Năng lực thực thi quản lý tài chính tại Quân đoàn 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại lữ đoàn 164 quân đoàn 2 (Trang 84 - 86)

4.2.3.1. Năng lực thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ

Việc triển khai xây dựng cụ thể định mức chi tiêu tại các đơn vị của Lữ đoàn 164 trên cơ sở các quy định hiện hành của cơ chế tài chính còn chậm; các biện pháp quản lý chi tiêu hành chính hay tổ chức giao khoán như: điện, nước, điện thoại, xăng dầu…..còn thiếu kiên quyết, còn chậm.

Việc ban hành cơ chế chính sách liên quan trực tiếp đến việc thực hiện tự chủ tài chính đối với hệ thống của Quân đoàn 2 còn thiếu đồng bộ, chậm thay đổi chưa phù hợp với hoạt động đặc thù của Lữ đoàn 164. Do đó, các đơn vị trực thuộc Lữ đoàn 164 thực hiện tự chủ nhưng nhiều cơ chế, chính sách vẫn phải áp dụng các văn bản, chính sách, chế độ như đối với đơn vị chưa thực hiện tự chủ.

Bảng 4.12. Đánh giá của cán bộ về tình hình thực hiện chi tại Lữ đoàn 164

ĐVT: %

Chỉ tiêu Rất tốt Tốt thường Bình Không tốt

Chi đầu tư xây dựng cơ bản 75 12 3 0

Chi đầu tư sửa chữa tài sản cố định 15 57 16 2

Quản lý và thanh lý tài sản 86 1 3 0

Chi đầu tư mua sắm trang thiết bị 51 12 23 4

Chi khen thưởng 84 6 0 0

Các khoản chi khác 71 15 4 0

Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả (2018) Trong giai đoạn 2015 - 2017 ở Lữ đoàn 164, tỷ lệ phân bổ các mục chi thuộc kinh phí nghiệp vụ cho các ngành, đơn vị ngày càng tăng. Tổng hợp chung kinh phí nghiệp vụ phân bổ cho các ngành, đơn vị sau 3 năm từ 2015 đến 2017 tăng 3,5%. Tất cả các khoản chi đều có tỷ lệ phân bổ trên 80% trong đó có 7 khoản chi đạt tỷ lệ từ 90% - 100%. Việc tăng tỷ lệ phân bổ kinh phí cho các đơn vị, ngành nghiệp vụ, giảm dự phòng và trực tiếp chi ở cơ quan tài chính vừa tạo quyền chủ động chi tiêu cho ngành, đơn vị vừa gắn trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan đến chi tiêu sử dụng kinh phí, thông qua đó nâng cao hiệu quả chi tiêu, nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính.

Một số lãnh đạo Lữ đoàn 164 các cấp chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc ứng dụng hiện đại hóa, công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài chính phục vụ quản lý và điều hành tại đơn vị (báo cáo, trao đổi thông tin qua thư điện tử...); việc áp dụng máy móc thiết bị trong công tác nhập, xuất, bảo quản hàng hóa nhất là việc áp dụng máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động nhập xuất hàng hóa (băng tải, cân điện tử...) nhằm giảm thời gian lao động thủ công, giảm sức lao động chân tay, nâng cao lao động trí óc, tăng năng suất và hiệu quả lao động. Từ đó, giảm các chi phí liên quan (chi phí chỉ đạo điều hành trực tiếp, chi công tác phí,...), tiết kiệm tối đa chi phí được giao.

Thu nhập của CBCC còn thấp và chưa ổn định. Mặc dù thu nhập của CBCC đã được điều chỉnh tăng hơn so với mặt bằng lương của các cơ quan HCNN (do có phần tiết kiệm chi từ các định mức phí) song vẫn còn thấp và không đảm bảo tính ổn định (vì còn phụ thuộc rất lớn vào lượng hàng hóa nhập xuất trong năm) so với thu nhập của cán bộ trong hệ thống.

4.3.2.3. Năng lực thực hiện chu trình quản lý tài chính

Công tác nghiên cứu, cụ thể hóa và ban hành các cơ chế chính sách trong công tác quản lý tài chính còn chậm và chưa chủ động. Theo đó, ảnh hưởng đến công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán của các đơn vị dự toán trong hệ thống Lữ đoàn 164. Công tác rà soát và kiểm tra các văn bản hướng dẫn chưa được tiến hành thường xuyên để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế thực hiện nhiệm vụ. Nguyên nhân:

Công tác xây dựng dự toán trong một số đơn vị chưa được Thủ trưởng đơn vị quan tâm, coi trọng đúng mức, chưa thật sự gắn với nhiệm vụ, công việc được giao. Một số đơn vị dự toán còn chưa nắm rõ nguyên tắc của phân cấp là chuyển giao quyền hạn đi đôi với trách nhiệm từ cấp trên xuống cấp dưới nên thiếu chuẩn bị những cơ sở pháp lý và vật chất cho thực hiện nhiệm vụ được phân cấp.

Do dự toán chi hàng năm được xác định trên cơ sở định mức phân bổ chi NSNN và số lượng biên chế được giao của từng đơn vị nên có một số hạn chế nhất định như: Định mức phân bổ kinh phí chưa thực sự gắn với các tiêu chí đảm bảo chất lượng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chưa làm rõ được trách nhiệm giữa kinh phí được giao và mức độ hoàn thành công việc. Định mức phân bổ dự toán chi chưa được điều chỉnh phù hợp với thực tế và tính toán đầy đủ các yếu tố liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác lập dự toán của đơn vị cũng như chất lượng công tác thẩm định, tổng hợp dự toán của đơn vị quản lý cấp trên.

Dự toán được lập chưa sát với thực tế, chưa sát với mức Quân đoàn 2 thẩm định giao còn do việc xác định các chỉ tiêu kế hoạch của đơn vị không chủ động, quá trình thực hiện kế hoạch thường có sự điều chỉnh, hơn nữa, một số công việc chưa có định mức cụ thể dẫn đến tình trạng phải bổ sung dự toán nhiều lần trong năm, gây khó khăn cho công tác quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại lữ đoàn 164 quân đoàn 2 (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)