Kinh nghiệm quản lý tài chính của Học viện Khoa học quân sự Tổng cục II

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại lữ đoàn 164 quân đoàn 2 (Trang 45)

Tổng cục II

Trong quản lý tài chính Học viện Khoa học Quân sự - Tổng cục II thực hiện theo Luật NSNN năm 2002 (sửa đổi); Nghị định số 10/2004/NĐ-CP ngày 17/01/2004 của Chính phủ về việc ban hành quy định về quản lý sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; Thông tư liên tịch số 23/2004/TTLT-BTC-BQP ngày 26/3/2004 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Quốc phòng; Hướng dẫn lập, chấp hành, quyết toán NSNN và quản lý tài sản Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng; Điều lệ Công tác tài chính QĐNDVN và các văn bản hướng dẫn có liên quan của Cục Tài chính/BQP; Quy chế 499/QUTW ngày 23/11/2011 của Quân ủy Trung ương, lãnh đạo công tác tài chính của các cấp ủy Đảng trong quân đội; Các Chỉ thị, Thông tư của Bộ Quốc phòng, Hướng dẫn nghiệp vụ của Phòng Tài chính Tổng cục II.

Học viện Khoa học Quân sự - Tổng cục II đã thực hiện tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng ủy Học viện trong công tác quản lý tài chính, nâng cao năng lực quản lý và điều hành ngân sách của người chỉ huy. Xuất phát từ nguyên tắc: Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội. Sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy đảng đối với công tác tài chính còn xuất phát từ chính quá trình hoạt động tài chính, nó đảm bảo cho công tác tài chính của Học viện hoạt động đúng đường lối chính sách và có hiệu quả, phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong xây dựng và phát triển quân đội. Bên cạnh sự lãnh đạo của Đảng và vai trò tham mưu giúp việc của cơ quan tài chính, cá nhân người chỉ huy là người chịu

trách nhiệm cuối cùng và chủ yếu về các Quyết định liên quan đến quản lý tài chính của Học viện. Việc gắn trách nhiệm cao nhất cho người chỉ huy buộc người chỉ huy phải không ngừng học tập về mọi mặt liên quan đến quản lý và điều hành công tác tài chính, khi ra các Quyết định phải phù hợp với nguyên tắc, kỷ luật tài chính, thực hiện tốt quy chế dân chủ, tận dụng sự tham mưu của cơ quan tài chính, tranh thủ sự đồng thuận, phối kết hợp giữa cơ quan tài chính và các phòng, ban nghiệp vụ có liên quan đến chi tiêu sử dụng kinh phí.

Đối với công tác quản lý tài chính từ nguồn ngân sách Học viện căn cứ vào điều kiện cụ thể, yêu cầu quản lý đặc thù của đơn vị nghiên cứu hoàn thiện đổi mới một số cơ chế sao cho mỗi cơ chế quản lý đó có thể phát huy tốt nhất vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của mình trong quản lý ngân sách. Học viện chú trọng đến khâu xác định cơ cấu chi; nội dung và thứ tự ưu tiên bố trí kinh phí cho các nhiệm vụ trọng tâm trong năm. Hoàn thiện một bước cơ chế phối hợp giữa cơ quan tài chính và các cơ quan quản lý nhân sự (cơ quan quân lực, cán bộ) trong nắm bắt yếu tố quân số (nhập ngũ, xuất ngũ, tăng giảm nội bộ, nghỉ hưu...) để thực hiện tốt khâu lập kế hoạch ngân sách.

Đảng ủy, Chỉ huy các cấp thường xuyên chỉ đạo các đơn vị, các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kịp thời uốn nắn và xử lý nghiêm túc những trường hợp chi sai, vượt chế độ, định mức đã quy định. Chi tiêu sử dụng ngân sách đáp ứng kịp thời, tương đối sát với dự toán được giao. Tiếp tục thực hiện phân cấp ngân sách xuống các đơn vị, bộ phận để các đơn vị chủ động quản lý và sử dụng ngân sách.

Trong quản lý hoạt động có thu Học viện đã tiến hành mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng hóa các loại hình đào tạo như bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, đào tạo hệ dân sự nhằm khai thác hiệu quả nguồn thu, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giảng viên, học viên trong Học viện.

