Chấp hành ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại lữ đoàn 164 quân đoàn 2 (Trang 62 - 73)

4.1.2.1. Công khai, phân bổ và giao dự toán ngân sách

164, Ban Tài chính tính toán, cân đối khả năng bảo đảm tài chính, lên phương án phân bổ NS báo cáo Đảng ủy và Chỉ huy Lữ đoàn; chuẩn bị mọi yếu tố và tổ chức hội nghị công khai ngân sách và giao chỉ tiêu cho các ngành, các đơn vị theo quy định. Số liệu phân bổ NS năm được tổng hợp báo cáo Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2.

Phân bổ và giao dự toán ngân sách

Qua thực tế công tác công khai và giao chỉ tiêu NS của Lữ đoàn cho thấy, nội dung công khai đúng với quy định trong Thông tư số 3378/1999/TT-BQP ngày 13/11/1999, Thông tư số 156/2005/TT-BQP ngày 11/10/2005 của BQP hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính ở đơn vị DTQĐ, thời gian giao DTNS cho các đơn vị trực thuộc theo đúng thời gian quy định. Dựa trên những căn cứ trên, việc phân bổ ngân sách trong những năm vừa qua ở Lữ đoàn 164 - Quân đoàn 2 đã đảm bảo chất lượng, cụ thể là đã thực hiện đúng các quy định của cơ quan tài chính cấp trên, bảo đảm cho DTNS của các đơn vị có tính khả thi cao. Trong điều kiện các cơ quan đơn vị có chi tiêu NSNN phải thực hiện nghiêm Luật NSNN, việc thực hiện tốt phân bổ DTNS ở Lữ đoàn 164 bảo đảm quá trình phân phối NS được minh bạch, rõ ràng, công khai và bình đẳng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ giữa các đơn vị, cá nhân được thụ hưởng ngân sách (Bộ Quốc phòng, 1999, 2005).

Tỷ lệ phân bổ ngân sách cho các đơn vị đạt cao (các năm 2015, 2016, 2017 KPNV đạt trên 90%), việc phân bổ đã đúng trọng tâm, trọng điểm và được tiến hành đúng trình tự thủ tục, coi trọng nhiệm vụ trọng tâm.

Để có đánh giá chính xác hơn, có thể xem xét cụ thể trên hai mặt: Đối với kinh phí tiền lương, phụ cấp, tiền ăn:

Chỉ tiêu Quân đoàn thông báo so với DTNS đơn vị lập và số thực hiện so với DTNS trong 3 năm 2015 – 2017 đều có sự chênh lệch không đáng kể (chênh lệch chưa đến 1%).

Đối với kinh phí nghiệp vụ:

Chỉ tiêu Quân đoàn thông báo năm 2015 thấp hơn DTNS đơn vị lập 3,18%; trong khi đó năm 2016 lại vượt 7,93% và năm 2017 vượt 1,59%.

Số thực hiện cả 3 năm 2015 – 2017 đều vượt so với DTNS đơn vị lập: năm 2015 vượt 6,93%; năm 2016 vượt 9,36%; năm 2017 lại khá sát, cao hơn 1,61%. Điều này chứng tỏ đơn vị lập DTNS chưa sát với nhu cầu thực tiễn của đơn vị.

Bảng 4.4. Tình hình thực hiện kinh phí phúc lợi tập thể, công tác phí giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: triệu đồng Nội dung DTNS đơn vị lập DTNS trên giao Thực hiện Vượt ngân sách Tỷ lệ vượt ngân sách (%) Năm 2015 Phúc lợi tập thể 820,5 817,9 854,6 36,7 4,49 Công tác phí 242,0 240,0 281,2 41,2 17,17 Năm 2016 Phúc lợi tập thể 1.370,0 1.361,8 1.412,5 50,7 3,72 Công tác phí 465,6 460,1 522,3 62,2 13,52 Năm 2017 Phúc lợi tập thể 1.350,0 1.328,2 1.381,1 52,9 3,98 Công tác phí 245,8 230,0 251,2 21,2 9,22 Nguồn: Lữ đoàn 164 (2017) Về NSNN giao:

Số thực hiện so với DTNS đơn vị lập cả 3 năm đều có sự chênh lệch khá lớn: Nếu như năm 2015 thấp hơn 6,24%, năm 2016 thấp hơn 5,25% thì năm 2017 lại cao hơn 18,57%. Điều này chứng tỏ đơn vị lập DTNS chưa sát với thực tiễn nhu cầu của đơn vị.

