Những năm trước đây, khi chưa thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, hệ thống quản lý tài chính gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí hoạt động do NSNN cấp hạn hẹp, chỉ đủ để đảm bảo hoạt động tối thiểu. Cơ sở vật chất thiếu thốn, trang thiết bị lạc hậu, nghiệp vụ tại Lữ đoàn yêu cầu ứng dụng CNTT nhưng không có kinh phí để đầu tư, đời sống CBCC gặp nhiều khó khăn nên chưa yên tâm công tác.
Hộp 4.1. Đánh giá về việc sử dụng kinh phí trong đơn vị
“Quá trình chấp hành ngân sách, chi tiêu kinh phí nghiệp vụ ở một số đơn vị trực thuộc vẫn còn hiện tượng lấy kinh phí (ngân sách) của mục này chi cho nội dung thuộc mục chi khác như: Lấy kinh phí nghiên cứu khoa học mua thiết bị máy tính, bảo quản sửa chữa công trình phổ thông mua thiết bị văn phòng; Kinh phí nghiệp vụ ngành chi cho các cuộc họp; Kinh phí mua sắm tài sản dùng trong công tác huấn luyện chiến đấu mua văn phòng phẩm, kinh phí thanh toán tiền điện sang sửa chữa điện, doanh cụ phục vụ công tác chuyên môn, v.v...”
Nguồn: Kết quả điều tra và nghiên cứu của tác giả (2018) Thực hiện quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, Quân đoàn đã phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm bằng việc áp dụng nhiều biện pháp tiết kiệm trong chi hành chính, điều hành tiết kiệm nguồn kinh phí hoạt động chuyên môn đặc thù để đảm bảo tập trung nguồn lực nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, đồng thời dành một phần kinh phí đáng kể để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chuyên môn. Cụ thể:
Đầu tư mua sắm tài sản: Cùng với cơ chế tài chính theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí quản lý hành chính và tinh thần của Luật thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí; Quân đoàn 2 thực hiện mua sắm, trang bị tài sản trên cơ sở các quy định của Nhà nước phù hợp với yêu cầu và hoạt động đặc thù của ngành trong từng thời kỳ, đảm bảo điều kiện làm việc, đạt hiệu quả cao: Tăng cường thiết bị đảm bảo công tác bảo quản hàng hóa; Tăng cường trang thiết bị văn phòng, máy phát điện, phương tiện phòng cháy chữa cháy, tài sản thiết yếu khác; Ngoài ra, Lữ đoàn 164 đã chú trọng việc bố trí nguồn kinh phí cho việc bảo quản, bảo dưỡng các tài sản hiện có, xây dựng quy trình quản lý, sử dụng tài sản và khai thác tài sản đảm bảo an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng sử dụng, tuổi thọ của tài sản. Hàng năm các tài sản đều được sửa chữa, bảo dưỡng đúng định kỳ.
Đầu tư và nâng cao được chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC: Quân đoàn 2 đã căn cứ vào mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC để xây dựng và thực hiện kế hoạch, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước, CNTT cho CBCC trong toàn hệ thống.
Cùng với việc mở rộng các đối tượng được bồi dưỡng, đào tạo thì công tác đào tạo bồi dưỡng ngày càng đạt hiệu quả. Các lớp học, khóa học được tổ chức phù hợp với từng chuyên đề, lĩnh vực chuyên môn, đào tạo trực tiếp đến đội ngũ cán bộ làm nghiệp vụ từ cấp cơ sở góp phần trang bị có hệ thống và mở mang những kiến thức mới giúp cán bộ hiểu sâu hơn, kỹ hơn về chuyên môn nghiệp vụ từ đó nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình. Công tác tổ chức lớp học có khoa học, hợp lý về quy mô và địa điểm kết hợp với sự lựa chọn đối tác phù hợp đã tiết kiệm được chi phí, thời gian rất lớn.