Tuy nhiên công tác quản lý tài chính của Học viện Khoa học Quân sự - Tổng cục II cũng gặp phải những khó khăn, hạn chế đó là: về cán bộ quản lý tài chính như khối phòng ban, khối hệ còn hạn chế về trình độ quản lý tài chính; Hiệu quả sử dụng các phương pháp, công cụ tài chính - ngân sách ở đơn vị chưa cao biểu hiện ở chỗ phương pháp lập DTNS chưa khoa học nhất là xác định định mức chi ngân sách cho từng loại kinh phí dẫn đến chất lượng chi tiêu nhiều loại, khoản kinh phí thấp so với cấp trên phân bổ. Định mức chi ngân sách chưa được

điều chỉnh cho phù hợp với biến động của thị trường dẫn đến việc bổ sung ngoài dự toán vẫn còn. Chế độ công khai tài chính, dân chủ kinh tế còn máng tính hình thức (Trần Trường Giang, 2014).

2.2.4. Bài học rút ra cho Lữ đoàn 164 - Quân đoàn 2 trong quản lý tài chính

Những kết quả đạt được

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng ủy Lữ đoàn trong công tác quản lý tài chính, nâng cao năng lực quản lý và điều hành ngân sách của người chỉ huy. Xuất phát từ nguyên tắc: Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội. Sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy đảng đối với công tác tài chính còn xuất phát từ quá trình hoạt động tài chính, nó đảm bảo cho công tác tài chính của Lữ đoàn đúng đường lối, chính sách và có hiệu quả, phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong xây dựng và phát triển quân đội.

Những năm qua, thực hiện cơ chế quản lý tài chính trong Quân đội, Lữ đoàn đã bám sát, cụ thể hóa cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về uản lý tài chính trong quân đội tương đối đồng bộ và phù hợp với đặc thù quốc phòng, tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị huy động được các nguồn lực tài chính, thực hiện quản lý sử dụng chặt chẽ, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ từng thời kỳ. Nội dung của quản cơ chế quản lý tài chính quân đội đã bao quát từng khâu của chu trình ngân sách, bao gồn công tác lập, phân bổ dự toán, cấp phát và thanh, quyết toán ngân sách, tạo điều kiện cho đơn vị triển khai thực hiện đồng bộ và thuận lợi.

Công tác chỉ đạo, điều hành NS tiến hành chặt chẽ, linh hoạt, đúng quy định của pháp luật, phù hợp với đặc thù, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của từng đơn vị. Chất lượng xây dựng dự toán và phân bổ DTNS muốn nâng cao là có sự tham gia của lãnh đạo, chỉ huy cũng như các ngành, đơn vị trong toàn Lữ đoàn.

Công tác quản lý tài chính, tài sản công, thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí, tham nhũng được đẩy mạnh. Hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và hiệu quả sử dụng ngân sách từng bước được nâng lên.

Thực hiện tốt chức năng tham mưu và quản lý nhà nước về công tác tài chính, chủ động cân đối toàn diện, bảo đảm kịp thời tài chính cho các nhiệm vụ thường xuyên cũng như đột xuất; phân bổ dự toán ngân sách có cơ cấu hợp lý, tập trung, đúng thứ tự ưu tiên.

chặt chẽ, quyết liệt. Do vậy, việc sử dụng kinh phí, tiền vốn tại đơn vị cơ bản đúng hướng, đúng luật, có hiệu quả, đúng nội dung, nhiệm vụ ngân sách được giao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thường xuyên cũng như đột xuất.

Cần tăng cường khoán chi và trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí và các sản phẩm dịch vụ cho đơn vị sử dụng ngân sách, thực hiện rà soát đánh giá nghiêm túc kết quả thực hiện; Từng bước nghiên cứu việc áp dụng thí điểm phương thức quản lý ngân sách dựa trên hiệu quả chi ngân sách ở các đơn vị, các ngành.

Quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra và theo kế hoạch chi tiêu là phương thức mới đang được áp dụng trong các Lữ đoàn khác trong Quân đoàn 2. Thực tế này xuất phát từ yêu cầu tăng cường công tác quản lý và đỏi hòi ngân sách phải được sử dụng hiệu quả, minh bạch và công khai.