Đối với hoạt động tài chính có thu: kế hoạch đơn vị lập thường thấp hơn thực tế khai thác tiềm năng (bình quân khoảng 3%).

Chất lượng DTNS được lập trong giai đoạn 2015 - 2017 tuy có được nâng lên, song vẫn còn những mặt hạn chế nhất định. Trong đó, là việc chưa tuân thủ qui trình lập DTNS, Ban Tài chính Lữ đoàn chưa xét duyệt DTNS cho các ngành, đơn vị trực thuộc, số liệu DTNS của Lữ đoàn chưa phải là số liệu được tổng hợp từ toàn bộ DTNS của các đơn vị, chưa có bước bảo vệ DTNS. DTNS được lập của các đơn vị chưa hợp lý với khả năng tài chính của trên. Nhận thức công tác lập DTNS năm, một số đơn vị, ngành, người làm công tác tài chính còn nhận thức chưa đầy đủ về vai trò quan trọng của lập DTNS nên DTNS được lập ra chưa đáp ứng được các yêu cầu chi tiêu của đơn vị, chưa sát với khả năng tài chính của trên. Mặc khác, việc đôn đốc, giám sát các khâu lập DTNS của các đơn vị, cơ quan chưa được kịp thời, chặt chẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng DTNS của Lữ đoàn.

Bảng 4.5. So sánh quân số thực hiện với quân số dự toán giai đoạn 2015 - 2017 Đơn vị tính: Người Năm Quân số 2015 2016 2017 Q.số

dự toán Q.số thực hiện So sánh (%) dự toán Q.số thực hiện Q.số So sánh (%) Q.số dự toán thực hiện Q.số So sánh (%)

121 117 96,69 124 112 90,32 110 103 93,64 179 179 100,00 183 179 97,81 182 175 96,15 173 192 110,98 231 217 93,94 220 207 94,09 473 488 103,17 538 508 94,42 512 485 94,73 Nguồn: Lữ đoàn 164 (2017) 53 download by : skknchat@gmail.com

Tuy nhiên, nguyên nhân kế hoạch quân số ảnh hưởng lớn đến chất lượng xây dựng DTNS sử dụng. Khảo sát số liệu quân số kế hoạch và quân số thực hiện trong 3 năm (2015-2017) cho thấy có sự chênh lệch khá lớn qua Bảng 4.5 dưới dây.

Qua số liệu ở Bảng 4.5 cho thấy:

Quân số thực hiện thường có sự chênh lệch so với quân số dự toán (năm 2015 cao hơn 3,17%; năm 2016 thấp hơn 5,58%, còn năm 2017 thấp hơn 5,27%). Nếu xét từng đối tượng, sự chênh lệch giữa quân số thực hiện và quân số kế hoạch là khá lớn, nhất là đối tượng SQ và HSQBS (HSQBS chênh lệch từ 5,91% - 10,98%).

Nguyên nhân chủ yếu là do đơn vị chưa dự kiến sát kế hoạch và nhu cầu chuyển chế độ và tuyển quân, quân số tập huấn, hội thao, hội thi phát sinh không dự báo trước. Việc phối hợp công tác quân số giữa cơ quan tài chính, cán bộ, quân lực có năm chưa chặt chẽ, kịp thời, ảnh hưởng tới chất lượng kế hoạch quân số và xác định nhu cầu chi kinh phí.

