức năng của đơn vị;

Năm là, chi đào tạo tập huấn thường xuyên, nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức trong đơn vị;

Sáu là, chi thuê mướn: chi thuê phương tiện vận chuyển, thuê nhà, đất, thiết bị các loại, thuê chuyên gia trong và ngoài nước, thuê lao động, thuê mướn khác;

Bảy là, chi mua sắm sửa chữa thường xuyên: chi mua sắm dụng cụ thay thế, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định phục vụ công tác chyuên môn và duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng;

Tám là, chi hợp tác quốc tế: đoàn ra, đoàn vào;

Chín là, chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành; chương trình mục tiêu quốc gia; chi thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước; chi vốn đối ứng thực hiện các dự án nước ngoài theo quy định;

Mười là, chi đầu tư phát triển gồm: chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định, chi thực hiện các dự án đầu tư theo quy định;

Mười một là, chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.

Trung tâm đã xây dựng cho mình quy chế chi tiêu nội bộ, phù hợp với Quy chế tài chính của Tổng công ty và phù hợp với đặc điểm của bản thân đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng hết sức khoa học, tại mỗi khoản mục chi đều có nội dung chi (được phép chi trong trường hợp nào), các chứng từ được thanh toán, đồng thời nêu rõ quy trình thanh toán. Điều này đảm bảo tính chính xác của các khoản chi, đảm bảo thanh toán kịp thời và chính xác cho các hoạt động của đơn vị. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, kiểm soát đối với công tác tài chính của đơn vị.

Qua quá trình hoạt động, Trung tâm đã thu được những thành tựu lớn trong việc đa dạng hóa các nguồn thu, trong đó đẩy nhanh nguồn thu từ hoạt động có thu của đơn vị, góp phần vào sự phát triển chung của Tổng công ty Bưu chính viễn thông và của cả đất nước. Bên cạnh đó Trung tâm cũng đã sử dụng những nguồn thu hết sức hợp lý và tiết kiệm, đồng thời có hoạt động thanh tra, kiểm soát đều đặn theo tháng nên tránh được những sai sót về mặt tài chính.

Tuy nhiên, trong công tác quản lý tài chính của Trung tâm cũng còn nhiều hạn chế như: việc sử dụng nguồn kinh phí đôi khi còn lãng phí, các dịch vụ chưa tương xứng với tiềm lực phát triển của Trung tâm, chế độ đãi ngộ cho người lao động còn hạn chế,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trung tâm hỗ trợ đầu tư và phát triển khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)