Tránh phương thức quản lý ngân sách truyền thống dựa trên yếu tố đầu vào, không đầu tư dàn trải và sử dụng kém hiệu quả.

Hạn chế và nguyên nhân bất cập

Tuy nhiên, quản lý tài chính tại Lữ đoàn còn gặp những khó khăn, hạn chế đó là cán bộ quản lý tài chính như khối phòng, ban, ngành còn hạn chế về trình độ chuyên môn (cán bộ phụ trách công tác tài chính là kiêm nhiệm) không đồng đều, nhiều đồng chi chưa tích cực học tập, nghiên cứu, dẫn đến việc tham mưu, đề xuất cho cấp ủy, chỉ huy đơn vị còn nhiều hạn chế. Hiệu quả sử dụng các phương pháp, công cụ tài chính - ngân sách ở đơn vị chưa cao, biểu hiện ở chỗ phương thức lập dự toán ngân sách chưa khoa học nhất là xác định mức chi cho từng loại kinh phí dẫn đến chất lượng chi tiêu nhiều loại, khoản kinh phí thấp so với cấp trên phân bổ. Chế độ công khai tài chính, dân chủ còn mang tính hình thức.

Hệ thống định mức, tiêu chí làm cơ sở lập DTNS chưa đầy đủ, chưa xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan trong việc cung cấp thông tin cần thiết để lập DTNS, dẫn đến nhiều nội dung của DTNS được lập theo định tính, chưa bao quát hết nhiệm vụ; Chưa có quy định cụ thể về tực hiện khoán chi đối với một số nội dung chi.

Hệ thống định mức, tiêu chí làm cơ sở phân bổ DTNS theo tiêu chí của từng lĩnh vực hoặc đặc thù của từng ngành, đơn vị còn thiếu, lạc hậu hoặc chưa đầy đủ.

Chưa thực hiện nghiêm việc cấp phát, thanh toán, kiểm soát chi qua KBNN. Nguyên nhân: Luật NSNN năm 2015 có hiệu lực từ năm 2017 có nhiều nội

dung thay đổi. Tuy nhiên do mô hình tổ chức và quản lý trong Quân đội có sự khác biệt khá nhiều so với Nhà nước, nên cần có thời gian nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý tài chính cho phù hợp với đặc thù của Quân đội.

Việc quán triệt Nghị quyết, Quy chế của Thường vụ QUTW về công tác tài chính quân đội ở một số đơn vị chưa sâu sắc; nhận thức trách nhiệm của cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy ở một số đơn vị về thực hiện quy chế lãnh đạo công tác tài chính có thời điểm chưa được coi trọng.

Cơ chế quản lý tài chính hiện nay được duy trì nhiều năm, đã đi vào tiềm thức của nhiều thế hệ trong đơn vị, dẫn đến tâm lý ngại thay đổi, chưa quyết liệt trong đổi mới cơ chế quản lý tài chính.

Phương hướng thời gian tới trong triển khai cơ chế quản lý tài chính mới

Xây dựng định mức làm sơ sở lập và phân bổ DTNS.

Tăng cường trách nhiệm của người chỉ huy các cấp (Chỉ Tài khoản). Quy định mối quan hệ giữa cơ quan tài chính với các ngành nghiệp vụ. Thực hiện nghiêm Đề án đổi mới cơ chế quản lý quản lý tài chính quân đội theo Luật NSNN năm 2015, giai đoạn 2018 – 2025 và những năm tiếp theo (Bộ Quốc phòng, 2018a).

Thực hiện nghiêm các Chế độ kế toán ban hành áp dụng cho đơn vị dự toán, sự nghiệp trong Bộ Quốc phòng (Bộ Quốc phòng, 2018b).

Lập nhu cầu ngân sách năm để làm căn cứ xác định số kiểm tra. Lập dự toán ngân sách sau khi được thông báo số kiểm tra.

Căn cứ tình hình thực tế khi triển khai thực hiện nhiệm vụ, trường hợp cấp thiết, các cơ quan đơn vị được đề xuất, báo cáo lên đơn vị cấp trên để xem xét, quyết định điều chỉnh DTNS giữa các ngành của đơn vị.

Tăng cường kiểm soát chi các khoản kinh phí qua KBNN.