Hàng năm, Lữ đoàn được Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 phân bổ NSNN giao để thực hiện các nhiệm vụ như: mua BHYT cho các đối tượng chính sách; chi tìm kiếm cứu hộ - cứu nạn; chi huấn luyện cứu hộ - cứu nạn; chi công tác nghĩa trang và liệt sỹ… . Tuy nhiên, số thực hiện ở Lữ đoàn thường có sự chênh lệch lớn so với số chỉ tiêu được giao.

Một số chỉ tiêu ngân sách được lập nhưng trên xét duyệt phân bổ chưa sát với đặc điểm tình hình dẫn đến việc chi vượt DTNS được duyệt. Tỷ lệ phân bổ NS trong giai đoạn 2015-2017 của Lữ đoàn được thể hiện trên Bảng sau:

Qua số liệu bảng 4.6 cho thấy:

Các khoản kinh phí lương, phụ cấp, tiền ăn được phân bổ triệt để cho các đơn vị. Đây là các khoản chi thanh toán trực tiếp cho cá nhân, việc thanh toán các khoản kinh phí này chủ yếu do các đơn vị cấp dưới, các bếp ăn tập trung thực hiện dựa trên thang bậc lương và các quy định về các chế độ tiêu chuẩn được hưởng của từng đối tượng. Riêng khoản hỗ trợ giải quyết việc làm thực hiện phân cấp cho các đơn vị khoảng 80%, số còn lại Ban Tài chính sẽ căn cứ vào tình hình thực tế quân số ra quân, xuất ngũ của các đơn vị để cấp, bổ sung các đợt trong năm.

Bảng 4.6. Phân bổ dự toán ngân sách của Lữ đoàn 164 giai đoạn 2015 – 2017

Mục Nội dung Năm 2015

(triệu đồng) Năm 2016 (triệu đồng) Năm 2017 (triệu đồng) So sánh (%) BQ 16/15 17/16

I. Kinh phí lương, phụ câp, trợ câp, tiền ăn

6000 Tiền lương 16.651 16.410 17.373 98,55 105,87 102,15

6100 Phụ câp lương 13.485 13.864 13.637 102,81 98,36 100,56

6400 Các khoản thanh toán khác cho cá nhân 11.846 11.621 11.852 98,10 101,99 100,03

8000 Chi hỗ trợ giải quyết việc làm 2.556 1.287 1.676 50,35 130,23 80,98

II. Kinh phí nghiệp vụ

6200 Tiền thưởng 221 251 247 113,57 98,41 105,72

6250 Phúc lợi tập thể 817,9 1.361,8 1.328,2 166,50 97,53 127,43

6300 Các khoản đóng góp 5.048 5.491 5.546 108,78 101,00 104,82

6500 Thánh toán dịch vụ công cộng 284 574 699 202,11 121,78 156,88

6550 Vật tư văn phòng 2 4 5 200,00 125,00 158,11

6600 Thông tin, tuyên truyền, liên lạc 191 228 367 119,37 160,96 138,62

6700 Công tác phí 240 460,1 230 191,71 49,99 97,89

6750 Chi phí thuê mướn 60 80 90 133,33 112,50 122,47

6900 Sửa chữa TS PVCTC môn và DTBD c.trình 1.284 1.609 1.633 125,31 101,49 112,77

7000 Chi phí NV chuyên môn của từng ngành 761 779 923 102,37 118,49 110,13

7150 Chi về công tác người có công với CM và XH 35 34 31 97,14 91,18 94,11

7750 Chi khác 3.581 3.965 4.315 110,72 108,83 109,77

7850 Chi cho công tác Đảng ở cơ sở và trên cơ sở 301 229 108 76,08 47,16 59,90

9050 Mua sắm TS dùng cho công tác chuyên môn 98 132 141 134,69 106,82 119,95

Nguồn: Lữ đoàn 164 (2017)

55

Các khoản kinh phí nghiệp vụ hành chính: Bao gồm nhiều nội dung chi, liên quan đến nhiều ngành nghiệp vụ, có nhiều tiêu chuẩn định mức và qua trình chi tiêu liên quan đến giá cả, chất lượng hàng hóa dịch vụ. đòi hỏi phải được quản lý chặt chẽ, toàn diện cả phần tiền và phần hiện vật, gắn liền với thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí.

