Kinh nghiệm quản lý tài chính của Cục Hậu cần Bộ Tổng Tham mưu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại lữ đoàn 164 quân đoàn 2 (Trang 42 - 43)

Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về quản lý tài chính ở đơn vị dự toán quân đội, công tác tổ chức, quản lý tài chính ở một số đơn vị tương đồng, có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:

Một là, tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác quản lý tài chính, nâng cao năng lực quản lý và điều hành ngân sách của người chỉ huy đơn vị.

Hai là, để quản lý tài chính ở các đơn vị dự toán quân đội được tốt thì phải coi trọng cải cách cơ chế quản lý tài chính - ngân sách cho phù hợp với nhiệm vụ, điều kiện thực tế của đơn vị; tập trung sử dụng có hiệu quả công cụ quản lý

tài chính để khai thác có hiệu quả nguồn thu từ làm kinh tế kết hợp, huy động mọi nguồn lực cho thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh và phát triển quân đội theo hướng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.

Ba là, chú trọng công tác phân tích, dự báo tình hình kinh tế - chính trị phục vụ cho việc hoạch định chính sách chi tiêu cho các nhiệm vụ trọng yếu nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ cho an ninh quốc phòng một cách toàn diện và vững chắc. Trên cơ sở đó ban hành những tiêu chuẩn định mức và các chế độ cho các khoản chi được hợp lý và khoa học.

Bốn là, các đơn vị cấp trên đều thống nhất chỉ đạo và phân cấp quản lý tài chính cho các đơn vị cấp dưới trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho cấp dưới phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo các quy định của pháp luật, thực hiện quản lý tài chính và sử dụng linh hoạt nguồn lực tài chính, cho phép thi hành những biện pháp tài chính cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của từng đơn vị.

Năm là, các đơn vị, các ngành nghiệp vụ đều thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, có hiệu quả trên toàn bộ các khâu của chu trình ngân sách, từ khâu lập, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN.

Sáu là, làm tốt công tác công khai, minh bạch trong quản lý tài chính ở các đơn vị sẽ góp phần giảm thiểu tham nhũng, lãng phí và chi sai mục đích. Nhưng cũng cần nghiên cứu để quy định công khai những nội dung gì, công khai như thế nào để cán bộ, nhân viên được tiếp cận thông tin một cách dễ dàng và hiểu được nội dung các chỉ số công khai mang tính minh bạch.

Bảy là, thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình nhận và sử dụng kinh phí tại mỗi đơn vị được cấp có hệ thống sao cho mỗi khoản chi tiêu kinh phí đảm bảo theo đúng dự toán, đúng định mức, tiêu chuẩn, đúng chế độ và thủ tục chi tiêu theo quy định hiện hành.

Tám là, học tập được kinh nghiệm của đơn vị khác là rất quý báu, tuy nhiên, do nhiệm vụ chính trị đặc thù và điều kiện cụ thể của mỗi đơn vị trong mỗi giai đoạn là khác nhau nên việc vận dụng kinh nghiệm của các đơn vị khác phải sáng tạo, hợp lý, linh hoạt, tránh dập khuôn, máy móc (Phạm Thị Hồng Liên, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại lữ đoàn 164 quân đoàn 2 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)