Việc mua sắm tập trung chỉ thực hiện đối với các mặt hàng đặc thù, đơn vị cấp dưới không tạo được nguồn, hàng luân phiên dự trữ SSCĐ phải dự trữ.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. KHÁI QUÁT VỀ LỮ ĐOÀN 164 - QUÂN ĐOÀN 2 3.1.1. Sự hình thành và phát triển

Lữ đoàn 164 - Đoàn Pháo binh Bến Hải (tiền thân là Trung đoàn pháo binh 86) của Quân đoàn chủ lực về huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng nền nếp chính quy, được thành lập ngày 25 tháng 10 năm 1954 tại Trại Cờ, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Được thành lập trên quê hương quan họ, xây dựng trên đất Vua Hùng, tôi luyện, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hoàn thành nhiệm vụ quốc tế tại Lào và Cam-pu-chia, truyền thống Lữ đoàn gắn liền với những mốc son lịch sử.

Điển hình đại diện cho pháo binh miền Bắc xã hội chủ nghĩa đánh trả, trừng trị pháo binh địch ở bờ nam sông Bến Hải, tập kích hỏa lực trút “bão lửa” xuống cắn cứ Dốc Miếu, Cồn Tiên, giội “sấm sét” xuống căn cứ Gio An của địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh và tiêu diệt hàng nghìn tên Mỹ, Ngụy.

Chi viện cho các đơn vị tiêu diệt lớn quân địch trên mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị, Tổng tiến công và nội dậy Tết Mậu Thân 1968, chiến trường Trị - Thiên. Từ Trung đoàn Pháo binh cơ động của mặt trận B5 phát triển thành Lữ đoàn Pháo binh chiến dịch trong đội hình Binh đoàn Hương Giang (Quân đoàn 2) tham gia tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, cùng với các đơn vị trong Binh đoàn truy đuổi địch dọc duyên hải miền Trung, góp phần giải phóng Huế, Đà Nẵng, Phan Rang, Phan Thiết…

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Lữ đoàn vinh dự được nổ súng mở màn cho cuộc tổng công kích vào nội đô Sài Gòn, tập kích hỏa lực vào sân bay Tân Sơn Nhất cắt đứt đường tháo chạy cuối cùng bằng đường không của Mỹ, Ngụy, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; lập công xuất sắc trong chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc, hoàn thành nhiệm vụ quốc tế tại Lào, Cam-pu-chia và hàng trăm trận chiến đấu khác.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ Lữ đoàn trở về đóng quân tại đất mẹ đã sinh ra, để tiếp tục kế thừa truyền thống tốt đẹp, xây dựng Lữ đoàn ngày càng tiến bộ, trưởng thành, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Dù bất cứ ở đâu, làm bất cứ nhiệm vụ nào Lữ đoàn đều hoàn thành xuất sắc.

Trải qua chặng đường hơn 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lớp lớp cán bộ, chiến sỹ của Lữ đoàn đã xây đắp nên truyền thống “Kiên cường - Tự lực - Đánh giỏi - Bắn trúng”.

Vinh dự và tự hào, ngày 20 tháng 12 năm 1972, Lữ đoàn 164 được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Bác Hồ tặng cờ “Đơn vị học tập khá nhất” năm 1955;

Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích chống hạn ở Đa Phúc – Vĩnh Yên (1955-1957); Năm 1964 Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; Năm 1967 Bác Hồ tặng cờ “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”;

Đảng, Chính phủ tặng Huân chương chiến công hạng Ba năm 1979 - hoàn thành nhiệm vụ quốc tế; Hội đồng Nhà nước tặng huân chương chiến công hạng Nhì năm 1986 - tham gia chống lũ lụt, bão; Đảng, Nhà nước tặng Huân chương Chiến công hạng Nhì (1999-2003) và nhiều phần thưởng cao quý, cờ thưởng các loại, Bằng khen của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2, Ủy ban nhân dân các tỉnh; Đặc biệt, năm 2014 nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Lữ đoàn, một lần nữa Lữ đoàn lại vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất “Vì đã có thành tích xuất sắc trong huấn luyện, phục vụ chiến đấu, xây dựng Quân đội nhân dân, củng cố quốc phòng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại lữ đoàn 164 quân đoàn 2 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)