* Lập nhu cầu chi quý

Căn cứ để lập nhu cầu chi quý đối với các đơn vị là kế hoạch quân số, dự toán chi về tiền lương, phụ trợ cấp tiền ăn các loại. Nhu cầu chi hoạt động nghiệp vụ của các ngành đối với các ngành nghiệp vụ, căn cứ lập nhu cầu chi quý dựa trên các kế hoạch công tác quý của ngành và các dự báo chi đột xuất theo yêu cầu nhiệm vụ khác phục vụ công tác chuyên môn của ngành, Ban tài chính Lữ đoàn sau khi nhận DTNS năm, căn cứ vào khả năng tài chính, yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị, các ngành, tổng hợp của bản thân lập kế hoạch chi tiêu kinh phí năm ngân sách gửi về Phòng Tài chính - Quân đoàn 2 theo đúng thời gian trên qui định.

Bảng 4.7. Đánh giá chung của cán bộ về tình hình thực hiện chi tại Lữ đoàn 164 ĐVT: % Chỉ tiêu Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Không có ý kiến

Sử dụng minh bạch nguồn kinh phí 90 0 0 0 0

Sử dụng không lẫn lộn các nguồn

kinh phí 61 11 5 12 1

Sử dụng linh hoạt nguồn kinh phí 16 53 19 2

Sử dụng nguồn kinh phí đúng quy

định và theo như dự toán 34 29 18 2 7

Quản lý chi tiết kiệm 71 12 7 0 0

Quản lý chi đạt hiệu quả 57 23 3 2 5

Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả (2018) Mặc dù công tác lập nhu cầu chi quý trong các năm qua đã được các đơn vị, cơ quan thực hiện nghiêm túc song vẫn còn những mặt hạn chế như: Nhu cầu chi quý 1 năm DTNS còn cao (khoảng 40%) nên còn phải chi dồn, chi ép chủ yếu

dựa vào các yếu tố của năm trước nên tính chính xác chưa cao, nhu cầu chi quý có lúc chưa sát với thực chi, còn phân bổ đều cho các quý, chưa tính toán trên cơ sở khoa học như các kế hoạch công tác quý, năm như kế hoạch ra quân, tuyển quân, đặc điểm địa hình thời tiết của từng vùng, từng địa phương... nhu cầu chi quý cũng bị chi phối bởi việc bổ sung ngân sách cuối năm, đưa nhiệm vụ thực hiện ngân sách dồn vào cuối năm, làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ bảo đảm và chức năng kiểm soát chi của ngành tài chính Lữ đoàn.

4.1.2.2. Cấp phát, thanh toán kinh phí

Căn cứ vào dự toán năm được giao, số kinh phí được Quân đoàn 2 cấp vào tài khoản tiền gửi đơn vị dự toán mở tại KBNN và tiến độ triển khai công việc, Ban Tài chính lập giấy rút DTNS thông qua chủ tài khoản ký duyệt gửi KBNN nơi giao dịch xin rút tiền để chi tiêu.

Trình tự cấp phát thanh toán cho các ngành nghiệp vụ được tiến hành như sau: Khi có nhu cầu chi tiêu, mua sắm cần ứng kinh phí để thực hiện, trên cơ sở kế hoạch chi tiêu trong năm các ngành lập, gửi dự trù chi kinh phí đến cơ quan tài chính. Căn cứ vào chỉ tiêu NS được giao, kế hoạch chi tiêu trong năm của ngành và nhu cầu chi quý đã lập cơ quan tài chính xem xét dự trù chi tiêu, đồng thời hướng dẫn thủ tục nghiệp vụ mà các ngành phải thực hiện, nếu thấy đã đủ cơ sở thì tiến hành cấp ứng kinh phí cho các ngành thực hiện chi tiêu, mua sắm (bằng tiền mặt và bằng chuyển khoản theo hợp đồng kinh tế).

Quá trình chấp hành NS ở Lữ đoàn đã bảo đảm kinh phí kịp thời cho nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, mua sắm, bảo quản, sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật, bảo đảm các chế độ chính sách, đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội. Vừa tập trung bảo đảm tài chính cho nhiệm vụ thường xuyên, vừa bảo đảm kịp thời kinh phí cho các nhiệm vụ đột xuất.

Khi tiến hành mua sắm xong, các ngành nghiệp vụ thực hiện việc tổng hợp, hoàn tất hồ sơ, chứng từ hoá đơn chi tiêu để thanh toán với Ban tài chính. Với các khoản chi thanh toán tạm ứng cũ mới cấp tạm ứng các khoản chi tiếp theo.

Ngoài các khoản chi thuộc chế độ tiêu chuẩn được bảo đảm bằng tiền mặt còn lại các khoản chi khác có tính chất mua sắm, sửa chữa lớn vật tư tài sản... đơn vị thực hiện công tác bảo đảm nghiêm túc theo công văn số 5493/BQP-TC ngày 19/7/2013 của BQP về việc tăng cường quản lý tiền mặt và tài khoản, chi tiêu không dùng tiền mặt trong các đơn vị DTQĐ (Bộ Quốc phòng, 2013b).

túc. Chất lượng quản lý quân số ngày càng được nâng cao, công tác liên thẩm quân số của Lữ đoàn được tiến hành hàng tháng, nên đã kịp thời làm cơ sở cho qua trình bảo đảm NS phục vụ nhiệm vụ.

Quản lý hoạt động có thu từng bước đi vào nề nếp, thực hiện nghiêm Quyết định 3365/2001/QĐ-BQP và 178/2007/QĐ-BQP của BQP về quản lý tài chính đối với các hoạt động có thu trong quân đội. Ban Tài chính đã hướng dẫn cụ thể để các đơn vị thực hiện, cuối năm số liệu báo cáo nộp trên là số liệu được tổng hợp từ các đơn vị cơ sở cộng với số liệu của bản thân Ban Tài chính; Số còn lại được quản lý chặt chẽ bổ sung kinh phí, trích lập quỹ, đưa vào cải thiện đời sống của bộ đội (Bộ Quốc phòng, 2001, 2007).

Quá trình cấp phát ngân sách tại Ban Tài chính cho các đơn vị, ngành nghiệp vụ luôn bảo đảm về mặt thời gian, số lượng. Đối với các khoản chi được bảo đảm bằng DTNS, cuối tháng của quí chi tiêu, Ban Tài chính đã cấp cho quí sau, nên đã làm tăng tính chủ động trong chi tiêu sử dụng NS cho các ngành, đơn vị cấp dưới, góp phần hoàn thành tốt và kịp thời nhiệm vụ huấn luyện, huấn luyện SSCĐ, trực A2, tham gia phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống dịch bệnh các loại trên địa bàn đóng quân. Đi đôi với cấp phát, công tác thanh toán cũng được tiến hành kịp thời, đầy đủ thủ tục, nguyên tắc qui định.

Chức năng kiểm soát chi tuy đã phát huy được hiệu quả, hiệu lực song trong quá trình chi tiêu, thanh quyết toán vẫn còn xảy ra hiện tượng chi chưa sát nội dung NS; hoá đơn, chứng từ tính pháp lý chưa cao... Nhu cầu chi quý của Lữ đoàn lập chưa bao quát nhiệm vụ chính trị - quân sự được giao, công tác lập nhu cầu chi quý chưa được các ngành, đơn vị quan tâm đúng mức, dẫn đến hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại lữ đoàn 164 quân đoàn 2 (Trang 62 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)